Tài liệu Văn học Nga (Phần 1) - Phùng Hoài Ngọc
MỤC LỤC
VĂN HỌC NGA
Lời giới thiệu .2
PHẦN I VĂN HỌC NGA THẾ KỈ XIX
Chương 1 Khái quát
Bối cảnh lịch sử văn học Nga và những đặc điểm của 3 giai đoạn.5
Chương 2 Puskin đỉnh cao chủ nghĩa lãng mạn và người khởi xướng chủ nghĩa hiện
thực Nga
Puskin, mùa xuân văn học Nga .13
Thơ trữ tình. .15
Tiểu thuyết "Evgeni Oneghin" . .20
Tiểu thuyết "Người con gái viên đại uý " .23
Chương 3. Một số nhà văn nhà thơ khác .28
Lermontov
Nerkrasov . .38
Belinski. .43
Gogol . .45
Dostoievski .
Chương 4. Liev Tolstoi .51
Đường đời và sự nghiệp.53
Tiểu thuyết sử thi "Chiến tranh và Hòa bình".66
Tiểu thuyết "Anna Karenina".57
Tiểu thuyết "Phục sinh" .59
Đặc sắc nghệ thuật tiểu thuyết Tolstoi
Chương 5 Sekhov đại biểu ưu tú cuối cùng của văn học hiện thựcNga.62
Truyện ngắn « Người trong bao ».64
Ba vở kịch và nghệ thuật viết kịch.66
Kết luận: Nhận định về văn học Nga thế kỉ XIX và vị trí của nó trên thế giới. .69
Câu hỏi hướng dẫn ôn tập/.70
PHẦN II VĂN HỌC NGA XÔ VIẾT THẾ KỈ XX .
Chương 6. Khái quát văn học thế kỉ XX
Chương 7. Maxim Gorki - người mở đầu nền văn học mới .76
Chương 8. Vladimir Maiakovski nhà thơ cách tân đầy nhiệt huyết .94
Chương 9. Mikhail Solokhov với "Sông Đông êm đềm".102
Chương 10. Một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu khác .113
Alexei Tolstoi và "Con đường đau khổ".113
Nicolai Oxtrovski và "Thép đã tôi thế đấy" .117
Alexandoror Fadeev .120
"Chiến bại. .120
"Đội cận vệ thanh niên" .122
Chinghiz Aitmatov và "Người thầy đầu tiên".124
6 tác phẩm tiêu biểu . . .
126
Phùng Hoài Ngọc biên soạn 3Sergei Esenin nhà thơ của nỗi buồn và tình yêu làng quê Nga.131
Một số bài thơ hay của Esenin.132
Pogodin 3 vở kịch về
Lenin.136
Anna Akhmatova và «Tình yêu».138
Isakovsky và «Katyusa».139
Chương 11. Sơ lược về văn học Nga Xô viết từ sau Chiến tranh thế giới II.142
Kết luận về ý nghĩa và vai trò lịch sử của Văn học Nga
Hướng dẫn ôn tập .146
Phụ lục 1: Những "mạch ngầm" của văn học Nga.148
Phụ lục 2: Hai nhà văn có "vấn đề": Solzhenitsyn và Pasternak.150
Sơ lược về Solzhenitsyn.
Pasternak – Một số bài thơ .152
Bác sĩ Zhivago .154
Phụ lục 3: Nguyên tác một số bài thơ.158
Thư mục tham khảo .165
áy giảm lương của thợ. Pavel và những người tình nghi đã bị bắt. Cảnh sát khám nhà, bà mẹ lo sợ. Bà nhận đưa truyền đơn vào nhà máy . Một anh công nhân đến ở với bà, dạy bà học chữ. Ngày quốc tế lao động nổ ra biểu tình lớn, Pavel dẫn đầu, bà mẹ cũng tham gia. Bị đàn áp, Pavel bị bắt giam. Bà mẹ thoát ly, tham gia hoạt động. Tòa án xử những người cầm đầu biểu tình, trước đó bạn bè tổ chức vượt ngục nhưng anh không tham gia. Trước tòa, Pavel phát biểu một bản cáo trạng lên án chế độ tư bản và giai cấp thống trị. Người ta in lại bài nói của anh thành truyền đơn. Bà mẹ được giao nhiệm vụ mang truyền đơn đi rải. Bị cảnh sát bắt ở ga xe lửa, bà mẹ mở vali và tung ra toàn bộ số truyền đơn trước công chúng và thét lên giận dữ. Tác phẩm kết thúc ở đó. Tiểu thuyết “Người mẹ” mô tả quá trình giác ngộ cách mạng của hai nhân vật: anh công nhân Pavel và bà mẹ Nolovna cùng với phong trào cách mạng đang lớn mạnh. Hình tượng nhân vật người mẹ Nilovna là trung tâm của tác phẩm, đi từ sợ hãi đến khắc phục nỗi sợ hãi, lấy lại niềm tin vào chính mình và giai cấp vô sản. Bà trở thành người mẹ tinh thần của những người cách mạng. Sáng tác của Gorki bao gồm truyện ngắn, kịch và tiểu thuyết. Dưới đây chúng tôi rút ra một số đặc điểm thi pháp của truyện ngắn Gorki trước Cách mạng tháng Mười. NHẬN XÉT VỀ THI PHÁP TRUYỆN CỦA GORKI Trong lịch sử văn học thế giới, phần lớn các nhà văn hiện thực thời trẻ đều thể nghiệm bản thân bằng sáng tác lãng mạn, sau đó mới đứng hẳn với phương pháp hiện thực. Có người về cuối đời lại quay về với phương pháp lãng mạn hoặc trượt xuống chủ nghĩa tự nhiên hoặc suy đồi. Gorki trong giai đoạn sáng tác đầu tiên đã cùng lúc đi theo cả hai phương pháp: lãng mạn và hiện thực. .Phùng Hoài Ngọc biên soạn 91 Qua một số tác phẩm đã giới thiệu ở trên cho thấy Gorky có những đóng góp mới mẻ trong hai khuynh hướng tư tưởng nghệ thuật chủ yếu của thế kỷ XIX. Khác với mọi người, Gorki không coi phương pháp lãng mạn là sự thể nghiệm. Ông đi tìm một phương pháp lãng mạn mới. Văn học lãng mạn của Gorki có yếu tố hiện thực, trong hiện thực lại có yếu tố lãng mạn trữ tình cách mạng. Chẳng hạn, trong truyện ngắn lãng mạn “Makar Tsudra” hiện lên bối cảnh rõ rệt là cuộc sống du mục lang thang của những người dân digan cuối thế kỷ XIX . Truyện vừa “Bà lão Izecghin” bên cạnh những câu chuyện phiếm của bà lão về những huyền thoại và những mối tình kỳ lạ của bà, cuộc sống trôi dạt, làm thuê, lay lắt kiếm sống, ngỡ như gia giảm cho câu chuyện thêm sinh đôïng, kỳ thực là hiện thực cuộc sống của dân chúng Nga thời kỳ đó. Một điều đáng chú ý là: kết cục truyện ngắn lãng mạn của M.Gorky thường có tính chất bi thảm, tức là có tính bi kịch, nhưng là một bi kịch anh hùng ca và cả dạng tương phản của nó. Bà lão Izecghin, một phụ nữ từng trải chuyện đời và chuyện tình, bà cảm thấy hãnh diện mà khuyên bảo nhà văn trẻ “trong cuộc sống luôn có những chỗ cho những chiến công. Ai không tìm thấy cho mình những nơi để lập chiến công thì đó là những tên lười biếng, hèn nhát hoặc là những kẻ không hiểu biết gì về cuộc sống”. Những dòng cảm xúc mãnh liệt như thế cho đến hôm nay hẳn là chưa mờ nhạt, nó vẫn còn hun đúc tâm trí bạn đọc trẻ. Từ đây, chúng ta có cơ sở khẳng định : nền văn học vô sản Nga vẫn chưa phải đã kết thúc, mặc dù thể chế Liên Xô chấm dứt vai trò lịch sử của nó. Nền văn học Xô viết bắt đầu từ Gorki vẫn là khuynh hướng văn học trẻ và vẫn thuộc về tương lai. Sau khi xác định thi pháp truyện ngắn M.Gorky, chúng ta hãy khảo sát một số truyện dài tiêu biểu của ông đầu thế kỉ XX - được coi là giai đoạn kế tiếp nhằm xây dựng nền văn học vô sản Nga Đọc truyện của Gorky, dõi theo cái nhìn, tầm nhìn của nhà văn chúng ta sẽ thấy rằng, bên cạnh nội dung tư tưởng thẩm mỹ mới mẻ còn có sự đổi mới quan trọng về nghệ thuật viết truyện, có thể khái quát thành bốn đặc điểm chủ yếu sau: 1. Tầm vóc nhân vật Trước hết đó là một cảm quan mới vừa hiện thực vừa lãng mạn trong cách nhìn nhận, khám phá và mô tả cuộc sống. Xuất phát từ đó mà sự khái quát nghệ thuật trong truyện của ông đạt tới mức đọ chính xác, sâu sắc, chân thực hơn. Con người và cuộc sống hiện lên trong một tầm vóc cao lớn hơn dưới những màu sắc mới mẻ, tươi sáng hơn. Không kể trong truyện ngắn lãng mạn (thời kỳ đầu) và những truyện hiện thực xã hội chủ nghĩa (thời kì sau cùng) mà ngay trong những truyện ngắn hiện thực đầu tay của M.Gorki đã thấy các nhân vật ở đó không hoàn toàn giống như trong văn học hiện thực phê phán: các nhân vật của ông không cảm thấy mình bé nhỏ, chán nản, vô vọng trước cuộc sống chật hẹp, tối tăm, tù túng, trái lại họ luôn cảm thấy mình có nơi để đến, có một cái gì đó không cúi rạp mình, có một chiều cao để không thấy mình thấp bé, hèn hạ. Thử so sánh với truyện ngắn Sekhov – đại biểu ưu tú cuối cùng của văn học hiện thực phê phán Nga, người có công lao khám phá và miêu tả loại nhân vật “con người bé nhỏ”. Khó có thể tìm thấy trong truyện ngắn Sekhov chẳng hạn cậu bé Lionka (Ông lão Arkhiv và bé Lionka), một gã Tsencase (truyện cùng tên), một Konovalov hay một Emelien Pilai (tác phẩm cùng tên) với một khuôn mặt tinh thần mới mẽ, có sức lay động tâm trí độc giả đến như vậy. 2. Cảm hứng chủ đạo .Phùng Hoài Ngọc biên soạn 92 Trong truyện của M. Gorki, các sự việc, sự kiện của đời sống hàng ngày không chỉ được soi sáng , thể hiện từ góc độ đạo đức sinh hoạt (nhân sinh quan thuần túy) mà còn chủ yếu từ góc độ chính trị – xã hội – triết học. Đọc truyện của ông ta sẽ còn nắm bắt được cái mạch chính của cuộc sống đang tuôn chảy về đâu. Điều đó lôi cuốn bạn đọc không thể thờ ơ với những biến cố và không thể dễ dàng “thỏa thuận” với nó. Một con rắn nước (Bài ca con chim ưng) vốn đã thỏa mãn với cuộc sống “bò trườn” của mình thế mà ý nghĩ của hắn bổng rối tung lên trước cái chết của con chim ưng rất khó hiểu đối với hắn. Một anh chàng Orlov (Vợ chồng Orlov) cùng quẫn, tăm tối vẫn không chịu chết đần chết mòn trong đời sống vô vị, trong khi cuộc sống cộng đồng đang cần đến biết bao nhiêu việc làm có ích của mọi người và thế là anh ta hành động... Anh đi cứu chữa người mắc bệnh dịch dù biết sẽ bị lây bệnh mà chết. 3. Qui mô thế giới nghệ thuật Trong truyện Gorki, thế giới nghệ thuật được thể hiện và sáng tạo trên qui mô ba chiều: - Chiều cao tư tưởng thẩm mỹ (sự vươn tới trí tuệ lịch sử và lý tưởng nhân văn thẩm mỹ thời đại). - Chiều sâu tâm lý của tính cách nhân vật. - và chiều rộng sử thi của “Biển cả nhân dân” (sự thức tỉnh, chuyển động và vươn mình của quần chúng đông đảo). Tuy rằng điều này trước đây đã bắt đầu xuất hiện trong tiểu thuyết của L.Tolstoi, nhưng cái mới của Gorki là ở chỗ miêu tả được mối liên hệ biện chứng, trực tiếp giữa ba chiều ấy với nhau, trong đó chiều cao tư tưởng – thẩm mỹ giữ vai trò chủ đạo. Còn ở tác phẩm của Tolstoi mối liên hệ biện chứng này con ở dạng cảm tính mơ hồ, chưa phải là những quan điểm chính trị – xã hội – triết học. Nói cách khác, sự khác biệt giữa hai ông là khác biệt giữa tự phát và tự giác. 4. Hai tuyến nhân vật và ngôn ngữ đặc thù Các nhân vật trải ra theo hai tuyến đối lập nhau trên cơ sở lợi ích và ý thức hệ giai cấp. Ngôn ngữ của nhân vật không chỉ là phương tiện giao tiếp tự bộc lộ tính cách mà còn bộc lộ bản chất xã hội của họ nữa. Ngôn ngữ của nhân vật có tính chất tổng kết, giàu tính triết lý dân gian pha lẫn tính tri thức. Có thể nhận định, quần chúng nhân dân có tiếng nói thật sự của mình trong truyện . Nhà nghệ sĩ M. Gorky đã đóng góp vào nền văn học Nga và thế giới nhiều thành tựu xuất sắc. Dễ thấy nhất là nhà văn đã xây dựng hàng loạt các nhân vật “Con người dưới đáy”. Chúng ta hãy so sánh với nền văn học Nga thế kỷ XIX để thấy sự chuyển tiếp và bổ sung của Gorki : + Thi hào và sau đó là Lermentov, đã xây dựng các nhân vật điển hình kiểu “con người thừa” xuất thân từ tầng lớp quí tộc như Evgeni Onegin, Lenski (tiểu thuyết thơ Evgeni Onegin) và Grinov ( Người con gái viên đại úy). + Nhà văn L.Tolstoi tiếp tục xây dựng các mẫu "con người thừa" khác như : Andrey Bonconski, Pierre Bezukhov (tiểu thuyết sử thi Chiến tranh và hòa bình), Anna Karenina, Vronski và Levin (tiểu thuyết Anna Karenina), Nekhliudov (tiểu thuyết Phục sinh), Tolstoi cũng đã lần đầu xây dựng hình tượng người nông dân nga Karataev và lấp ló con người bé nhỏ, con người dưới đáy là cô Matslova (phục sinh). .Phùng Hoài Ngọc biên soạn 93 + Nhà văn Antol Sekhov với một số vở kịch “Vườn anh đào”, “Chim hải âu” tiếp tục hoàn chỉnh chân dung những “con người thừa” có xu hướng tiến bộ. Đồng thời Sekhov đã sáng tạo hàng loại nhân vật kiểu “con người bé nhỏ”, đạt đến độ điển hình cao nhất của văn học Nga [có thể liên hệ so sánh với những kiểu nhân vật “con người sống mòn”, “con người tha hóa”, và “con người bé nhỏ” của Nam Cao và Nguyên Hồng]. Khi bước vào văn học, nghệ sĩ M.Gorky đã mang theo những bạn đồng hành ngoài đời của mình và xây dựng họ thành nhân vật “con người dưới đáy” với những tính cách đa dạng, nổi bật hơn bao giờ hết. Có thể kể như lão Arkhiv và bé Lionka, ông già du mục Makar Tsudra, bào lão Izecghin, gã lưu manh cao thượng Tsencase, cô gái điếm kế cả những nhân vật lãng mạn, huyền thoại như Danko, Loiko Zoiba, thiếu nữ du mục Radda... Sau giai đoạn lãng mạn là hiện thực xã hội chủ nghĩa, M.Gorky tiếp tục sáng tạo ra những CON NGƯỜI MỚI chưa từng có trong lịch sử văn học như hai mẹ con Pavel Vlasov, bác thợ Rưbin, cô giáo Lutmila đã giác ngộ cách mạng vô sản bằng tất cả tâm huyết và cuộc đời mình. Bên trong nhà nghệ sĩ M.Gorky, còn có nhà phê bình, nhà nghiên cứu, lý luận sắc sảo Gorki với nhiều cố gắng đóng góp nền tảng cho một phương pháp sáng tác mới. PHƯƠNG PHÁP SÁNG TÁC HIỆN THỰC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA mới ở giai đoạn thể nghiệm. Câu hỏi ôn tập bài Gorky 1. Tìm hiểu các chủ đề và nghệ thuật truyện ngắn độc đáo của M. Gorki 2. Đóng góp mới của Gorki cho văn học Nga thế kỉ 19 và thế kỉ 20 . .Phùng Hoài Ngọc biên soạn 94
File đính kèm:
- tai_lieu_van_hoc_nga_phan_1_phung_hoai_ngoc.pdf