Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ của các cấp chính quyền địa phương

Các cấp chính quyền địa phương (CQĐP) có trách nhiệm quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính công và tài sản công rất lớn của quốc gia. Mặt khác, trong hệ thống các cơ quan nhà nước, hoạt động của các cấp CQĐP gắn liền với việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước, tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế - Xã hội nên việc quản lý và sử dụng đúng đắn, tiết kiệm, hiệu quả, hiệu lực các nguồn lực tài chính, tài sản công là một yêu cầu bắt buộc, đòi hỏi các cấp CQĐP cần tăng cường hiệu lực của hoạt động kiểm tra, kiểm soát, trong đó, kiểm toán nội bộ (KTNB) là công cụ kiểm tra, kiểm soát độc lập và hiệu quả cần được xây dựng về tổ chức bộ máy để tổ chức hoạt động phục vụ cho quản lý của các cấp CQĐP

pdf6 trang | Chuyên mục: Kiểm Toán Nội Bộ | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 232 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ của các cấp chính quyền địa phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 41Số 119 - tháng 9/2017
2.2. Mô hình và phương án tổ chức bộ máy 
kiểm toán nội bộ của các cấp CQĐP
Tổ chức bộ máy KTNB của các cấp CQĐP có 
thể được thực hiện theo 3 mô hình: i) Mô hình tổ 
chức bộ máy KTNB tập trung; ii) Mô hình tổ chức 
bộ máy KTNB phân tán; iii) Mô hình tổ chức bộ 
máy KTNB kết hợp giữa tập trung và phân tán.
Tại các cấp CQĐP, mặc dù có thể lựa chọn một 
trong số các mô hình tổ chức bộ máy trên, song, do 
đặc điểm về quy mô tổ chức và nhiệm vụ của 2 cấp 
CQĐP cấp huyện và cấp xã chỉ nên lựa chọn theo 
mô hình tổ chức bộ máy KTNB tập trung; nội dung 
cụ thể như sau:
- KTNB của CQĐP cấp huyện. Thành lập cơ 
quan KTNB (cấp phòng), trực thuộc Chủ tịch 
UBND cấp huyện, thực hiện chức năng kiểm toán 
tại tất cả các bộ phận thuộc chính quyền cấp huyện; 
đồng thời, có nhiệm vụ chỉ đạo về chuyên môn, 
nghiệp vụ đối với hoạt động KTNB của CQĐP cấp 
xã và chịu sự chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ của 
cơ quan KTNB của CQĐP cấp tỉnh.
- KTNB của CQĐP cấp xã. Do quy mô trực tiếp 
quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công và 
quy mô bộ máy nhỏ nên theo kinh nghiệm các 
nước, không thành lập bộ phận chuyên trách về 
KTNB mà Chủ tịch UBND cấp xã sẽ chịu trách 
nhiệm về hoạch định kế hoạch và tổ chức thực hiện 
KTNB thông quan tổ chức các đoàn KTNB lâm 
thời (sử dụng các công chức chuyên môn thuộc bộ 
máy CQĐP của cấp mình hoặc thuê ngoài) hoặc 
thuê công ty kiểm toán thực hiện kiểm toán theo 
kế hoạch.
Như vậy, việc lựa chọn mô hình tổ chức bộ máy 
KTNB của các cấp CQĐP chỉ còn lại là sự lựa chọn 
đối với CQĐP cấp tỉnh từ 3 mô hình trên.
Mô hình thứ nhất: Tổ chức bộ máy KTNB tập 
trung. Theo mô hình này, tại CQĐP cấp tỉnh chỉ 
thành lập một cơ quan KTNB (cấp sở), trực thuộc 
Chủ tịch UBND tỉnh, thực hiện chức năng kiểm 
toán tại tất cả các cơ quan thuộc CQĐP cấp tỉnh. 
Tổ chức bộ máy KTNB theo mô hình tập trung 
có ưu điểm là bộ máy tổ chức thống nhất, tương 
đối gọn, xác định rõ chức năng KTNB của mỗi cấp 
chính quyền. Tuy nhiên, CQĐP cấp tỉnh có vai trò 
lớn trong quản lý nhà nước tại địa phương, các 
cơ quan trực thuộc chính quyền cấp tỉnh được tổ 
chức chuyên môn hóa quản lý nhà nước, có đặc 
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN42 Số 119 - tháng 9/2017
thù riêng và cần thực hiện tự chủ cao trong quản lý 
thì việc tổ chức theo mô hình tập trung sẽ hạn chế 
sự chủ động trong công tác KTNB để phục vụ cho 
chức năng quản lý của cơ quan.
Mô hình thứ hai: Tổ chức bộ máy KTNB phân 
tán. Theo mô hình này, tại mỗi cơ quan thuộc 
CQĐP cấp tỉnh, thành lập một bộ phận KTNB 
(không có cơ quan KTNB chung của chính quyền 
cấp tỉnh), thực hiện chức năng KTNB tại cơ quan 
đó; trong đó, tại các cơ quan có quy mô quản lý 
tài chính công, tài sản công lớn (các cơ quan có 
nhiều đơn vị trực thuộc: Sở Giáo dục, Y tế, Nông 
lâm) thì thành lập bộ phận KTNB là đơn vị cấp 
phòng; các cơ quan còn lại, tùy quy mô quản lý, 
có thể hình thành một tổ KTVNB trực thuộc Thủ 
trưởng cơ quan.
Tổ chức bộ máy KTNB theo mô hình phân tán 
có ưu điểm là: Tại các cơ quan thuộc CQĐP cấp 
tỉnh có bộ phận KTNB để chủ động, phục vụ tốt 
cho công tác quản lý của cơ quan. Tuy nhiên, theo 
mô hình này, thiếu cơ quan KTNB của CQĐP cấp 
tỉnh để thực hiện kiểm toán những hoạt động, 
chương trình liên ngành của tỉnh, liên cấp chính 
quyền và thực hiện chỉ đạo chung, tổng hợp về 
KTNB cho chính quyền cấp tỉnh.
Mô hình thứ ba: Tổ chức bộ máy KTNB kết hợp 
giữa tập trung và phân tán. Theo mô hình này, tại 
CQĐP cấp tỉnh, thành lập một cơ quan KTNB; tại 
các cơ quan trực thuộc thành lập bộ phận KTNB 
(cấp phòng hoặc Tổ KTVNB) trực thuộc Thủ 
trưởng cơ quan.
Mô hình thứ ba vừa đáp ứng được yêu cầu đảm 
bảo tính hệ thống trong quản lý và trong tổ chức, 
hoạt động KTNB, vừa đáp ứng được yêu cầu chuyên 
môn hóa phục vụ cho quản lý của các cơ quan và 
của CQĐP cấp tỉnh. Đây là mô hình tổ chức bộ 
máy KTNB phù hợp với điều kiện thực tiễn của các 
cấp CQĐP của Việt Nam hiện nay.
Điều kiện thực tiễn của Việt Nam hiện nay: Tại 
các cấp CQĐP cấp tỉnh và cấp huyện đã và đang 
tồn tại các cơ quan Thanh tra nhà nước (hầu hết 
các nước có nền kiểm toán phát triển không còn 
cơ quan này mà chức năng thanh tra được chuyển 
thành chức năng kiểm toán điều tra trong cơ quan 
KTNB của mỗi cấp chính quyền) thì cần xây dựng 
và lựa chọn các phương án tổ chức bộ máy KTNB 
phù hợp với yêu cầu thực tiễn trong từng giai đoạn 
phát triển, có thể đưa ra 2 phương án cơ bản sau:
Phương án thứ nhất: Thành lập mới cơ quan 
KTNB trên cơ sở có sự điều chỉnh chức năng thanh 
tra của CQĐP cấp tỉnh và cấp huyện; cụ thể: 
- CQĐP cấp tỉnh: i) Thành lập cơ quan KTNB 
độc lập, là đơn vị cấp sở trực thuộc Chủ tịch UBND 
cấp tỉnh, thực hiện chức năng KTNB đối với những 
hoạt động, chương trình liên ngành, liên cấp của 
CQĐP cấp tỉnh và thực hiện chức năng giúp UBND 
cấp tỉnh quản lý về KTNB của cấp mình; ii) Tại các 
cơ quan trực thuộc chính quyền cấp tỉnh, thành lập 
bộ phận KTNB độc lập là đơn vị cấp phòng hoặc tổ 
KTNB (tùy theo quy mô của cơ quan) trực thuộc 
Thủ trưởng cơ quan và chịu sự chỉ đạo chuyên môn 
nghiệp vụ của cơ quan KTNB cấp tỉnh, thực hiện 
chức năng KTNB trong hệ thống tổ chức của cơ 
quan mình.
- CQĐP cấp huyện và xã: i) Thành lập bộ phận 
KTNB độc lập, trực thuộc Chủ tịch UBND cấp 
huyện và chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp 
vụ của cơ quan KTNB cấp tỉnh, thực hiện chức 
năng KTNB thống nhất đối với các bộ phận thuộc 
hệ thống CQĐP cấp huyện; ii) CQĐP cấp xã không 
thành lập bộ phận KTNB mà giao thêm chức năng, 
nhiệm vụ quản lý về KTNB cho Chủ tịch UBND 
cấp xã.
Xây dựng tổ chức bộ máy KTNB theo phương 
án trên có ưu điểm: Tổ chức bộ máy KTNB đảm 
bảo được sự độc lập, tạo khả năng phát huy được 
vai trò của KTNB phục vụ cho hoạt động quản lý 
của các cơ quan, các cấp CQĐP; song, có những 
hạn chế trong thực tiễn là: tăng thêm bộ máy hành 
chính nhà nước của CQĐP cấp tỉnh và huyện; mặt 
khác, khi không xử lý hợp lý phạm vi, nhiệm vụ 
giữa Thanh tra nhà nước và KTNB thì sẽ tăng thêm 
sự chồng chéo, kém hiệu quả của hoạt đông kiểm 
tra, kiểm soát của các cấp CQĐP. 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 43Số 119 - tháng 9/2017
Phương án thứ hai: Hình thành KTNB trên cơ 
sở tổ chức lại hệ thống các cơ quan thanh tra của 
các cấp CQĐP; cụ thể: 
- CQĐP cấp tỉnh: Thành lập cơ quan, bộ phận 
KTNB trên cơ sở tổ chức lại hệ thống thanh tra nhà 
nước và thanh tra chuyên ngành, cụ thể: i) Tổ chức 
lại Thanh tra nhà nước cấp tỉnh. Cơ quan này sẽ 
thực hiện cả chức năng thanh tra và KTNB (đổi tên 
thành cơ quan Thanh tra và KTNB); trong đó, tổ 
chức bộ máy thành 2 phân hệ: Phân hệ KTNB, thực 
hiện chức năng KTNB đối với những hoạt động, 
chương trình liên cơ quan, liên cấp chính quyền 
thực hiện; Phân hệ thanh tra, thực hiện hoạt động 
thanh tra đối với các hoạt động, chương trình có 
tính chất liên cơ quan, liên cấp chính quyền thực 
hiện; ngoài ra, thực hiện chức năng giúp UBND 
cấp tỉnh quản lý về KTNB của cấp mình. ii) Tổ 
chức lại Thanh tra ngành. Tại các bộ phận Thanh 
tra tại các cơ quan nhà nước cấp tỉnh (đã có phòng 
Thanh tra) sẽ thực hiện cả chức năng thanh tra 
ngành và KTNB (đổi tên thành phòng Thanh tra 
và KTNB); trong đó, tổ chức thành 2 bộ phận: Bộ 
phận KTNB, thực hiện chức năng KTNB và kiểm 
toán điều tra (thanh tra hành chính) nội bộ; ii) Bộ 
phận thanh tra ngành thực hiện chức năng thanh 
tra ngành theo quy định.
- CQĐP cấp huyện và xã: i) Tổ chức lại cơ quan 
Thanh tra nhà nước cấp huyện (đổi tên thành cơ 
quan Thanh tra và KTNB); trong đó, chia làm 2 
bộ phận: i) Bộ phận KTNB thực hiện chức năng 
KTNB và bộ phận Thanh tra thực hiện chức năng 
thanh tra theo quy định. ii) CQĐP cấp xã không 
thành lập bộ phận KTNB mà giao thêm chức năng, 
nhiệm vụ quản lý về KTNB cho Chủ tịch UBND 
cấp xã.
Xây dựng tổ chức bộ máy KTNB theo phương 
án thứ hai có ưu điểm: Bộ máy Thanh tra và KTNB 
được tổ chức đảm bảo được sự thống về cả tổ chức 
và hoạt động; không những tránh được sự chồng 
chéo trong hoạt động giữa KTNB và thanh tra mà 
còn tránh được sự chồng chéo hoạt động giữa cơ 
quan Thanh tra và KTNB cấp tỉnh với bộ phận 
Thanh tra và KTNB của các cơ quan cấp tỉnh và 
Thanh tra, KTNB cấp huyện; mặt khác, tổ chức bộ 
máy như trên, tạo nên sự đổi mới, hoàn thiện về 
hoạt động kiểm tra, kiểm soát của các cấp CQĐP 
mà không tăng thêm tổ chức, biên chế. Đây là 
phương án tốt nhất trong xây dựng tổ chức bộ máy 
KTNB trong các cấp CQĐP hiện nay.
Tuy nhiên, để hoàn thiện tổ chức bộ máy 
KTNB của các cấp CQĐP theo phương án thứ 
hai ở trên thì cần thực hiện tiếp 2 nhiệm vụ: i) 
Xây dựng lại quy chế tổ chức hoạt động của các cơ 
quan, bộ phận Thanh tra và KTNB mà nội dung 
quan trọng nhất là phân công rõ phạm vi và đảm 
bảo sự phối hợp giữa hoạt động thanh tra và hoạt 
động KTNB; ii) Tổ chức xây dựng đội ngũ và đào 
tạo Thanh tra viên và KTVNB để đáp ứng yêu cầu 
của tổ chức mới.
kết luận
Việc hình thành KTNB của các cấp CQĐP là 
một bước tiến về công tác tổ chức kiểm tra, kiểm 
soát của các cấp CQĐP trong quản lý và sử dụng 
tài chính, tài sản công. Đây là việc hình thành một 
phương thức kiểm tra, kiểm soát mới, đảm bảo tính 
độc lập cao, đảm bảo hiệu quả và hiệu lực trong 
kiểm tra, kiểm soát đã được thực tiễn của các nước 
trên thế giới khẳng định. Tổ chức bộ máy hợp lý là 
cơ sở quyết định sự ra đời và hoạt động của KTNB, 
từ đó, tác động tích cực, hiệu quả, hiệu lực hơn đến 
hoạt động quản lý nhà nước của các cấp CQĐP.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Định hướng chiến lược và giải pháp phát 
triển hệ thống kiểm toán ở Việt Nam trong 
thời kỳ CNH, HĐH đất nước” – Đề tài khoa 
học cấp nhà nước của KTNN, năm 2007;
2. “Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển Kiểm 
toán nội bộ trong các cơ quan, tổ chức của 
Nhà nước ở Việt Nam” – Đề tài khoa học 
cấp bộ của KTNN, năm 2009;
3. “Kiểm toán nội bộ, khái niệm và quy trình” 
– NXB Thống kê, năm 1999.

File đính kèm:

  • pdfto_chuc_bo_may_kiem_toan_noi_bo_cua_cac_cap_chinh_quyen_dia.pdf