Sử dụng kho ngữ liệu trong giảng dạy tiếng Việt
Đã có không ít nhà nghiên cứu khẳng định rằng “kho ngữliệu và việc nghiên cứu kho ngữ
liệu đã làm nên cuộc cách mạng vềnghiên cứu ngôn ngữ, và vềcác ứng dụng của ngôn ngữtrong
vòng vài thập niên qua” [Hunston 2002:1]. Mặc dù thuật ngữngôn ngữhọc ngữliệu (corpus
linguistics) và ngữliệu (corpus) xuất hiện lần đầu tiên đầu những năm 1980 [Leech & Svartvik
1992:105]nhưng những nghiên cứu ngôn ngữdựa vào ngữliệu đã có lịch sửtừtrước đó.
Thuật ngữ“ngữliệu” (corpus) trong ngành ngôn ngữhọc được hiểu là một tập hợp văn bản
viết hoặc lời nói đã được văn bản hoá (hay phiên âm) dùng làm cơsởcho việc phân tích và miêu
tảngôn ngữhọc. Theo Sinclair [1991], kho ngữliệu là “một khối các văn bản ngôn ngữtựnhiên
được chọn làm đại diện cho một trạng thái hay biến thểcủa một ngôn ngữ”.
iệu nhỏ của riêng mình. Sau đó chạy chương trình tìm kiếm các dòng chỉ mục ngữ cảnh. Bước 2: Cho học viên đọc các chỉ mục ngữ cảnh đó và đoán nghĩa của từ. Sau đó gộp nhóm các dòng chỉ mục có cùng nghĩa lại với nhau. Bước 3: Đặt câu với các từ vừa học được. Hoạt động 2. Tìm hiểu tần số sử dụng của từ. Bước 1: Cho học viên nhập 10 bài báo trên vào chương trình và tạo bảng danh sách tần số của các từ sắp xếp theo trật tự ABC và sắp xếp theo tần số từ cao xuống xuống thấp. Bước 2: Đề nghị học viên đọc qua danh sách tần số trên và viết lại các từ không biết hoặc không quen. Xem các từ mình không biết nằm ở nửa trên hay nửa dưới của danh sách tần số trên. Chú ý: Có thể thực hiện cả hai hoạt động 1 và 2 đồng thời. Khi học viên nhận thấy từ mới không biết nghĩa ở trong Hoạt động 2 thì có thể chuyển qua Hoạt động 1 để đoán nghĩa từ trong ngữ cảnh. XXVIII NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG XXVIII Hoạt động 3. Từ vựng trong các thể loại ngữ vực khác nhau: Hoạt động này yêu cầu học viên hoặc giáo viên chuẩn bị trước các văn bản học thuật và các văn bản hội thoại (có thể lấy từ các cuộc hội thoại hàng ngày hay trên lớp). Bước 1: Chia lớp thành 2 nhóm. Đề nghị các học viên nhóm thứ nhất nhập 10 văn bản học thuật và các học viên nhóm còn lại nhập 10 văn bản hội thoại vào chương trình. Các học viên có thể chọn các văn bản khác nhau trong cùng thể loại được giao. Bước 2: Cho học viên tạo các danh sách tần số từ các văn bản mà họ đã chọn và sắp xếp theo trật tự tần số, tức là các từ có tần số cao nhất sẽ đứng đầu danh sách. Bước 3: Đề nghị học viên viết 10 từ cho mỗi loại từ loại như danh từ, động từ, và tính từ. Bước 4: Cho các học viên so sánh danh sách của họ với danh sách của các học viên khác cùng nhóm xem có những từ nào trùng nhau và không trùng nhau. Sau đó tập hợp lại thành một danh sách chung gồm 10 từ có tần số cao nhất trong toàn bộ nhóm, cũng theo từ loại. Bước 5: Cho học viên so sánh với các học viên khác thuộc nhóm còn lại, tức là nhóm học viên chọn các văn bản thuộc các ngữ vực khác. Thảo luận về sự khác nhau của danh sách từ cùng nhóm và khác nhóm. Tìm những từ nào giống nhau trong cả 2 nhóm. [Chú ý: Khi học viên gặp từ mới có thể cho họ làm Hoạt động 1 để đoán nghĩa từ trong ngữ cảnh] 7. Những điểm nên chú ý khi sử dụng kho ngữ liệu trên lớp Có nhiều cách thức và hoạt động sử dụng kho ngữ liệu trong hoạt động giảng dạy và học tập, ở trên lớp cũng như ở nhà, đã được nghiên cứu và áp dụng. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần chú ý tới một số nguyên tắc cơ bản dùng để xây dựng và phát triển tài liệu và các hoạt động giảng dạy tiếng Việt dựa trên ngữ liệu. Reppen (2010, p. 43) đã đề xuất một vài hướng dẫn chung cho việc sử dụng kho ngữ liệu như những gợi ý ban đầu như sau: - Có ý tưởng rõ ràng về chủ điểm muốn dạy; - Chọn kho ngữ liệu phù hợp nhất cho bài giảng của mình; - Khám phá toàn bộ, thấu đáo kho ngữ liệu phục vụ cho chủ điểm muốn dạy; - Đảm bảo rằng các hướng đi là hoàn thiện và dễ thực hiện; - Đảm bảo rằng các thí dụ tập trung vào chủ điểm muốn dạy; - Cung cấp nhiều cách tương tác với tài liệu; - Sử dụng nhiều dạng bài tập; - Nếu sử dụng máy tính, nên có kế hoạch hoặc hoạt động thay thế trong trường hợp máy tính có vấn đề. Chẳng hạn, có thể in trước một số danh sách tần số, chỉ mục ngữ cảnh, hoặc danh sách từ đồng hiện để cung cấp cho học viên trong trường hợp điều kiện kĩ thuật không cho phép ở lớp học. 8. Kết luận Khi sử dụng ngôn ngữ học ngữ liệu, hay cụ thể hơn là đưa các chứng cứ từ kho ngữ liệu vào lớp học tiếng, có lẽ cần xác định rõ vai trò kép của ngôn ngữ học ngữ liệu, đó là nó vừa là vấn đề cải tiến về mặt phương pháp, vừa là một vấn đề mang tính lí thuyết. Kết hợp lại là một phương pháp giảng dạy mới. Nhìn từ góc độ lí thuyết, việc diễn giải các cứ liệu ngôn ngữ quan sát được XXIX TỪ ĐIỂN HỌC & BÁCH KHOA THƯ, SỐ 1 (15), 1-2012 XXIX sẽ dẫn tới định nghĩa mới về một đơn vị mang nghĩa mà vốn khó hoặc không thể nhận diện và quan sát được cụ thể bằng các phạm trù miêu tả truyền thống. Từ góc độ phương pháp, định nghĩa và đánh giá cho các đơn vị này trong khi tiến hành các hoạt động trên lớp sẽ mang lại cách tiếp cận giao tiếp thực sự trong quá trình giảng dạy. Như vậy, nhiệm vụ nhận diện các quy luật sử dụng ngôn ngữ trở thành hiện thực cho cả học viên lẫn giáo viên. Trong môi trường lớp học, phương pháp của ngôn ngữ học ngữ liệu thích hợp cho học viên ở các trình độ khác nhau vì đây là cách học đi từ dưới lên (bottom-up) của ngôn ngữ, tức là những kinh nghiệm học được dù rất nhỏ để bắt đầu thực hành, và học viên sẽ tiến bộ nhanh hơn qua việc quan sát và thực hành. Những điều chúng ta đã xem xét ở trên chỉ ra rằng những hiểu biết mà học viên có thể rút ra được từ kho ngữ liệu có thể khác về chất so với những miêu tả trong các sách ngữ pháp nhà trường truyền thống. Qua trang chỉ mục ngữ cảnh, việc nhận ra chức năng của một đơn vị và áp dụng nó trong thực tế sử dụng ngôn ngữ trở nên khá dễ dàng đối với giáo viên và học viên. Tognini-Bonelli [2001:41] đã gọi các đơn vị mang nghĩa mới vốn được tạo ra bằng sự liên kết chặt chẽ giữa các khuôn từ vựng và ngữ pháp là “các khuynh hướng mới cho miêu tả ngôn ngữ học”. Do đó, nếu chúng ta muốn dạy cho học viên giao tiếp theo cách tiếp cận mới này trong sử dụng ngôn ngữ thì chúng ta phải đưa ngữ liệu vào lớp học1. THƯ MỤC THAM KHẢO [1] Biber, D. (1999). Longman grammar of spoken and written English. New York: Longman. [2] Biber, D. (2006). University language : a corpus-based study of spoken and written registers. Amsterdam ; Philadelphia: J. Benjamins. [3] Byrd, P. E. (1995). Material Writer's Guide: Heinle & Heinle Publishers, International Thomson Publishing Book Distribution Center, 7625 Empire Drive, Florence, KY 41042. [4] Cortes, V. (2002). Lexical bundles in freshman composition. In R. Reppen, S. Fitzmaurice & D. Biber (Eds.), Using Corpora to Explore Linguistic Variation (pp. 131-145). Amsterdam: John Benjamins. [5] Cortes, V. (2008). A comparative analysis of lexical bundles in academic history writing in English and Spanish. Corpora, 3(1), 43-57. [6] Grabe, W. (2009). Reading in a second language : Moving from theory to practice. Cambridge ; New York: Cambridge University Press. [7] Grabe, W., & Stoller, F. L. (2002). Teaching and researching reading. Harlow: Longman. [8] Hunston, S. (2002). Corpora in applied linguistics. Cambridge, England ; New York: Cambridge University Press. [9] Johns, T. (1986). Micro-concord: A language learner's research tool. System, 14(2), 151-162. doi: Doi: 10.1016/0346-251x(86)90004-7 [10] Johns, T. (1991). From printout to handout: Grammar and vocabulary learning in the context of data-driven learning. English Language Research Journal 4, 27-45. ⇛ (Xem tiếp trang 54) 1 Bài viết này đã gửi tham gia Hội thảo Quốc tế: “Nghiên cứu và giảng dạy tiếng Việt lần thứ nhất” được tổ chức ngày 27-2-2011. 54 NHỮNG VẤN ĐỀ TỪ ĐIỂN HỌC 54 [7] Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, TP HCM, 1996. [8] Viện Ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, NXB Từ điển Bách khoa, H., 2010. SUMMARY This contribution studies, describes the semantic change of several words often seen in recent newspapers in Vietnamese (nóng, sốt, sạch, nhạy cảm, đại gia, chân dài, hàng), from that to point out the cause, requisites of this phenomenon. It is noteworthy, however, that such way of changing meaning should not be abused if unnecessary, since it would affect the clarity and purity of the Vietnamese language. [11] Johns, T. (2002). Data-driven Learning: The Perpetual Challenge. In B. Kettemann & G. Marko (Eds.), Teaching and Learning by Doing Corpus Linguistics (pp. 107-117): Amsterdam: Rodopi. [12] Leech, G., & Svartvik, J. (1992). Corpora and theories of linguistic performance Directions in corpus linguistics : proceedings of Nobel Symposium 82, Stockholm, 4-8 August 1991 (pp. 105-122). Berlin; New York: Mouton de Gruyter. [13] McEnery, T., & Wilson, A. (2001). Corpus Linguistics. Edinburgh: Edinburgh University Press. [14] Nation, I. S. P. (2007). Vocabulary learning through experience tasks. Language Forum, 33(2), 33-43. [15] Prodromou, L. (2003). Idiomaticity and the non-native speaker. English Today, 19(2), 42-48. [16] Prodromou, L. (2008). English as a lingua franca : a corpus-based analysis. London ; New York: Continuum. [17] Reppen, R. (2010). Using corpora in the language classroom. New York: Cambridge University Press. [18] Schmitt, N. (2008). Review article: Instructed second language vocabulary learning. Language Teaching Research, 12(3), 329-363. doi: 10.1177/1362168808089921 [19] Sinclair, J. (1991). Corpus, concordance, collocation. Oxford: Oxford University Press. [20] Sinclair, J. (1996). Eagles preliminary recommendations on corpus typology EAG-TCWG-CTYP/ P. [21] Sinclair, J. (Ed.). (1990). Collins COBUILD English Grammar. London: Harper Collins. [22] Sinclair, J. (Ed.). (1996). Collins COBUILD Grammar Patterns I: Verbs. London: Collins. [23] Sinclair, J. (Ed.). (1998). Collins COBUILD Grammar Patterns 2: Nouns and Adjectives. London: Collins. [24] Sinclair, J., & Renouf, A. (1988). A lexical syllabus for language learning. In R. Carter & M. McCarthy (Eds.), Vocabulary and language teaching (pp. 140-160). London: Longman. [25] Tognini-Bonelli, E. (2001). Corpus linguistics at work. Amsterdam; Philadelphia: J. Benjamins. SUMMARY The use of the corpus in teaching Vietnamese is an essential requirement for compiling and teaching this subject in Vietnam. The contribution brings forward methods of using the corpus, how to compile vocabulary and grammatical drills based on Vietnamese corpus and things that we must pay attention to when using the corpus. ⇛ SỬ DỤNG KHO NGỮ LIỆU ... (Tiếp theo trang XXIX)
File đính kèm:
- Sử dụng kho ngữ liệu trong giảng dạy tiếng Việt.pdf