Tài liệu Văn học Nga (Phần 2) - Phùng Hoài Ngọc
Vladimir Maiakovski là nhà thơ lớn của Cách Mạng Tháng Mười và Chủ Nghĩa Xã
Hội, là nhà cách tân táo bạo của thơ ca cách mạng vô sản. Công chúng văn học có những
sở thích khác nhau về thơ ca Maiakovski, nhưng có điểm chung nhất trí: thơ ông đã góp
phần đáng kể vào chiến thắng của Cách Mạng Tháng Mười và có sức mạnh khẳng định lý
tưởng chủ nghĩa xã hội của loài người, trước hết ở đất nước của Lênin vĩ đại. Thơ ông đã
khơi lên cả một dòng thơ độc đáo mạnh mẽ, làm phong phú tiếng nói thơ ca cách mạng.
GIỚI THIỆU CUỘC ĐỜI VÀ SÁNG TÁC
V.Maiakovski sinh ở Gruzia ngày 19/7/1893 trong một gia đình viên chức lâm
nghiệp người Nga. Mồ côi cha năm 13 tuổi, gia đình chuyển về sống ở Moskva. Cuộc
sống khó khăn, nhà ở dành cho sinh viên ở trọ và nấu cơm thuê cho họ. Maiakovski và hai
chị phải đi làm thuê giúp đỡ mẹ. Những sinh viên trọ học đều tham gia hoạt động bí mật.
Qua đó, Maiakovski tiếp xúc với cách mạng. Mười lăm tuổi, anh được kết nạp vào Đảng
của Lênin, ít lâu sau được bổ sung vào thành ủy Moskva. Bị bắt 3 lần. Làm thơ trong tù.
Sau khi ra tù lần 3, anh tuyên bố bỏ sinh hoạt Đảng và tuyên bố "tôi muốn làm nghệ thuật
xã hội chủ nghĩa". Sau đó đi học ở một trường hội họa. Anh lại bỏ nghề họa sĩ và trở lại với
thơ ca.
ột nhà thương ở tỉnh nhỏ xa xôi. Yuri bị thôi thúc bởi những cảm tình cho Lara. Chàng tâm sự với Tonya và Tonya nghi ngờ rằng Yuri cùng Lara đã ngoại tình. Mùa đông đến, đời sống trở nên chật vật vì thiếu thức ăn và dịch lỵ lan tràn. Sau cuộc chiến, Yuri trở về chức vị bác sĩ cũ tại nhà thương ở Moskva. Vì cá tính lãng mạn chàng thường bị các đồng nghiệp bolshevik bài bác là thiếu logic và tinh thần cách mạng. Giữa các cuộc xung đột chống chủ nghĩa Marx nổ ra, Yuri cùng gia đình dời về Urals. Trên xe lửa của chuyến đi này, Yuri nhận thức được nỗi khổ của nông dân .Phùng Hoài Ngọc biên soạn159 và tù binh, những nạn nhân của cuộc chiến cách mạng. Chàng yêu chuộng tự do và bình quyền, nhưng bất mãn với những hành động hay ý kiến quá cứng rắn và thiếu tình người của những người theo cách mạng. Tại Urals, Yuri cùng gia đình khai đất làm ruộng. Chàng trở lại với sở nguyện làm thơ. Tại thư viện làng, chàng gặp lại Lara. Hai người ngoại tình và cùng sống cuộc đời vụng trộm yêu đương tột đỉnh. Lara lúc bấy giờ biết Pasha còn sống và hiện là một tay trùm Đỏ khét tiếng với tên mới Strelnikov. Yuri muốn trở vế với vợ để thú tội ngoại tình nhưng không may bị một nhóm quân cách mạng bắt cóc và phải phục vụ như bác sĩ của nhóm này. Sau vài năm, Yuri trốn thoát và trở lại với Lara. Để tránh không bị điềm chỉ, cặp tình nhân bỏ trốn sang một nông trại khi xưa gia đình Yuri từng canh tác. Yuri tiếp tục làm thơ - bày tỏ tâm sự của chàng về những thăng trầm của đời sống, những lo sợ và lòng can đảm trong chiến tranh và hơn hết là tình yêu dành cho Lara. Trong khi đó có tin vợ Yuri là Tonya và con gái chàng bị bắt đuổi ra khỏi Nga. Chẳng bao lâu sau đó, Komarovsky, kẻ đã từng hãm hiếp Lara khi xưa, xuất hiện. Hắn hăm dọa rằng quân cách mạng đang truy lùng Yuri và Lara và sẽ giết cả hai nếu bắt dược. Hắn hứa giúp đưa Yuri và Lara trốn ra nước ngoài. Yuri đắn đo một hồi lâu và kết cuộc vì vấn đề an toàn cho Lara, chàng quyết định để Lara ra đi một mình. Yuri ở lại Nga và bắt đầu say sưa uống rượu giải sầu. Strelnikov, chồng của Lara lúc bấy giờ đang chạy trốn vì bị chính phủ cách mạng truy lùng. Y tìm ra Yuri và sau khi biết chuyện Lara ngoại tình, bèn tự sát. Yuri trở lại Moskva và sinh sống cùng một phụ nữ tên Marina và kiếm sống bằng cách viết sách. Em của chàng tìm cho chàng một chức vụ bác sĩ nhưng trên đường đi làm, chàng bị đứng tim mà chết. Lara, từ Irkutsk lên Moskva và tình cờ đi tới nhà liệm thấy xác Yuri còn nằm đó. Sau đó vài ngày, nàng mất tích, có người cho rằng nàng bị bắt đi trại tập trung cải tạo. (♣) (♣) Các bản dịch tiếng Việt gồm Vĩnh biệt tình em, Nguyễn Hữu Hiệu dịch, Sài Gòn (trước 1975) Bác sĩ Zhivago, Lê Khánh Trường dịch, in trong Boris Pasternak, con người và tác phẩm, Nxb Tp Hồ Chí Minh, 1988. .Phùng Hoài Ngọc biên soạn160 Phụ lục 3: Nguyên tác một số bài thơ Tác giả : Lermontov Bài : Cái chết của nhà thơ 1824 СМЕРТЬ ПОЭТА Погиб Поэт! - невольник чести - Пал. оклеветанный молвой, С свинцом в груди и жаждой мести, Поникнув гордой головой !.. Не вынесла душа Поэта Позора мелочных обид, Восстал он против мнений света Один, как прежде... и убит! Убит!, к чему теперь рыданья, Пустых похвал ненужный хор И жалкий лепет оправданья ? 'Судьбы свершился приговор! Не вы ль сперва так злобно гнали Его свободный, смелый дар И для потехи раздували Чуть затаившийся пожар? Что ж? веселитесь... он мучений Последних вынести не мог: Угас, как светоч, дивный гений, Увял торжественный венок. Его убийца хладнокровно .Phùng Hoài Ngọc biên soạn161 Навел удар... спасенья нет: Пустое сердце бьется ровно, В руке не дрогнул пистолет. И что за диво ?, издалека, Подобный сотням беглецов, На ловлю счастья и чинов Заброшен к нам по воле рока; Смеясь, он дерзко презирал Земли чужой язык и нравы; Не мог щадить он нашей славы; Не мог понять в сей миг кровавый, На что он руку поднимал!.. И он убит - и взят могилой, Как тот певец, неведомый, но милый, Добыча ревности глухой, Воспетый им с такою чудной силой, Сраженный, как и он, безжалостной рукой. Зачем от мирных нег и дружбы простодушной Вступил он в этот свет завистливый и душный Для сердца вольного и пламенных страстей? Зачем он руку дал клеветникам ничтожным, Зачем поверил он словам и ласкам ложным, Он, с юных лет постигнувший людей?.. И прежний сняв венок - они венец терновый,, Увитый лаврами, надели на него: Но иглы тайные сурово Язвили славное чело; Отравлены его последние мгновенья .Phùng Hoài Ngọc biên soạn162 Коварным шепотом насмешливых невежд, И умер он - с напрасной жаждой мщенья, С досадой тайною обманутых надежд. Замолкли звуки чудных песен, Не раздаваться им опять: Приют певца угрюм и тесен, И на устах его печать. А вы, надменные потомки Известной подлостью прославленных отцов, Пятою рабскою поправшие обломки Игрою счастия обиженных родов! Вы, жадною толпой стоящие у трона, Свободы, Гения и Славы палачи! Таитесь вы под сению закона, Пред вами суд и правда -- все молчи!.. Но есть и божий суд, наперсники разврата! Есть грозный суд: он ждет; Он не доступен звону злата, И мысли и дела он знает наперед. Тогда напрасно вы прибегнете к злословью: Оно вам не поможет вновь, И вы не смоете всей вашей черной кровью Поэта праведную кровь! (1837) .Phùng Hoài Ngọc biên soạn163 Tác giả: Nieckrasov Bài: Замолкни, Муза мести и печали ! (Thôi im đi, Nàng Thơ đau khổ) Замолкни, Муза мести и печали! Я сон чужой тревожить не хочу, Довольно мы с тобою проклинали. Один я умираю - и молчу. * К чему хандрить, оплакивать потери? Когда б хоть легче было от того! Мне самому, как скрип тюремной двери, Противны стоны сердца моего. * Всему конец. Ненастьем и грозою Мой темный путь недаром омрача, Не просветлеет небо надо мною, Не бросит в душу теплого луча... * Волшебный луч любви и возрожденья! Я звал тебя - во сне и наяву, В труде, в борьбе, на рубеже паденья Я звал тебя,- теперь уж не зову! Той бездны сам я не хотел бы видеть, Которую ты можешь осветить... То сердце не научится любить, Которое устало ненавидеть. (3 декабря 1855) .Phùng Hoài Ngọc biên soạn164 Tác giả : Isakovski Bài: Katyusa Пусть фриц помнит русскую «катюшу», Пусть услышит, как она поет Из врагов вытряхивает души, А своим отвагу придает!) * Отцветали яблони и груши, Уплыли туманы над рекой. Уходила с берега Катюша, Уносила песенку домой. Tác giả : Pasternak Bài: Нобевлеская премия (Giải Nobel) Я пропал, как зверь в загоне. Где-то люди, воля, свет, А за мною шум погони, Мне наружу ходу нет. * Темный лес и берег пруда, Ели сваленной бревно. Путь отрезан отовсюду. Будь что будет, все равно. * Что же сделал я за пакость, Я убийца и злодей? Я весь мир заставил плакать Над красой земли моей. * Но и так, почти у гроба, Верю я, придет пора - .Phùng Hoài Ngọc biên soạn165 Силу подлости и злобы Одолеет дух добра. Быть знаменитым некрасиво. Не это подымает ввысь. Не надо заводить архива, Над рукописями трястись. * Цель творчества - самоотдача, А не шумиха, не успех. Позорно, ничего не знача, Быть притчей на устах у всех. * Но надо жить без самозванства, Так жить, чтобы в конце концов Привлечь к себе любовь пространства, Услышать будущего зов. * И надо оставлять пробелы В судьбе, а не среди бумаг, Места и главы жизни целой Отчеркивая на полях. * И окунаться в неизвестность, И прятать в ней свои шаги, Как прячется в тумане местность, Когда в ней не видать ни зги. * Другие по живому следу .Phùng Hoài Ngọc biên soạn166 Пройдут твой путь за пядью пядь, Но пораженья от победы Ты сам не должен отличать. * И должен ни единой долькой Не отступаться от лица, Но быть живым, живым и только, Живым и только до конца. Ветер (Gió) Я кончился, а ты жива. И ветер, жалуясь и плача, Раскачивает лес и дачу. Не каждую сосну отдельно, А полностью все дерева Со всею далью беспредельной, Как парусников кузова На глади бухты корабельной. И это не из удальства Или из ярости бесцельной, А чтоб в тоске найти слова Тебе для песни колыбельной. .Phùng Hoài Ngọc biên soạn167 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Anh Ngọc dịch, 1982, Thơ Block và Esenin, Hà Nội, Nxb Văn học. 2. Cao Xuân Hạo và Phạm Mạnh Hùng dịch, 1976, Chiến tranh và hòa bình, 4 tập L.Tostoi, Hà Nội, Nxb Văn học. 3. Cao Xuân Hạo, Phạm Mạnh Hùng dịch, 2004, Thép đã tôi thế đấy.N. Ostrovski, tuyển tập truyện ngắn. Hà Nội. Nxb Văn học. 4. Hoàng Tôn dịch, 1999, Tuyển tập tác phẩm văn xuôi Pushkin, Hà Nội, Nxb Văn học . 5. Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Kim Đính, Huy Liên, 1982, Lịch sử văn học Xô viết, Hà Nội, Nxb ĐH&THCN. 6. Hoàng Ngọc Hiến, 1989, Văn học Xô viết những năm gần đây, Hà Nội, Nxb Giáo dục. 7. Hồ Ngọc dịch, 1987, Tuyển tập kịch, Hà Nội, Nxb Sân khấu . 8. Nhị Ca, Dương Tường dịch, 2003, Anna Karenina, L.Tostoi, Hà Nội, Nxb Văn học. 9. Nguyễn Hải Hà, Đỗ Xuân Hà, Nguyễn Ngọc Ảnh, 2003, Lịch sử văn học Nga thế kỷ XIX, Hà Nội, Nxb Giáo dục. 10. Nguyễn Hồng Chung, 1979, Puskin nhà thơ Nga vĩ đại, Hà Nội, Nxb ĐH &THCN 11.Nguyễn Thụy Ứng dịch, 1983, Sông Đông êm đềm, M.Solokhov, (8 tập), Hà Nội, Nxb Tác phẩm mới. 12. Nguyễn Thụy Ứng, dịch 1978, Lịch sử văn học Xô viết, Melich Nubarov, Hà Nội, Nxb Giáo dục. 13. Phạm Mạnh Hùng dịch, 1984, Quy luật của muôn đời, N.Dumbatze, Hà Nội, Nxb Văn học. 14. Thúy Toàn dịch, 1998, Thơ Lermontov, Hà Nội, Nxb Văn học. 15. Thúy Toàn dịch, 1996, Cỗ xe tam mã Nga, Hà Nội, Nxb Thế giới . 16. Một số tạp chí Văn học, báo Văn nghệ từ 1988-2008 Bìa 1 : Bức tranh màu « Mùa thu vàng » của họa sĩ Nga Levitan Bìa 2 : Bức ảnh cung điện Kremlin ở thủ đô Moskva Cẩn bút, hoàn thành tháng 12 năm 2008 Phùng Hoài Ngọc .Phùng Hoài Ngọc biên soạn168
File đính kèm:
- tai_lieu_van_hoc_nga_phan_2_phung_hoai_ngoc.pdf