Sử dụng chỉ tiêu NPV, NAV và NFV trong giám sát, đánh giá dự án đầu tư

Tóm tắt: Thông thường các chỉ tiêu kinh tế như giá trị hiện tại thuần (Net Present Value - NPV), giá trị san đều hàng năm (Net Annual Value-NAV) và chỉ tiêu giá trị tương lai thuần (Net Future Value - NFV) thường chỉ được sử dụng trong phân tích, đánh giá hiệu quả đầu tư ở giai đoạn lập dự án. Liệu các chỉ tiêu này có thể được sử dụng trong giám sát, đánh giá dự án đầu tư ở giai đoạn thực hiện dự án? Trên cơ sở phân tích cách sử dụng các chỉ tiêu này, bài viết trình bày nghiên cứu, đề xuất sử dụng các chỉ tiêu NPV, NAV và NFV trong giám sát, đánh giá dự án đầu tư ở giai đoạn thực hiện dự án.

pdf5 trang | Chuyên mục: Kiểm Toán Dự Án | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 1981 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Sử dụng chỉ tiêu NPV, NAV và NFV trong giám sát, đánh giá dự án đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
vay trên thị trường vốn.
2.2 Nội dung phương pháp chỉ tiêu giá trị tương lai thuần (Net Future Value-NFV)
Chỉ tiêu này thường được ký hiệu là NFV (Net Future Value). Ý nghĩa kinh tế của nó tương tự chỉ tiêu 
NPV nhưng các chi phí được quy về thời điểm cuối đời dự án.
( ) ( )∑∑
=
−
=
− +++=
n
t
tn
t
n
t
tn
t rCrBNFV
00
11 (4)
Nếu tách thành phần: ( ) ( ) tnttnt rCrB −− +++ 11 khi t=0
Ta sẽ có: 
Do đó, công thức (4) có dạng: 
( ) ( ) HrCrBrVNFV
n
t
tn
t
n
t
tn
t
n ++++++−= ∑∑
=
−
=
−
11
11)1( (5)
Phương án có NFV max là phương án tốt nhất.
2.3 Nội dung phương pháp giá trị san đều hàng năm (Net Annual Value-NAV)
Chỉ tiêu hiệu số thu chi san đều hàng năm thường được ký hiệu là NAV (Net Annual Value). Ý nghĩa kinh 
tế của nó tương tự chỉ tiêu NPV, NFV; người ta có thể dùng chỉ tiêu NPV hay NFV để san đều nhưng thực tế 
thường dùng chỉ tiêu NPV để san đều.
( )
( )
1
1 1
n
n
r r
NAV NPV
r
+
= ×
+ −
 (6)
Trị số NPV ở đây được xác định theo các công thức (1) và (3). 
Phương án đầu tư được coi là đáng giá khi NAV > 0 và phương án được coi là tốt nhất khi NAVmax.
Qua công thức (6) ta thấy phương pháp sử dụng chỉ tiêu NAV có ưu điểm sau:
- Có tính đến sự biến động của các chỉ tiêu theo thời gian và cho cả đời dự án;
- Có tính đến giá trị tiền tệ theo thời gian phù hợp với nền kinh tế thị trường;
- Có thể tính đến yếu tố lạm phát, trượt giá bằng cách điều chỉnh chỉ tiêu Bt và Ct hay r.
3. Đề xuất một số phương pháp đánh giá hiệu quả dự án đầu tư trong công tác giám sát, đánh 
 giá dự án đầu tư 
Trong phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế - tài chính của dự án, có hai chỉ tiêu khác cũng có cùng ý nghĩa 
kinh tế với chỉ tiêu NPV, có thể sử dụng để làm chỉ tiêu bổ sung để phân tích, đánh giá dự án đầu tư, phục vụ 
cho công tác kiểm tra, đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư: đó là chỉ tiêu giá trị tương lai thuần (NFV) và giá trị 
san đều hàng năm (NAV). Tùy theo từng trường hợp cụ thể, các chỉ tiêu này sẽ được lựa chọn để tính toán, so 
sánh với kết quả ở giai đoạn lập dự án đầu tư ban đầu như đã phân tích ở trên.
11
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG
SỐ 29
6 - 2016
3.1 Áp dụng chỉ tiêu NPV để phân tích đánh giá hiệu quả dự án đầu tư trong quá trình giám sát, 
đánh giá dự án đầu tư 
Sử dụng chỉ tiêu NPV để phân tích đánh giá hiệu quả dự án đầu tư là phương pháp được sử dụng rộng 
rãi và phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, chỉ tiêu này quy đổi các khoản thu chi về thời điểm đầu vận hành dự 
án khiến cho việc áp dụng để phân tích hiệu quả đầu tư trong quá trình giám sát, đánh giá đầu tư chỉ có ý nghĩa 
với các dự án đảm bảo tiến độ. 
Với các dự án chậm tiến độ, thời gian thực hiện dự án bị kéo dài, nếu không có điều chỉnh để đẩy nhanh 
tiến độ, thời điểm vận hành dự án dự kiến sẽ không còn giống thời điểm đã được xác định khi lập dự án đầu tư 
(không còn ở năm 0 mà sẽ là ở năm dự kiến khác là năm k - tương ứng với thời gian dự án bị kéo dài). Khi đó 
sẽ có 3 trường hợp xảy ra: 
Trường hợp 1: Dự án bị chậm tiến độ, nhưng được điều chỉnh đẩy nhanh tiến độ để đảm bảo thời điểm 
đưa dự án vào vận hành.
Trong trường hợp này, nếu tiếp tục sử dụng chỉ tiêu NPV để phân tích, thời điểm quy đổi để tính toán hiệu 
quả của dự án vẫn là năm 0. Chỉ tiêu NPV vẫn còn ý nghĩa để lựa chọn làm chỉ tiêu để phân tích đánh giá phục 
vụ cho công tác giám sát, đánh giá đầu tư.
Trường hợp 2: Dự án bị chậm tiến độ, nhưng vẫn được tiếp tục thực hiện với tiến độ cũ đã lập, thời gian 
dự án bị kéo dài dự kiến là k năm, dự kiến thời gian vận hành bị rút ngắn còn (n-k) năm, thời điểm kết thúc dự 
án dự kiến là năm n (với những dự án bị giới hạn về sử dụng tài nguyên, nguồn lực của dự án). 
Khi đó, nếu tiếp tục sử dụng chỉ tiêu NPV để phân tích, thời điểm quy đổi để tính toán hiệu quả của dự án 
sẽ là năm k. Chỉ tiêu NPV không còn ý nghĩa để lựa chọn làm chỉ tiêu để phân tích đánh giá phục vụ cho công 
tác giám sát, đánh giá đầu tư, do lúc này, kết quả thu được của dự án được xem xét là ở năm k chứ không còn 
là năm 0 như tính toán ban đầu. Ngoài ra, thời gian vận hành dự án bị rút ngắn, khiến cho dự án càng gặp nhiều 
rủi ro và có thể trở nên không còn đáng giá. Trường hợp này, tác giả kiến nghị sử dụng chỉ tiêu giá trị tương lai 
thuần (Net Future Value-NFV) để phân tích hiệu quả dự án đầu tư phục vụ công tác giám sát, đánh giá đầu tư.
Trường hợp 3: Dự án bị chậm tiến độ, nhưng được tiếp tục thực hiện với tiến độ cũ đã lập, thời gian dự 
án bị kéo dài dự kiến là k năm, dự kiến vẫn vận hành n năm, thời điểm kết thúc dự án dự kiến là năm (n+k). 
Trường hợp này, nếu tiếp tục sử dụng chỉ tiêu NPV để phân tích, thời điểm quy đổi để tính toán hiệu quả 
của dự án sẽ là năm k. Chỉ tiêu NPV không còn ý nghĩa để lựa chọn làm chỉ tiêu để phân tích đánh giá phục vụ 
cho công tác giám sát, đánh giá đầu tư. Do lúc này, kết quả thu được của dự án được xem xét là ở năm k chứ 
không còn là năm 0 như tính toán ban đầu. Trong trường hợp này, tác giả kiến nghị sử dụng chỉ tiêu giá trị san 
đều hàng năm (Net Annual Value-NAV) để phân tích hiệu quả dự án đầu tư phục vụ công tác giám sát, đánh 
giá đầu tư.
3.2 Vận dụng chỉ tiêu NFV để đánh giá hiệu quả đầu tư các dự án đầu tư chậm tiến độ
Như đã phân tích ở trên, trong trường hợp dự án bị chậm tiến độ, nhưng vẫn được tiếp tục thực hiện với 
tiến độ cũ đã lập, thời gian dự án bị kéo dài dự kiến là k năm, dự kiến thời gian vận hành bị rút ngắn còn (n-k) 
năm, thời điểm kết thúc dự án dự kiến vẫn là năm n (với những dự án bị giới hạn về sử dụng tài nguyên, nguồn 
lực của dự án). Khi đó, biểu đồ dòng tiền của dự án được thể hiện như sau:
Hình 2. Biểu đồ dòng tiền của dự án theo thời gian (trường hợp rút ngắn thời gian vận hành của dự án)
Trong trường hợp này, dù cùng sử dụng một biểu đồ dòng tiền theo thời gian (thời hạn kết thúc vận hành 
dự án không đổi) với phương án đầu tư ban đầu, thời điểm đưa dự án vào vận hành đã không còn là thời điểm 
0, mà trở thành thời điểm k. Do đó, nếu tiếp tục sử dụng chỉ tiêu NPV để tính toán hiệu quả dự án, kết quả thu 
được NPV’ (giá trị hiệu quả đầu tư được quy về thời điểm k) sẽ không cùng ý nghĩa kinh tế với giá trị NPV (giá 
trị hiệu quả đầu tư được quy về thời điểm 0 được tính toán ở giai đoạn lập dự án đầu tư). Vì thế không thể so 
sánh hai kết quả với nhau để đánh giá xem dự án có đảm bảo hiệu quả đầu tư hay không.
12
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG
SỐ 29
6 - 2016
Sử dụng chỉ tiêu NFV trong trường hợp này, khi phân tích đánh giá đầu tư, hiệu quả của dự án sẽ được 
quy về thời điểm kết thúc dự án (năm thứ n). Do đó, ý nghĩa kinh tế của các kết quả tính toán chỉ tiêu NFV ở 
các giai đoạn này có ý nghĩa kinh tế tương tự như giá trị NFV đã được tính toán ở giai đoạn lập dự án đầu tư, 
có thể sử dụng kết quả này để so sánh, đánh giá khả năng đảm bảo hiệu quả của dự án, ngay cả khi tiến độ dự 
án kéo dài, dự án chậm đi vào vận hành, từ đó đề xuất có nên điều chỉnh tiến độ, hay điều chỉnh các mục tiêu 
của dự án đầu tư cho phù hợp.
3.3 Vận dụng chỉ tiêu NAV để đánh giá hiệu quả đầu tư các dự án đầu tư chậm tiến độ
Như đã phân tích ở trên, chỉ tiêu NAV có thể được sử dụng để phân tích đánh giá hiệu quả của các dự án 
đầu tư bị chậm tiến độ, nhưng được tiếp tục thực hiện với tiến độ cũ đã lập, thời gian dự án bị kéo dài dự kiến 
là k năm, dự kiến vẫn vận hành n năm, thời điểm kết thúc dự án dự kiến là năm (n+k). Khi đó, biểu đồ dòng tiền 
của dự án được thể hiện như sau:
Hình 3. Biểu đồ dòng tiền của dự án theo thời gian (trường hợp giữ nguyên thời gian vận hành của dự án)
Sau khi sử dụng chỉ tiêu NAV để tính toán phân tích hiệu quả đầu tư trong trường hợp này, so sánh với 
kết quả phân tích hiệu quả dự án đầu tư sử dụng chỉ tiêu NAV được tính toán ở giai đoạn lập dự án đầu tư (là 
chỉ tiêu được đề ra ban đầu), sẽ đề xuất có nên điều chỉnh tiến độ, hay điều chỉnh các mục tiêu của dự án đầu 
tư cho phù hợp hay không (có thể điều chỉnh tăng - giảm thời gian vận hành dự án nếu phương án giữ nguyên 
n năm vận hành không còn hiệu quả).
4. Kết luận
Từ kết quả phân tích trên, tác giả kiến nghị: Ngoài việc sử dụng chỉ tiêu NPV để phân tích đánh giá dự 
án đầu tư trong giai đoạn lập dự án đầu tư như hiện nay, cần bổ sung thêm chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh tế - 
tài chính khác (NAV và NFV) vào việc phân tích hiệu quả tổ chức của giai đoạn lập dự án đầu tư. Từ đó, sẽ có 
những chỉ tiêu phân tích hiệu quả có cùng ý nghĩa kinh tế thống nhất từ giai đoạn lập dự án đến khi đưa dự án 
vào vận hành, góp phần thuận tiện hơn cho công tác giám sát, đánh giá đầu tư. Đồng thời có những kết luận 
hợp lý và chính xác nhất để điều chỉnh các dự án đầu tư xây dựng công trình nếu cần thiết, nhất là các dự án 
đầu tư chậm tiến độ, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư. 
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Văn Chọn (1999), Quản lý Nhà nước về kinh tế và quản trị kinh doanh trong xây dựng, Nhà Xuất bản Xây 
dựng, Hà Nội.
2. Nguyễn Văn Chọn (2003), Kinh tế đầu tư xây dựng, Nhà Xuất bản Xây dựng, Hà Nội.
3. Vũ Công Tuấn (1997), Phân tích kinh tế dự án đầu tư, Nhà Xuất bản Tài chính, Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Vũ Công Tuấn (1998), Thẩm định dự án đầu tư, Nhà Xuất bản thành phố Hồ Chí Minh.
5. Nguyễn Văn Đáng (2005), Quản lý dự án xây dựng, Nhà xuất bản Tổng hợp Đồng Nai.
6. Bùi Ngọc Toàn, Tổng công trình sư Nguyễn Cảnh Chất (2008), Quản lý dự án xây dựng, Nhà Xuất bản Giao thông 
Vận tải, Hà Nội.
7. Vũ Kim Yến (2002), Nghiên cứu nâng cao cơ sở khoa học của một số phương pháp phân tích và đánh giá đầu tư 
trong trường hợp nói chung và theo hình thức BOT, Luận án tiến sỹ, Trường Đại học Xây dựng, Hà Nội.
8. Nguyễn Thế Quân (2012), Vận dụng phương pháp quản lý giá trị vào việc quản lý các dự án xây dựng Việt Nam, 
Đề tài NCKH cấp trường, mã số 49-2012/KHXD, Trường Đại học Xây dựng, Hà Nội.
9. Bùi Mạnh Hùng, Cao Văn Bản (2013), Nghiệp vụ giám sát và đánh giá đầu tư, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.
10. Từ Quang Phương (2014), Giáo trình Quản lý dự án, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

File đính kèm:

  • pdfsu_dung_chi_tieu_npv_nav_va_nfv_trong_giam_sat_danh_gia_du_a.pdf
Tài liệu liên quan