Sử dụng quặng Perlite làm vật liệu hấp phụ cho quá trình xử lý ô nhiễm Pb2+ trong nước
Tóm tắt: Perlite là khoáng tự nhiên đã được xử lý ở các nhiệt độ nung khác nhau.
Việc khảo sát hình thái, cấu trúc của mẫu vật liệu Perlite được thực hiện bằng các
phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD), phổ hồng ngoại (FT-IR), hiển vi điện tử quét
(SEM), và đẳng nhiệt hấp phụ-giải hấp phụ N2 theo BET. Nghiên cứu này bước đầu
tiến hành khảo sát quá trình hấp phụ ion Pb2+ trong nước thải công nghiệp trên
mẫu vật liệu Perlite. Khả năng hấp phụ Pb2+ được khảo sát với sự thay đổi pH, thời
gian và trên các mẫu perlite được nung ở các nhiệt độ khác nhau. Kết quả thu được
cho thấy, quá trình hấp phụ tối ưu ở pH = 7, thời gian hấp phụ 120 phút. Nghiên
cứu này cho thấy quá trình hấp phụ Pb2+ trên vật liệu Perlite biến tính hoàn toàn có
tính khả thi.
ện của nhóm –OH trong phân tử nước, nhưng cường độ này lại giảm đối với Perlite nung. Ngoài ra, số sóng xuất hiện tại 792 và 464cm-1 đặc trưng cho liên kết Si-O và Al-O [4, 9]. Hình 3. Ảnh SEM của (a,b) Perlite thô và (c,d) Perlite nung ở 900oC. Nghiên cứu khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CBES2, 04 - 2018 91 Hình ảnh SEM (hình 3) cho thấy hình thái Perlite thô và những thay đổi trên Perlite khi nung. Đối với Perlite thô có dạng hình khối, cấu trúc tinh thể, bề mặt mịn, ít xốp do nước vẫn tồn tại trong cấu trúc [1]. Trong khi đó, khi xử lý nhiệt hình thái của Perlite có cấu trúc xốp cao, bề mặt gồ ghề, có thể được xác nhận là do sự thoát nước từ vật liệu khi nung. Như vậy, khi Perlite được nung dẫn đến sự mở cấu trúc, tạo ra những lỗ nhỏ (do quá trình thoát nước) làm cho vật liệu xốp hơn [3]. Hình 4. (a) Đường đẳng nhiệt hấp phụ-khử hấp phụ N2 và (b) Đường phân bố kích thước mao quản của Perlite thô và Perlite nung ở 900 oC. Hình 4a cho thấy đường đẳng nhiệt hấp phụ và giải hấp N2 của Perlite thô nằm giữa kiểu III và IV với vòng trễ H3 theo phân loại của IUPAC chứng tỏ có sự tồn tại của các mao quản lớn và mao quản trung bình nhưng kích thước mao quản không đồng đều (17,9 nm). Đối với mẫu Perlite nung ở 900oC đường đẳng nhiệt hấp phụ thuộc loại IV có vòng trễ lớn loại H3 tương ứng với cấu trúc mao quản trung bình dạng khe, với đường kính mao quản trung bình là 26,39 nm (hình 4b). Diện tích bề mặt riêng của mẫu Perlite thô là 2,3m2/g với thể tích mao quản là 0,0094 cm3.g-1, sau khi nung 900oC diện tích bề mặt riêng giảm so với mẫu thô còn 1,9m2/g được giải thích là do sự quá nóng của perlite làm cho giản nở cực đại sau đó giảm dẫn đến diện tích bề mặt riêng giảm và thể thể tích mao quản là 0,0106cm3.g-1. 3.2. Kết quả khảo sát khả năng hấp phụ Pb2+ của Perlite 3.2.1. Khảo sát khả năng hấp phụ ion Pb2+ của các mẫu Perlite Hình 5. Hiệu suất hấp phụ Pb2+ trên các mẫu vật liệu khác nhau. Hóa học & Môi trường P. X. Núi, , T. X. Bản, “Sử dụng quặng Perlite xử lý ô nhiễm Pb2+ trong nước.” 92 Các mẫu Perlite sau khi nung ở các nhiệt độ khác nhau (650, 750 và 900oC) được tiến hành khảo sát khả năng hấp phụ Pb2+ (20 mg/L) ở nhiệt độ 25oC, trong 3 giờ với pH = 6. Kết quả thu được ở hình 5 cho thấy, khả năng hấp phụ của Perlite nung ở 900 oC (PY19- 900) đạt hiệu suất cao nhất (90,3%), trong khi đó mẫu Perlite thô khả năng hấp phụ với hiệu suất đạt 75,84%. Như vậy, có thể thấy khi Perlite được nung ở nhiệt độ cao, nước ở trong các mao quản bắt đầu bay hơi, thoát ra ngoài, dẫn đến mở rộng kích thước mao quản trong cấu trúc làm tăng khả năng hấp phụ của Perlite [10]. Và sự mở rộng mao quản này đến một nhiệt độ nhất định sẽ là tối đa và không thể tăng thêm được nữa. Do vậy, nghiên cứu này sử dụng Perlite nung ở 900 oC để tiến hành các thí nghiệm tiếp theo. 3.2.2. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian đến khả năng hấp phụ của Perlite Tiến hành khảo sát thời gian 30, 60, 120, 240 và 480 phút đến quá trình hấp phụ Pb2+ được thực hiện trong môi trường pH = 6, nhiệt độ hấp phụ 25oC và vật liệu hấp phụ được sử dụng PY-19-900. Kết quả được thể hiện ở hình 6. Hình 6. Ảnh hưởng của thời gian đến hiệu suất hấp phụ. Từ kết quả Hình 6 cho thấy sự hấp phụ Pb2+ xảy ra rất nhanh trong giai đoạn đầu: với 30 phút đầu hiệu suất hấp phụ đạt 52,4% và khi thời gian tăng lên 60 phút thì hiệu suất hấp phụ tăng chậm (56,98%). Nhưng trong khoảng thời gian từ 120 đến 240 phút sự hấp phụ gần như không đổi và hiệu suất hấp phụ cực đại với thời gian 120 phút, có thể nhận thấy sau 240 phút thì hiệu suất hấp phụ có chiều hướng giảm do sau khi đạt đến trạng thái cân bằng. Sự giảm khả năng hấp phụ này có thể do mao quản của vật liệu ở giai đoạn đầu trống rỗng nên nhanh chóng hút các ion kim loại Pb2+ làm cho quá trình xảy ra nhanh, khi các mao quản phía ngoài bị lấp đầy thì việc kéo dài thời gian hấp phụ làm cho ion Pb2+ khuếch tán vào bên trong các khe mao quản làm tăng lượng hấp phụ nhưng với tốc độ chậm hơn và sau 120 phút thì đường hấp phụ nằm ngang qua đó thấy rằng quá trình hấp phụ đạt đến trạng thái cân bằng. Do vậy, thời gian 120 phút được chọn là thời gian tối ưu để tiến hàn khảo sát các thí nghiệm tiếp theo. 3.2.3. Khảo sát ảnh hưởng của pH đến quá trình hấp phụ Tiến hành khảo sát khả năng hấp phụ ion Pb2+ trong điều kiện pH thay đổi (pH = 2, 4, 5, 6, 7 và 9). Các điều kiện thí nghiệm khác được thực hiện như trên nhưng với thời gian hấp phụ 120 phút. Kết quả khảo sát thu được ở hình 7. Kết quả thu được cho thấy, ở môi trường pH thấp hoặc quá cao thì hiệu quả hấp phụ thấp hơn so với môi trường trung tính (pH = 7) hiệu suất hấp phụ đạt 93,04% trong khi đó pH 2 thì hiệu suất hấp phụ giảm xuống còn 68,12% và khi pH tăng lên 9 thì hiệu suất hấp phụ còn 87,55%. Như vậy, khi pH thấp (pH < 5) hiệu suất hấp phụ thấp do sự tăng Nghiên cứu khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CBES2, 04 - 2018 93 mật độ điện tích dương (proton) trên bề mặt vật liệu, khi đó hình thành Si-OH2+ chính vì vậy sẽ cạnh tranh trên bề mặt Perlite và đẩy ion kim loại Pb2+ [11, 12]: 2MOH H OH MOH OH . Hình 7. Ảnh hưởng của pH đến hiệu suất hấp phụ. Trong môi trường kiềm pH cao (pH > 7), bề mặt Perlite tích điện âm dẫn đến lực hút tĩnh điện và kéo ion Pb2+ làm tăng dung lượng hấp phụ Pb2+: MOH MO H và 2MO Pb MO Pb 4. KẾT LUẬN Mẫu quặng Perlite thô đã được nung ở các nhiệt độ khác nhau, kết quả XRD cho thấy sau khi nung cấu trúc đặc trưng của các Perlite vẫn được duy trì. Với kết quả SEM và đẳng nhiệt hấp phụ N2 theo BET cho thấy, vật liệu sau khi nung có cấu trúc xốp và đường kính mao quản tăng và làm tăng dung lượng hấp phụ ion Pb2+. Hoạt tính hấp phụ Pb2+ của PY19-900 cho thấy hiệu suất hấp phụ trên 90%. Và thời gian hấp phụ cực đại 120 phút, quá trình hấp phụ xảy ra trong môi trường trung tính (pH = 7), khi đó, hiệu suất hấp phụ đạt 93%. Như vậy, vật liệu Perlite tự nhiên hoàn toàn có triển vọng làm vật liệu hấp phụ trong xử lý môi trường và làm chất mang cho quá xúc tác trong tương lai. Lời cảm ơn: Nhóm tác giả cảm ơn sự tài trợ về kinh phí của Đề tài Khoa học và Công nghệ Cấp Bộ, Mã số: B2016-MDA-04ĐT. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. S. Kabra, S. Katara, A. Rani, “Characterization and Study of Turkish Perlite”, Int. J Innov. Pes. Sci. Eng. Tech., Vol. 2, No. 9 (2013), p. 4319. [2]. Maxim L.D, Niebo R., McConnell E.E., “Perlite toxicology and epidemiology – a review”, Inhal Toxicol. Vol. 26, No. 5 (2014), pp. 259-70. [3]. E. Modiba, P. Osifo, H. Rutto “ The use of impregnated as a heterogeneous catalyst for biodiesel production from murala oil”, Chemical Papers, Vol. 68, No.10 (2014), pp. 1341–1349. [4]. H. Ghassabzadeh, A. Mohadespour, M. Torab-Mostaedi, P. Zaheri, M. G. Maragheh, H. Taheri “Adsorption of Ag, Cu and Hg from aqueous solutions using expanded perlite”, J. Hazar. Mat., Vol. 177 (2010), pp. 950-955. [5]. A. Sarı, M. Tuzen, D. Cıtak, M. Soylak, “Adsorption characteristics of Cu(II) and Pb(II) onto expanded perlite from aqueous solution”, J. Hazar. Mater., Vol. 148 (2007), pp. 387-394. Hóa học & Môi trường P. X. Núi, , T. X. Bản, “Sử dụng quặng Perlite xử lý ô nhiễm Pb2+ trong nước.” 94 [6]. S.N. Hosseini, S.M. Borghei, M. Vossoughi, N. Taghavinia, “Immobilization of TiO2 on perlite granules for photocatalytic degradation of phenol”, Applied Catalysis B: Environmental, Vol. 74, No.1–2 (2007), pp. 53-62. [7]. Dilek GÜL, “Characterization and expansion behaviour of perlite”, Master Thesis, School of Engineering and Sciences of İzmir Institute of Technology (2016). [8]. Alihosseini, A., Taghikhani, V. Safekordi, A. A. Bastani, D., “Equilibrium sorption of crude oil by expanded perlite using different adsorption isotherms at 298.15 k”, Int. J. Environ. Sci. Tech., Vol. 7, No. 3, (2010), pp. 591-598. [9]. Kabra, S., Sharma, A., Katara, S., Hada, R., Rani, A., “DRIFT- Spectroscopic study of modification of surface morphology of perlite during thermal activation”, Indian Journal of Applied Research, Vol. 3, No. 4, (2013), pp. 40-42. [10].Dogan, M., Alkan, M., “Adsorption kinetics of methyl violet onto perlite”, Chemosphere, Vol. 50, (2003), pp. 517-28. [11]. Roulia, M., Chassapis, K.., Kapoutsis, J.A.., Kamitsos, E.I., Savvidis, T., “Influence of thermal treatment on the water release and the glassy structure of perlite”, J. Mater. Sci., Vol. 41, (2006), pp. 5870-81. [12]. Morsy, M.S., Shebl, S.S., Abd El Gawad Saif, M., “Development of perlite-gypsum- slag-Lime sludge-composite system for building application”, Building Research Journal, Vol. 56, (2008), pp. 49-58. ABSTRACT USING PERLITE AS MATERIAL FOR ADSORTION OF Pb(II) FROM AQUEOUS SOLUTION Perlite is a natural, which is treated by the various calcination temperatures. An examination of the structural, morphological and mineralogical features of perlite sample was carried out by XRD, FT-IR, SEM, and N2-adsorption-desorption analytical techniques. This article features the primary step of study of the experiments were to use expanded perlite to adsorb lead in industrial wastewater. The adsorption properties of Pb2+ by the modified Perlite were investigated with changes in pH, adsorption time, and Perlite samples were calcined at the various temperatures. The obtained results show that the optimum pH for adsorption is 7. Pb (II) metal adsorption reached equilibrium for 120 min. Studies have shown that the adsorption of Pb2+ ions of modified perlite is feasible. Keywords: Perlite; Pb2+; Expanded perlite; Adsorption. Nhận bài ngày 18 tháng 02 năm 2018 Hoàn thiện ngày 16 tháng 03 năm 2018 Chấp nhận đăng ngày 02 tháng 04 năm 2018 Địa chỉ: 1 Khoa Dầu khí, Trường ĐH Mỏ - Địa chất; 2 Khoa Khoa học và Kỹ thuật Địa chất, Trường ĐH Mỏ - Địa chất. * Email: phamxuannui@gmail.com.
File đính kèm:
- su_dung_quang_perlite_lam_vat_lieu_hap_phu_cho_qua_trinh_xu.pdf