Tài liệu tham khảo về Địa chỉ IP: Địa chỉ IP và cách chia

l-Các dạng bài tập về dịa chỉ IP

Dạng 1: Bài tập xuôi.

Cho một địa chỉ IP, biết số bit cần mượn hoặc số host. Yêu cầu tìm ra các subnet, địa chỉ đầu (first address), địa chỉ cuối (last address), địa chỉ quảng bá (broadcast address), host range (dải địa chỉ khả dụng của từng host).

Dạng 2: Bài tập ngược.

Cho một địa chỉ host thuộc một subnet nào đó với subnet mask.

Xác định số bit đã mượn, xác định xem địa chỉ đó thuộc subnet nào, địa chỉ IP đã sử dụng để subneting (chia mạng) là địa chỉ nào. Liệt kê các subnet, địa chỉ đầu tiên, địa chỉ cuối cùng, địa chỉ broadcast của từng subnet.

2. Các bước làm bài

2.1: Các bước làm dạng bài tập xuôi.

- Từ địa chỉ IP đề bài cho, xác định lớp của địa chỉ đó.

- Xác định Default mask của địa chỉ đó.

- Chuyển tất cả các địa chỉ đó sang dạng nhị phân.

- Nếu biết số bit mượn thì áp dụng công thức 2^n - 2 để tính ra số host và 2^m để tính ra số subnet, với n và m là số bit mượn cho phần host, phần mạng.

- Nếu biết số host thì áp dụng hai công thức trên tìm ra số bit cần mượn.

- Từ số bit mượn và mask tìm ra hop (khoảng cách giữa các subnet)

- Liệt kê theo thứ tự.

 

docx58 trang | Chuyên mục: Truyền Dữ Liệu | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 1088 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Tài liệu tham khảo về Địa chỉ IP: Địa chỉ IP và cách chia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
n là 21. Hay nói cách khác địa chỉ mạng con là: 131.32.21.0
b/ Với mạng con 131.32.21.0 th Octet cuối là địa chỉ máy chủ. Do vậy chỉ số 20 sẽ là chỉ số của máy chủ.
c/ Địa chỉ Broadcast là địa chỉ của NetID kết hợp với địa chỉ HostID với các bit của HostID bật thành 1. Do vậy địa chỉ HostID là: 131.32.21.255
Bài 5: Cho địa chỉ IP: 192.55.12.120/255.255.255.240 Hăy t́m: 
- Chỉ số mạng con
- Chỉ số máy chủ
- Địa chỉ Broadcast
Giải:
a/ Địa chỉ IP và SubnetMask có thể biểu diễn thành như sau:
IP 1100 0000 0011 0111 0000 1100 0111 1000
SubnetMask 1111 1111 1111 1111 1111 1111 1111 0000
Do đây là địa chỉ lớp C, do vậy 3 Octet đầu làm NetID, Octet cuối làm HostID. Căn cứ vào SubnetMask biểu diễn ở trên ta thấy đă mượn 4 bit ở HostID làm địa chỉ mạng con. Như vậy địa chỉ mạng con sẽ là:
1100 0000 0011 0111 0000 1100 0111 0000
Hay 192.55.12.112
b/ Chỉ số máy chủ trong mạng con này sẽ là: 0.0.0.8
Địa chỉ Broadcast sẽ l: 1100 0000 0011 0111 0000 1100 0111 1111
Hay: 192.55.12.127
Bài 6: Cho địa chỉ IP = 141.76.93.135/255.255.224.0 Hăy t́m: 
- Chỉ số mạng con hay địa chỉ mạng con
- Chỉ số máy chủ trên mạng con
- Địa chỉ Broadcast tương ứng với mạng con
Giải:
a/ Biến đổi địa chỉ IP thành nhị phân ta có:
IP 1000 1101 0100 1100 0101 1101 1000 0111
SubnetMask 1111 1111 1111 1111 1110 0000 0000 0000
Đây là địa chỉ lớp B, dùng 2 octet làm NetID, 2 octet làm HostID. Căn cứ vào biểu diễn trên chúng ta thấy đă mượn 3 bit ở octet3 làm địa chỉ mạng con. Hay nói cách khác địa chỉ mạng con sẽ là:
1000 1101 0100 1100 0100 0000 0000 0000
Hay 174.76.64.0
b/ Địa chỉ Host trên mạng con sẽ là:
0000 0000 0000 0000 0001 1101 1000 0111
Hay 0.0.29.135
c/ Địa chỉ Broadcast l: (bật khu vực host thành 1)
1000 1101 0100 1100 0101 1111 1111 1111
Hay: 174.76.95.255
Bài 7: SubnetMask của 184.231.138.239 là bao nhiêu nếu 9 bit đầu của địa chỉ HostID được dùng để phân mạng con.
a/ 255.255.192.0
b/ 255.255.255.128
c/ 255.255.224.0
d/ 255.255.255.192
Đây là địa chỉ lớp B nên phương án (a),© là loại. Do mượn 9 bit làm NestID do đó Octet cuối sẽ mượn 1 bit. octet cuối của SubnetMask biểu diễn dạng nhị phân là: 10000000 Hay 128
Vậy đáp án b là đáp án đúng.
Bài 8: Máy chủ nào trong các máy chủ sau phải sử dụng Router để liên lạc với máy 191.24.144.12 biết SubnetMask của máy này l 255.255.224.0
a/ 191.24.153.35
b/ 191.24.169.2
c/ 191.24.201.3
d/ 191.24.147.86
Khi liên lạc trên hai đường mạng khác nhau th́ mới cần đến Router hoặc Switch. Do vậy trong các địa chỉ trên th́ những địa chỉ nào khác đường mạng với địa chỉ máy chủ đă cho sẽ cần đến Router khi liên lạc.
Biểu diễn địa chỉ Subnet Mask thành địa chỉ nhị phân ta có:
1111 1111 1111 1111 1110 0000 0000 0000
Như vậy đă mượn 3 bit từ Octet 3 làm NetID.
=> Số các đường mạng là:
0000 0000 0
0010 0000 32
0100 0000 64
0110 0000 96
1000 0000 128
1010 0000 160
1100 0000 192
1110 0000 224
Thuật ngữ IP “tĩnh” được nói đến như một địa chỉ IP cố định dành riêng cho một người, hoặc nhóm người sử dụng mà thiết bị kết nối đến Internet của họ luôn luôn được đặt một địa chỉ IP. Thông thường IP tĩnh được cấp cho một máy chủ với một mục đích riêng (máy chủ web, mail) để nhiều người có thể truy cập mà không làm gián đoạn các quá tŕnh đó.
Một số ISP sẽ yêu cầu khách hàng khai báo (hoặc cam kết) về mục đích của việc sử dụng IP tĩnh để quản lư khi cung cấp dịch vụ IP tĩnh cho khách hàng (nhằm tránh tạo ra các máy chủ cung cấp dịch vụ mà không đăng kư hoặc không được phép theo quy định riêng của từng quốc gia).
Trái lại với IP tĩnh là các IP động: Nếu không sử dụng các dịch vụ đặc biệt cần dùng IP tĩnh, khách hàng thông thường chỉ được ISP gán cho các IP khác nhau sau mỗi lần kết nối hoặc trong một phiên kết nối được đổi thành các IP khác. Hành động cấp IP động của các ISP nhằm tiết kiệm nguồn địa chỉ IP đang cạn kiệt hiện nay. Khi một máy tính không được kết nối vào mạng Internet th́ nhà cung cấp sẽ sử dụng IP đó để cấp cho một người sử dụng khác.
Như vậy nếu như sử dụng IP động th́ người sử dụng không thể trở thành người cung cấp một dịch vụ trên Internet (chẳng hạn lập một trang web, mở một proxy cho phép người khác tự do thông qua nó để che dấu tung tích... trên chính máy tính của ḿnh) bởi địa chỉ IP này luôn bị thay đổi.
Không hẳn là như vậy, nếu như người cung cấp dịch vụ tạo ra đó trên máy tính của họ, sau đó thông báo đến những người khác th́ những người này có thể truy cập trong khoảng thời gian IP đó chưa bị thay đổi, và thêm các điều kiện rằng ISP của người tạo ra dịch vụ không đặt một firewall để không cho phép truy cập trái phép đến.
Do sử dụng IP động (kết hợp dùng chung IP) nên người sử dụng Internet ở Việt Nam thường gặp các rắc rối do chịu hậu quả của những sự phá hoại từ những người sử dụng IP trước đó (hoặc cùng thời điểm do sử dụng chung IP). Nhiều trang web, nhà cung cấp các dịnh vụ Internet, đă cấm (block) một số địa chỉ IP phát tán thư rác hoặc gây ra phá hoại từ địa chỉ IP được xác định là đă được cấp cho các IXP, ISP của Việt Nam.
Khái niệm, ứng dụng địa chỉ MAC
Địa chỉ MAC là ǵ? Làm thế nào để t́m được địa chỉ MAC của card mạng? Ứng dụng của địa chỉ MAC?
Trong mô h́nh OSI (Open Systems Interconnection) hay mô h́nh tham chiếu kết nối các hệ thống mở th́ địa chỉ MAC (Media Access Control) nằm ở lớp 2 (lớp liên kết dữ liệu hay Data Link Layer). 
Nói một cách đơn giản, địa chỉ MAC là địa chỉ vật lư hay c̣n gọi là số nhận dạng (Identification number) của thiết bị. Mỗi thiết bị (card mạng, modem, router...) được nhà sản xuất (NSX) chỉ định và gán sẵn 1 địa chỉ nhất định; thường được viết theo 2 dạng: MM:MM:MMSSS (cách nhau bởi dấu hay MM-MM-MM-SS-SS-SS (cách nhau bởi dấu -). 
Địa chỉ MAC là một số 48 bit được biểu diễn bằng 12 số hexa (hệ số thập lục phân), trong đó 24bit đầu (MM:MM:MM) là mă số của NSX (Linksys, 3COM...) và 24 bit sau (SSSS) là số seri của từng card mạng được NSX gán. Như vậy sẽ không xảy ra trường hợp hai thiết bị trùng nhau địa chỉ vật lư v́ số nhận dạng ID này đă được lưu trong chip ROM trên mỗi thiết bị trong quá tŕnh sản xuất, người dùng không thể thay đổi được.
MỐI LIÊN HỆ GIỮA ĐỊA CHỈ MAC VÀ IP
Như đă đề cập ở trên, địa chỉ MAC làm việc ở lớp 2 trong khi địa chỉ IP làm việc ở lớp 3 (lớp mạng hay Network Layer). Địa chỉ MAC là cố định (được thiết lập cứng) trong khi địa chỉ IP có thể thay đổi được (thiết lập mềm). Trong mạng luôn duy tŕ một ánh xạ giữa địa chỉ IP và địa chỉ MAC của thiết bị. Do đó, các thiết bị thường dùng cơ chế ARP (Address Resolution Protocol) và RARP (Reverse Address Resolution Protocol) để t́m được địa chỉ MAC, IP của các thiết bị khác khi cần thiết lập kết nối. DHCP cũng thường dựa vào địa chỉ MAC để quản lư việc gán địa chỉ IP cho mỗi thiết bị.
CÁCH T̀M ĐỊA CHỈ MAC
Có nhiều cách để xác định địa chỉ MAC, chẳng hạn như dựa vào loại thiết bị đang sử dụng, vào hệ điều hành (HĐH) đang sử dụng.
Với HĐH Windows: Sử dụng lệnh “winipcfg” (Windows 95, 98 và ME) hoặc “ipconfig /all” (Windows NT, 2000, XP, Vista, Windows 7). Cả hai lệnh “winipcfg” và “ipconfig” đều có thể hiển thị nhiều địa chỉ MAC tương ứng với nhiều card mạng khác nhau trên cùng máy tính.
Với HĐH Unix/Linux: Tùy thuộc vào phiên bản HĐH mà lệnh t́m địa chỉ MAC sẽ khác nhau, chẳng hạn trong Linux và 1 vài phiên bản của Unix, lệnh "ifconfig -a" sẽ trả về địa chỉ MAC của thiết bị hoặc có thể t́m địa chỉ MAC trong file log (/var/log/messages hay /var/adm/message). Bên cạnh đó, HĐH cũng hiển thị địa chỉ MAC trên màn h́nh trong quá tŕnh hệ thống khởi động.
Trong Macintosh, bạn có thể t́m địa chỉ MAC trong TCP/IP Control Panel. Nếu chạy trên Open Transport, địa chỉ MAC thường xuất hiện bên dưới màn h́nh "Info" hay "User Mode/Advanced". Nếu chạy trên MacTCP, địa chỉ MAC sẽ ở dưới biểu tượng "Ethernet".
ỨNG DỤNG ĐỊA CHỈ MAC
Quản lư kết nối không dây trên Access Point, Router. Hầu hết các Access Point (AP) và router đều có tính năng quản lư kết nối nhằm tăng cường khả năng bảo mật cho mạng Wi-Fi. Mặc định tính năng này là tắt nên bất kỳ máy khách nào cũng có thể truy cập vào mạng nếu ḍ được tên mạng (hay c̣n gọi là SSID) và mật khẩu mă hóa. 
- Để kích hoạt chức năng lọc địa chỉ MAC, trước tiên bạn cần thu thập địa chỉ MAC của từng máy khách (xem lại phần T́m địa chỉ MAC) cho phép kết nối tới mạng Wi-Fi. Sau đó, bạn chỉ cần điền chúng vào mục lọc địa chỉ MAC trên AP hoặc router, nhấn Ok để xác nhận việc cập nhật danh sách. Sau khi thiết lập, các máy khách không có tên (địa chỉ MAC) trong danh sách sẽ không được phép đăng nhập mạng.
Note: Việc lọc địa chỉ MAC c̣n nhiều hạn chế do 1 số phần mềm có thể tạo địa chỉ MAC “ảo" tuy nhiên mạng của bạn vẫn an toàn hơn khi có thêm một lớp bảo mật.
- Để khởi động máy tính từ xa đ̣i hỏi router và máy tính cùng hỗ trợ chức năng Wake on LAN (WoLAN). Việc thiết lập WoLAN cũng tương đối đơn giản. Cách thực hiện như sau: Trong giao diện cấu h́nh của router, chọn mục Application và chọn Wake On LAN và nhập địa chỉ MAC của card mạng máy tính cần khởi động. Nếu muốn "đánh thức" 1 máy tính nào đó dựa vào địa chỉ IP, bạn cần kết hợp với tính năng "Bind IP to MAC" - gán cố định địa chỉ IP theo MAC.
CÁCH THAY ĐỔI ĐỊA CHỈ MAC
Như đă đề cập bên trên, địa chỉ MAC thường được gán cố định và lưu trong chip ROM trên mỗi thiết bị nhằm tránh trường hợp trùng địa chỉ MAC giữa hai thiết bị. Tuy nhiên trong một số trường hợp cần thiết, bạn vẫn có thể thay đổi địa chỉ MAC để việc cài đặt ứng dụng được thuận tiện hơn, chẳng hạn:
- Với Windows: Địa chỉ MAC thường được lưu trong registry. Do đó, sử dụng lệnh “regedit” để thay đổi địa chỉ MAC. Windows XP có thêm tùy chọn cho phép thay đổi địa chỉ MAC của một số card mạng trong tab Adavanced. Ngoài ra, bạn có thể dùng tiện ích để thực hiện việc này, chẳng hạn tiện ích miễn phí Macshift (
- Với Mac OS: Sử dụng tính năng MAC Spoofing trên máy tính.
- Với FreeBSD: Sử dụng lệnh theo cú pháp "ifconfig link " để thay đổi địa chỉ MAC.
- Với Linux: Sử dụng lệnh theo cú pháp "ifconfig hw " hoặc sử dụng GNU MAC Changer.
- Với Solaris: Sử dụng lệnh theo cú pháp "ifconfig ".

File đính kèm:

  • docxtai_lieu_tham_khao_ve_dia_chi_ip_dia_chi_ip_va_cach_chia.docx
  • pdfĐịa chỉ IP và cách chia.pdf