Thơ tượng trưng Pháp: Đặc điểm và ảnh hưởng đối với phong trào thơ mới ở Việt Nam

TÓM TẮT

Thơ tượng trưng là một trường phái thơ hiện đại ra đời đầu tiên ở Pháp năm 1886. Các nhà thơ

tượng trưng đề cao quan niệm tương giao các giác quan, cảm nhận thế giới bằng trực giác, thiên

về dùng biểu tượng, ẩn dụ để gợi cảm xúc chứ không mô tả cụ thể. Thơ tượng trưng là sự sáng tạo

về ngôn từ, mang đậm tính nhạc và luôn chứa đựng những yếu tố huyền bí về một thế giới vô hình.

Tư tưởng và phong cách của các nhà thơ tượng trưng Pháp đã thổi một luồng gió mới cho phong

trào Thơ Mới ở Việt Nam. Việc nghiên cứu trường phái thơ tượng trưng Pháp và những ảnh hưởng

đối với thơ ca Việt Nam hiện đại những năm đầu thế kỷ XX giúp người học hai ngôn ngữ, hai nền

văn hóa có cái nhìn tổng quan về thơ tượng trưng, về sự giao thoa ngôn ngữ-văn hóa Việt Nam và

Pháp trong một khúc ngoặt của dòng chảy lịch sử.

pdf8 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 395 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Thơ tượng trưng Pháp: Đặc điểm và ảnh hưởng đối với phong trào thơ mới ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 nàng thu mơ hồ trong ý 
niệm: “Thu mênh mông”. Đều chịu ảnh hưởng của 
chủ nghĩa tượng trưng nhưng thu của Xuân Diệu 
được cảm nhận bằng trực cảm, nhấn vào sự tương 
hợp của các giác quan còn thu trong thơ Bích Khê là 
thu của trực giác, thu trong ý niệm, mơ hồ, huyền ảo. 
Rồi cùng là tả màu xanh, trong khi Hàn Mặc Tử ví“Vườn 
ai mướt quá, xanh như ngọc” (Đây thôn Vĩ Dạ) hay 
Xuân Diệu tả “Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá” (Thơ 
duyên) thì Bích Khê chỉ gợi lên một màu của trực giác, 
mang tính biểu tượng trong bài Hoàng hoa:  “màu 
lưng chừng trời”, “màu phơi nơi nơi”. Tóm lại là một loại 
màu tượng trưng, tinh tế, huyền diệu không thể vẽ 
lại bằng hội họa. Rõ ràng sắc thái ảnh hưởng của chủ 
nghĩa tượng trưng ở các nhà thơ mới có những nét 
khác biệt trong tương đồng. “Xuân Diệu đứng cả hai 
chân vững vàng ở bờ lãng mạn với tay hái những chùm 
tượng trưng, Hàn Mặc Tử thì cả hai chân cũng đứng 
vững trên nền của chủ nghĩa lãng mạn, nhưng hai chân 
cứ nhún nhảy [] một cách điệu nghệ với tượng trưng, 
siêu thực [] Còn Bích Khê thì một chân trụ vững ở bờ 
chủ nghĩa lãng mạn nhưng một chân kia đã đưa sang 
và gần chạm đến bờ tượng trưng chủ nghĩa một cách có 
chủ ý, ngay từ đầu cầm bút.” (Mai Bá Ấn, 2011)
Một điểm tương đồng nữa trong thơ tượng trưng 
Pháp và Thơ Mới, đó là tính nhạc. Xin được dẫn bài 
Hoàng hoa của Bích Khê làm minh chứng: 
Ở Hoàng hoa, cũng như Tỳ bà, chất nhạc bao trùm 
lên toàn bài thơ ba khổ sáu câu, bảy chữ toàn vần 
bằng. Nhạc tính ở đây còn được Bích Khê “kí âm” bằng 
kiểu lặp ngữ, lặp từ, lặp vần thường thấy trong âm 
nhạc (“Đây mùa hoàng hoa, mùa hoàng hoa”, rồi “Ngàn 
khơi, ngàn khơi, ta, ngàn khơi”) hoặc những câu đầy 
âm vang (“Làm mây theo chàng lên yên nhung”, “Non 
yên tên bay ngang muôn đầu”, “Ai xây mồ hoa chôn đời 
tươi”)... Cách ngắt nhịp trong toàn bài thơ cũng góp 
phần làm đậm thêm chất nhạc: Lấy nhịp 2/2/3 làm 
“tiết tấu” chủ đạo (chủ âm) ở ngay khúc dạo đầu; xen 
kẽ một vài tiết tấu lạ nhịp 4/3, 2/2/1/2, 2/5 rồi lại trở về 
hợp âm chính theo nguyên tắc của nhạc. Đọc bài thơ 
mà ngỡ như đang hát. Muốn hát nhưng đó lại là thơ. 
Ấy chính là thơ tượng trưng.
Cuối cùng, không thể không kể đến những đóng góp 
của phong trào Thơ Mới trong việc cách tân thi ca, từ 
việc đi khai phá những chủ đề mới lạ với một nhãn 
quan mới lạ đến việc giải phóng ngòi bút cho ra đời 
những tứ thơ cũng không kém phần mới lạ. 
 Chịu ảnh hưởng của Mallarmé về cú pháp, với ý thức 
cách tân, Bích Khê không thôi tìm tòi và sáng tạo, 
đưa ngôn ngữ thơ lại gần hơn những bộ môn nghệ 
thuật khác. 
“Đường kiến trúc nhịp nhàng theo điệu mới
Của lời thơ lóng đẹp. Hạt châu trong
Hạt châu trong ngời nhỏ giọt vô lòng
Tràn âm hưởng như chiều thu sóng nắng”
(Duy Tân)
Ngoài kiến trúc là là mỹ thuật: “Hỡi hội họa đến muôn 
đời nức nở.”; là điêu khắc:  “Chữ điêu khắc, tỉa nghệ 
thuật sâu câm - Đầy thẩm mỹ như một pho thần tượng”; 
là âm nhạc: “Ròng âm nhạc của lòng trai ấp mái”; là vũ 
đạo: “Múa song song khiêu vũ dưới đêm hồng”; là nhiếp 
ảnh: “Đường nhiếp ảnh sắc khua màu”.
Cũng trong Duy tân, Bích Khê đã tạo sự phá cách về 
lối trình bày thơ với những khoảng trống phảng phất 
chất Mallarmé trong bài thơ May rủi.
54 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 4 - 11/2016
v VĂN HÓA - VĂN HỌC
“Mộng?
Thiên tài?
Trên hỗn độn khỏa thân.
Đẹp tỷ mỷ, hỡi rung động truyền thần.”
Sự sáng tạo về ngôn từ, cú pháp của các nhà thơ mới 
mang dấu ấn thơ tượng trưng Pháp khá rõ nét. Ở 
Xuân Diệu, đó là việc Việt hóa những cấu trúc, những 
cách diễn đạt phương Tây “plus d’un/une” (hơn một), 
“voilà” (này đây), voici (này kia), “c’est” (đó là/đây là):
“Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh”
(Đây mùa thu tới)
“Của ong bướm này đây tuần trăng mật; 
Này đây hoa của đồng nội xanh rì; 
Này đây lá của cành tơ phơ phất; 
Của yến anh này đây khúc tình si. 
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi; 
Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa;”
(Vội vàng)
Là người tiếp thu nhuần nhuyễn phép tương giao 
của lối thơ tượng trưng Pháp, Xuân Diệu đã phát huy 
triệt để sự tương giao về cảm giác để cảm nhận và 
mô tả thế giới bằng đầy đủ các giác quan. Những tứ 
thơ lạ ra đời từ đó: “Mùi tháng năm đều rớm vị chia 
phôi”, “Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần”, “Này 
lắng nghe em khúc nhạc thơm/ Say người như rượu tối 
tân hôn;”,“Ta muốn ôm/ Cả sự sống mới bắt đầu mơn 
mởn;/ Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,/ Ta muốn say 
cánh bướm với tình yêu,/ Ta muốn thâu trong một cái 
hôn nhiều/ Và non nước, và cây, và cỏ rạng,/ Cho chếnh 
choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng/ Cho no nê 
thanh sắc của thời tươi;/ - Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn 
vào ngươi!”
Nhiều tứ thơ của Beaudelaire cũng truyền cảm hứng 
cho các nhà thơ mới Việt Nam. Bài Đi giữa đường 
thơm của Huy Cận chẳng phải đã mượn tứ thơ của 
Beaudelaire đó sao: “Đường trong làng: hoa dại với mùi 
rơm.../ Người cùng tôi đi dạo giữa đường thơm,/ Lòng 
giắt sẵn ít hương hoa tưởng tượng./ [] Lên bề cao 
hay đi xuống bề sâu?/ Không biết nữa - Có chút gì làm 
ngợp/ Trong không khí... hương với màu hòa hợp...” (Les 
parfums, les couleurs et les sons se répondent.) Hình 
ảnh hoa nở như đỉnh hương của Beaudelaire (Chaque 
fleur s’évapore ainsi qu’un encensoir) đã được Bích Khê 
vận dụng một cách tài tình trong Xuân tượng trưng: 
“Hồn tôi như đỉnh hương
Bốc lên mình thánh giá!
Ý xuân mát đến xương
Ngậm tuyết phun lã chã.”
Tiếp thu quan niệm mới mẻ của Beaudelaire cho rằng 
cái đẹp không ở trong một thế giới riêng mà nằm ngay 
trong những điều tầm thường nhất, thậm chí ngay 
trong cái Ác, cái Xấu, Bích Khê đã biến Sọ người thành:
 “Ôi khối mộng của hồn thơ chếnh choáng!
 Ôi buồng xuân hơ hớ cánh đào sương!
Ôi bình vàng! ôi chén ngọc đầy hương!
 Ôi hồ nguyệt đọng nhiều trăng lấp loáng!
 Ôi thần tình! Người chứa một trời thương.”
 Người đọc như thả hồn trong thế giới Sọ người của Bích 
Khê với “khối mộng”, “hồn thơ”, “buồng xuân”, “cánh đào 
sương”, “bình vàng”, “chén ngọc”, “hồ nguyệt” Tất cả 
gợi lên bóng dáng của một thế giới thần tiên, đầy “một 
trời thương”, xua tan mọi cảm giác sợ hãi về sự vật được 
miêu tả. Sự “vay mượn” này cũng dễ hiễu khi trong bài 
thơ Ăn mày, Bích Khê đã gọi tên Charles Baudelaire với 
sự ngưỡng vọng và niềm tôn kính sâu xa:
Baudelaire! Người là Vua Thi Sĩ!
Cho xin trụm bao nhiêu mùi thi vị,
Phả hơi lên, truyền nhiễm thấu trần ai
Sức ảnh hưởng của các nhà thơ tượng trưng Pháp 
cũng đi vào thơ Xuân Diệu trong bài Tình trai:
“Tôi nhớ Rimbaud với Verlaine
Hai chàng thi sĩ choáng hơi men
Say thơ xa lạ, mê tình bạn
Khinh rẻ khuôn mòn, bỏ lối quen.”
Có thể nói, thơ tượng trưng Pháp là nguồn mạch 
quan trọng góp phần làm đổi mới thơ ca Việt Nam 
hiện đại trong những thập niên đầu thế kỷ XX, đặc 
biệt là phong trào Thơ Mới. Tuy nhiên, TS. Trần Huyền 
Sâm phát hiện: “Mỗi nhà thơ chịu ảnh hưởng của chủ 
nghĩa tượng trưng ở mỗi phương diện khác nhau, phù 
hợp với quan điểm thẩm mỹ của mình. Và ngay trong 
mỗi nhà thơ, tính chất lãng mạn và tượng trưng luôn 
giao thoa cùng nhau. Xuân Diệu tìm thấy ở chủ nghĩa 
tượng trưng một bản nhạc huyền diệu giữa ánh sáng, 
hương thơm và màu sắc. Vũ Hoàng Chương và Bích Khê 
tìm thấy một thế giới âm nhạc mênh mông, hư ảo. Hàn 
Mạc Tử tìm trong thế giới vô thức, siêu thực, bí ẩn.” (Trần 
Huyền Sâm, 2002)
55KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 4 - 11/2016
VĂN HÓA - VĂN HỌC v
Nghiên cứu thơ tượng trưng Pháp, kết hợp đối chiếu 
với thơ ca Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX không 
chỉ giúp chúng ta hiểu thêm những nét đặc trưng về 
nội dung và nghệ thuật của trường phái thơ hiện đại 
này mà còn thấy được những nét giao thoa về ngôn 
ngữ, văn hóa của hai quốc gia, hai dân tộc. Sức mạnh 
của thi ca có thể làm “mềm” đi những bất đồng, làm 
cho những trái tim xích lại gần nhau hơn trên con 
đường tìm kiếm những giá trị Chân, Thiện, Mỹ./.
Tài liệu tham khảo:
1. BARTHES R. (1973), Le plaisir du texte, Le Seuil.
2. BEAUDELAIRE C. (1857), Les Fleurs du Mal, Auguste 
Poulet-Malassis. 
3. CHRISTOPHE B. (2008), L’édition originale d’Une 
Saison en enfer d’Arthur Rimbaud, Revue d’histoire 
litté raire de la France, Vol 108, p.651-665.
4. DURAND P. (2008), Mallarmé. Du sens des formes au 
sens des formalités, Le Seuil.
5. DOUMIC R. (1901), Les oeuvres complètes de Paul 
Verlaine, Revue des Deux Mondes, 5è période, tome 1.
6. HÀ Văn Lượng, Những ảnh hưởng của văn học 
phương Tây đối với văn học Việt Nam hiện đại, Tạp chí 
Sông Hương số 141 (Tháng 11).
7. HOÀNG Nhân (1998), Phác thảo quan hệ Văn học 
Pháp với Văn học Việt Nam hiện đại, NXB Mũi Cà Mau.
8. LEPAGE M. (1995), Le Symbolisme, Revue bimestrielle 
no 372, Broché. 
9. MAI Bá Ấn (2011), Bích Khê và chủ nghĩa tượng trưng, 
PhongDiep.net.
10. NGUYỄN Thanh Mừng (1992), Bích Khê - Tinh hoa 
và Tinh huyết, NXB Hội Nhà văn.
11. TRẦN Huyền Sâm (2002), Tiếng nói thơ ca, NXB Văn học.
12. RINCÉ D., LECHERBONNIER B. (1986), Littérature du 
XIXè textes et documents, Nathan.
FRENCH SYMBOLIC POETRY: CHARACTERISTICS AND INFLUENCES ON NEW POETRY 
MOVEMENT IN VIETNAM
NGUYEN THI THU HOA
Abstract: Symbolist poetry represents a modern school of poetry first launched in France in 
1886. Symbolist poet emphasize the correspondence between the senses, perceiving the world 
intuitively; prefer using symbols and metaphors to inspire emotions to applying concrete 
description. Therefore, symbolist poetry is verbal creativity, rich in music and always contains 
mysterious elements of an unseen world. Ideology and style of French symbolists poets has blown 
a new wind into the New Poetry Movement in Vietnam. The study of the French symbolist poetry 
and her influence on modern Vietnamese poetry in the first years of the twentieth century helps 
people who learn two languages, two cultures to have an overview of symbolist poetry, of cross-
culture and cross-language of Vietnam and France in a turning point in the history flow. 
Keywords: Symbolism, Frech symbolic poetry.

File đính kèm:

  • pdftho_tuong_trung_phap_dac_diem_va_anh_huong_doi_voi_phong_tra.pdf