Tài liệu giảng dạy Lập trình quản lý 1 - Visual Basic 6.0

Nội dung

Môi trường phát triển ứng dụng . 3

Các thành phần của ứng dụng Windows . 6

Các thành phần lập trình cơ bản của ứng dụng . 10

Bài tập . 13

pdf13 trang | Chuyên mục: Visual Basic 6.0 | Chia sẻ: dkS00TYs | Lượt xem: 1773 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt nội dung Tài liệu giảng dạy Lập trình quản lý 1 - Visual Basic 6.0, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ïi điều khiển cơ bản của Windows 
Điều khiển 
hiển thị chuỗi 
TextBox, Label 
- Label chỉ dùng hiển thị chuỗi, TextBox cho phép nhập liệu 
Điều khiển 
chọn lựa 
OptionBox (RadioButton), CheckBox, ComboBox, ListBox 
- OptionBox, ComboBox chỉ nhận một giá trị lựa chọn trong 
khi CheckBox và ListBox có thể nhận cùng lúc nhiều chọn 
lựa. 
- OptionBox và CheckBox được dùng khi số lượng các lựa 
chọn không thay đổi và ít. ComboBox và ListBox dùng khi 
các lựa chọn thay đổi hay có số lượng nhiều. 
Điều khiển 
khung chứa 
Frame, PictureBox 
- Các điều khiển khung chứa là các điều khiển có thể chứa 
được những điều khiển khác. 
- PictureBox ngoài việc chứa được các điều khiển khác còn có 
thể hiển thị hình ảnh nền và docking (bám vào biên) vào 
form 
Nút lệnh CommandButton (PushButton) 
Thanh cuộn HScrollBar, VScrollBar 
Hình ảnh Image 
Điều khiển khác Timer, DriveListBox, DirListBox, FileListBox 
Các loại project của Visual Basic và các thành phần cơ bản của một project 
Môi trường phát triển ứng dụng tích hợp Visual Basic 6.0 cho phép người lập trình xây dựng không chỉ một 
mà nhiều loại ứng dụng dựa trên các loại project khác nhau. 
Các loại project của Visual Basic 
§ Standard EXE 
§ ActiveX EXE; ActiveX DLL; ActiveX Control 
§ ActiveX Document Dll; ActiveX Document Exe 
§ Data Project 
§ DHTML Application; IIS Application 
 1-8 
Tài liệu giảng dạy Lập trình quản lý 1 Trung Tâm Tin Học – Trường ĐH KHTN TP. HCM 
Một ứng dụng Windows thường chỉ có một project nhưng cũng có thể bao gồm nhiều project thuộc nhiều 
loại khác nhau. Project chính của một ứng dụng thường ở loại Standard EXE hay ActiveX EXE. 
Project chính đại diện cho ứng dụng. Các thuộc tính của project chính giúp Visual Basic biết cách biên dịch 
và xây dựng các file thực thi thích hợp. 
Các thành phần của một project 
Một project bao gồm nhiều loại thành phần 
khác nhau: 
§ Form 
§ Module 
§ Class module 
§ Các User control 
§ Các thành phần thiết kế phụ 
khác tuỳ theo từng hệ thống 
(máy tính) như Data 
Environment, Report designer,... 
Sử dụng cửa sổ Project Explorer và menu 
Project 
Cửa sổ Project Explorer giúp người lập trình 
quản lý các thành phần của project. Cửa sổ này 
có hệ thống menu với đầy đủ các chức năng 
như menu Project. 
§ Thêm/bớt các thành phần như Form, MDI Form, Module, ... vào/ra khỏi project 
§ Lưu project hay một file cụ thể trong project 
§ Đặt thuộc tính cho project 
§ Thiết lập đối tượng được thi hành đầu tiên khi chương trình khởi động 
Các kiểu file của các thành phần trong project 
Song song với việc quản lý một project, người lập trình phải quản lý cấu trúc thư mục chứa các file khi các 
thành phần trong project được lưu. 
Các thành ph?n c?a project và ki?u file tuong ? ng: 
Form *.frm. File d?ng Text ch? a code và các thông tin thiết 
kế giao diện 
*.frx. File dạng binary chứa các hình ảnh có trong 
form 
 1-9 
Tài liệu giảng dạy Lập trình quản lý 1 Trung Tâm Tin Học – Trường ĐH KHTN TP. HCM 
Module *.bas. File dạng Text, chứa code 
Class *.cls. File dạng Text, chứa code 
Control *.ctl. File dạng binary 
File 
project 
*.vbp. File dạng Text chứa thông tin về các thành 
phần trong project. 
 1-10 
Tài liệu giảng dạy Lập trình quản lý 1 Trung Tâm Tin Học – Trường ĐH KHTN TP. HCM 
Các thành phần lập trình cơ bản của ứng dụng 
Nội dung 
Giới thiệu các đơn vị lập trình 
cơ bản: cách sử dụng các 
object, lập trình với sự kiện,... 
§ Control - Object 
ú Property 
ú Method 
ú Event 
§ Form 
§ Module 
Môi trường thi hành ứng dụng của Windows là môi trường hướng sự kiện. VB sử dụng kỹ thuật lập trình 
hướng đối tượng để xây dựng các ứng dụng làm việc dựa trên các sự kiện do người dùng tác động vào. 
Khái niệm về đối tượng (Object) 
Lập trình hướng đối tượng (Object Oriented Programming – OOP) là kỹ thuật lập trình phổ dụng nhất hiện 
nay mà hầu hết các ngôn ngữ lập trình đều sử dụng. 
Kỹ thuật lập trình khởi đầu là kỹ thuật TOP-DOWN chương trình là một tập hợp các câu lệnh được thi 
hành tuần tự từ trên xuống dưới. 
Tiếp theo sau TOP-DOWN là kỹ thuật lập trình hướng thủ tục. Nhiều câu lệnh được gom chung vào một 
thủ tục. Chương trình là một tập hợp các thủ tục và thi hành thông qua việc thủ tục này gọi thủ tục kia. 
Sau lập trình thủ tục là kỹ thuật lập trình hướng đối tượng. Nhiều thủ tục được gom chung vào một đối 
tượng tuỳ theo chức năng của thủ tục đó. Chương trình là một tập hợp các đối tượng thi hành thông qua 
việc đối tượng này tác động đến đối tượng kia. 
§ Khái niệm về đối tượng 
Đối tượng là bất cứ gì mà ta muốn tác động tới hay đề cập tới. Ví dụ về đối tượng là một cuốn sách, 
một chiếc xe máy, một học sinh, một khách hàng,... 
Đối tượng lại có thể chứa trong nó những đối tượng khác. Chương trình là một đối tượng (App), trong 
chương trình lại có các đối tượng form, trong form lại có các đối tượng điều khiển (Control),... 
§ Hành động và thuộc tính của đối tượng 
Các đặc điểm hay các thông tin mô tả về đối tượng là những thuộc tính của đối tượng 
Những hoạt động mà đối tượng thực hiện gọi là hành động của đối tượng 
Trong lập trình, một thuộc tính của đối tượng là một biến đặt trong đối tượng còn một hành động của 
đối tượng là một thủ tục hay một hàm. 
Các control hay các điều khiển và form là những đối tượng thường gặp nhất trong quá trình xây dựng các 
chương trình trên Windows. 
Control là ví dụ dễ thấy nhất về đối tượng đối với học viên 
§ Các loại thuộc tính 
Thuộc tính đọc/ghi 
 1-11 
Tài liệu giảng dạy Lập trình quản lý 1 Trung Tâm Tin Học – Trường ĐH KHTN TP. HCM 
Thuộc tính chỉ đọc/ thuộc tính chỉ ghi 
Thuộc tính chỉ đọc/ghi một lần 
Thuộc tính tại thời điểm thiết kế 
Thuộc tính tại thời điểm thi hành 
Ví dụ Caption, Left, Top, Width, Height, Visible, Enabled, Font, BackColor, ForeColor 
§ Hành động 
Ví dụ Move, SetFocus 
§ Sự kiện 
Windows là môi trường làm việc hướng sự kiện. Một sự kiện xảy ra cho một đối tượng khi người dùng 
tác động lên đối tượng đó hay do đối tượng khác thực hiện một hành động. 
Ở góc độ xây dựng ứng dụng, người lập trình sẽ viết các câu lệnh để đáp ứng lại người dùng dựa trên 
sự kiện xảy ra cho đối tượng đó. 
Ví dụ Click, Load (form), MouseMove, KeyPress 
Form 
Với hầu hết các ứng dụng được xây dựng bằng Visual Basic, form là đối tượng không thể thiếu. 
Form là cửa sổ dùng để thiết kế giao diện. Người lập trình sẽ đặt các điều khiển lên form để thông qua đó 
giao tiếp với người dùng. 
§ Các thuộc tính của form 
Caption, BorderStyle, ControlBox, MaxButton/MinButton, Name, Font, Left – Top – Width – Height, 
Icon, MousePointer, WindowState 
§ Các hành động mà form có thể thực hiện 
Hide/Show, Move, Print 
§ Các sự kiện trên form và quá trình sống của form 
Ngoài việc hiểu được ý nghĩa của các sự kiện, ta phải hiểu được thời điểm một sự kiện xảy ra và thứ 
tự xảy ra của các sự kiện 
Initialize 
Load 
Activate 
Deactivate 
QueryUnload 
Unload 
Terminate 
Các sự kiện khi tương tác với người dùng 
GotFocus/LostFocust 
Click/DblClick 
 1-12 
Tài liệu giảng dạy Lập trình quản lý 1 Trung Tâm Tin Học – Trường ĐH KHTN TP. HCM 
MouseMove/Up/Down 
KeyPress/Down/Up 
Module 
Trong quá trình xây dựng ứng dụng bằng Visual Basic, người lập trình viết code trên các module. Có 3 loại 
module: 
§ Form module 
§ Standard module (module chuẩn) 
§ Class module 
Ba loại module có thể chia thành hai cấp độ 
§ Cấp toàn cục – module chuẩn (Standard module) 
§ Cấp class – class module và form module 
Trong các module, người lập trình có thể 
§ Khai báo biến, hằng số, kiểu dữ liệu,... 
§ Viết các thủ tục/hàm, xử lý các sự kiện 
 1-13 
Tài liệu giảng dạy Lập trình quản lý 1 Trung Tâm Tin Học – Trường ĐH KHTN TP. HCM 
Bài tập 
1.1 Thực hành làm quen với môi trường tích hợp phát triển ứng dụng Visual Basic 
6.0. Xây dựng chương trình “Hello, World” 
- Khởi động Visual Basic 
- Sử dụng ToolBox 
- Sử dụng Properties Window 
- Sử dụng Project Explorer 
- Lưu project và mở lại project 
1.2 Thực hành làm quen với các thành phần lập trình cơ bản của Visual Basic 6.0. 
Xây dựng một ứng dụng có hai form: Form1 và Form2 
- Khi chương trình bắt đầu thực hiện, form1 hiển thị. Trong form1 có 2 
TextBox cho phép người dùng gõ vào tên và tuổi của mình. 
- Sau khi người dùng gõ tên hoặc tuổi và nhấn Enter, form2 hiển thị với một 
TextBox có nội dung là nội dung vừa được gõ vào trong TextBox của form1. 
- Khi người dùng click lên form2 thì đóng form2 lại 
- Người dùng kết thúc chương trình bằng cách đóng form1 
Gợi ý, bài giải 
1.2 Gợi ý hướng dẫn để học viên có thể thực hành làm quen với tất cả các đối tượng 
lập trình: 
Giáo viên hướng dẫn hai cách truyền giá trị nhập vào textbox ở form1 sang 
form2. 
- Cách thứ nhất minh hoạ truy xuất một điều khiển nằm trên một form khác: 
TenForm.TenDieuKhien.ThuocTinh 
- Cách thứ hai minh họa sử dụng biến toàn cục khai báo trong Standard 
Module 

File đính kèm:

  • pdfTài liệu giảng dạy Lập trình quản lý 1 - Visual Basic 6.0.pdf
Tài liệu liên quan