Sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp quân đội: Thực trạng và giải pháp

TÓM TẮT

Thực hiện chủ trương “kết hợp kinh tế

với quốc phòng” và “tích cực hội nhập kinh

tế quốc tế” của Đảng Cộng sản Việt Nam,

Quân đội có nhiệm vụ tổ chức ra các doanh

nghiệp kinh tế quốc phòng. Trong những năm

qua, các doanh nghiệp quân đội đã đạt được

nhiều kết quả sản xuất kinh doanh tốt và có

thương hiệu trên trường quốc tế. Hội nhập

kinh tế quốc tế mang lại cho doanh nghiệp

quân đội nhiều thuận lợi và cũng không ít

khó khăn. Do vậy, cần thiết phải đánh giá

thực trạng và chỉ ra những biện pháp để

sắp xếp lại, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt

động cho doanh nghiệp quân đội trong quá

trình hội nhập kinh tế quốc tế

pdf8 trang | Chuyên mục: Điều Hành | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 250 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp quân đội: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 nghiệp/ 21 Công ty 
Cổ phần chưa triển khai thực hiện thoái vốn; 
chưa hoàn thành điều chuyển nguyên trạng 
2/5 doanh nghiệp; chưa hoàn thành giải thể 
02/05 doanh nghiệp. 
Hai là, công tác quản lý tài chính, quản trị 
doanh nghiệp ở một số doanh nghiệp còn hạn 
chế, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, tiềm 
ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn về tài chính. 
Ba là, công tác quản lý, sử dụng đất quốc 
phòng vào mục đích kinh tế của một số cơ 
quan, đơn vị, một số doanh nghiệp chưa đúng 
và thiếu chặt chẽ, gây lãng phí nguồn lực. 
Việc giải quyết chế độ chính sách cho quân 
nhân và người lao động khi sắp xếp, cổ phần 
hóa còn vướng mắc, bất cập. 
Hình 3: Sản lượng xếp dỡ của Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn, 2006 - 2016 (DWT)
Nguồn: https://saigonnewport.com.vn, 2017
117
Sắp xếp, đổi mới và nâng cao ...
Bốn là, một số DNQĐ đứng chân trên 
địa bàn chiến lược chưa cân đối được nhiệm 
vụ sản xuất, kinh doanh với nhiệm vụ quân 
sự, quốc phòng, nhiều khi nhiệm vụ quân sự, 
quốc phòng bị xem nhẹ; hoạt động chủ yếu 
trên lĩnh vực trồng cây công nghiệp dài ngày, 
quản lý sử dụng diện tích lớn dễ dẫn đến mâu 
thuẫn trong tranh chấp đất đai, mức độ rủi ro 
trong kinh doanh cao.
Nĕm là, một số DNQĐ qua thời gian dài 
hoạt động, để lại nhiều tồn đọng về tài chính, 
đến nay chưa giải quyết được; đặc biệt các 
DNQĐ hoạt động lưỡng dụng, xây dựng, 
thương mại, dịch vụ có hệ số nợ phải trả/vốn 
chủ sở hữu lớn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất 
an toàn về tài chính; cá biệt, có những doanh 
nghiệp phải nợ lương, bảo hiểm xã hội của 
người lao động, nợ thuế, dẫn đến thua lỗ, phá 
sản như: các công ty Hà Thành, Tây Bắc, 
Việt Bắc, Hùng Vương, các công ty cổ phần 
Xi-mĕng 77, Xi-mĕng X18 
3. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM 
SẮP XẾP, ĐỒI MỚI VÀ NÂNG CAO HIỆU 
QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DNQĐ 
3.1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của 
cấp ủy, tổ chức đảng, người chỉ huy cơ quan, 
đơn vị, doanh nghiệp trong tổ chức thực hiện 
sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp theo đúng 
mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc, kế hoạch đã 
xác định
Cấp ủy, chỉ huy các doanh nghiệp và đơn 
vị có doanh nghiệp quán triệt sâu sắc, tạo sự 
thống nhất, đồng thuận cao và triển khai thực 
hiện có hiệu quả chủ trương, giải pháp lãnh 
đạo, chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc 
phòng về sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả 
hoạt động của doanh nghiệp Quân đội. Đẩy 
mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền, định 
hướng tư tưởng để cán bộ, đảng viên và người 
lao động, nhất là các doanh nghiệp thuộc diện 
cơ cấu lại, sáp nhập, cổ phần hóa, thoái vốn và 
giải thể nhận thức đầy đủ, thực hiện đúng quan 
điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp 
luật Nhà nước và Quân ủy Trung ương; kiên 
quyết đấu tranh với những tư tưởng ngại đổi 
mới, né tránh cồ phần hóa.
3.2. Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện sắp 
xếp, đổi mới doanh nghiệp phù hợp với Đề 
án điều chỉnh tổ chức lực lượng Quân đội, 
đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình 
hình mới
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 520-NQ/
QUTW ngày 25/9/2012 của Quân ủy Trung 
ương “về lãnh đạo nhiệm vụ sản xuất xây dựng 
kinh tế kết hợp với quốc phòng của Quân đội 
đến nĕm 2020”; nghiên cứu sáp nhập, cơ cấu 
lại doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ quân sự, 
quốc phòng có cùng ngành nghề hoạt động 
thành doanh nghiệp có quy mô lớn, hợp lý, 
thương hiệu mạnh, phát huy thế mạnh của 
các doanh nghiệp Quân đội, đáp ứng yêu cầu 
kết hợp kinh tế với quốc phòng. Thực hiện cổ 
phần hóa đồng bộ các doanh nghiệp (cả công 
ty mẹ và công ty con) bảo đảm tập trung vốn 
và vai trò quản trị, điều hành cho công ty mẹ. 
Kiên quyết cổ phần hóa, thoái vốn triệt để đối 
với các doanh nghiệp ít liên quan đến nhiệm 
vụ quân sự, quốc phòng; trường hợp không cổ 
phần hóa được hoặc sản xuất, kinh doanh thua 
lỗ kéo dài, mất cân đối về tài chính nghiêm 
trọng thì giải thể hoặc phá sản theo quy định 
của pháp luật.
3.3. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao 
hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sau 
sắp xếp, đổi mới và cổ phần hóa
Xây dựng cơ chế lãnh đạo, hoạt động giữa 
cấp ủy đảng, hội đồng thành viên, hội đồng 
quản trị bảo đảm doanh nghiệp hoạt động có 
hiệu quả và phát triển. Chú trọng công tác 
quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán 
118
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sắp xếp, đổi 
mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các 
doanh nghiệp; thực hiện chặt chẽ việc đánh 
giá, bổ nhiệm và phát huy tốt vai trò người 
quản lý, người đại diện theo đúng các quy 
định của Pháp luật.
Xây dựng chiến lược phát triển sản xuất, 
kinh doanh; đổi mới mô hình tổ chức, cơ chế 
quản lý doanh nghiệp hợp lý, sát với từng 
ngành nghề, lĩnh vực, bảo đảm chức nĕng chủ 
sở hữu của Bộ Quốc phòng đối với các doanh 
nghiệp. Đầu tư hợp lý vốn, công nghệ, nhân 
lực cho các doanh nghiệp quốc phòng, an ninh 
có uy tín, thương hiệu mạnh để nâng cao hiệu 
quả sản xuất, kinh doanh và nĕng lực cạnh 
tranh, hội nhập quốc tế. Bảo đảm nguồn kinh 
phí cho việc xử lý tài chính trong quá trình 
sắp xếp, cổ phần hóa, giải thể, sáp nhập doanh 
nghiệp; tiếp tục đảm bảo các nguồn lực về tài 
chính để đầu tư phát triển các doanh nghiệp 
quốc phòng, an ninh. Đổi mới, nâng cao quản 
trị doanh nghiệp theo hướng hiện đại, sớm 
thực hiện tách chức nĕng quản lý nhà nước, 
đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước của các 
cơ quan, đơn vị với hoạt động sản xuất kinh 
doanh của doanh nghiệp theo đúng chỉ đạo 
của Chính phủ. Chủ động liên doanh, liên kết 
với các doanh nghiệp trong và ngoài quân 
đội để sản xuất, cung ứng sản phẩm phục vụ 
quốc phòng, tìm kiếm, mở rộng thị trường, 
tiêu thụ sản phẩm. Tĕng cường công tác kiểm 
tra, thanh tra, giám sát, kiểm toán, bảo đảm 
công khai, minh bạch thông tin doanh nghiệp 
theo quy đinh; quản lý chặt chẽ phần vốn nhà 
nước, cơ sở vật chất và đất quốc phòng, nhất 
là các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, 
không để xảy ra thất thoát vốn, tài sản của 
Nhà nước và Quân đội; chống tiêu cực và lợi 
ích nhóm, kiên quyết xử lý các doanh nghiệp 
thua lỗ, các dự án đầu tư không hiệu quả.
3.4. Tĕng cường hoạt động kinh tế đối 
ngoại, xúc tiến thương mại, đầu tư và đẩy 
mạnh hội nhập kinh tế quốc tế
Các cơ quan chức nĕng của Bộ Quốc 
phòng và các doanh nghiệp Quân đội tiếp 
tục quán triệt, nắm vững Nghị quyết số 22 
của Bộ Chính trị khoá XI, Nghị quyết số 
806 của Quân uỷ Trung ương “về hội nhập 
quốc tế và đối ngoại về quốc phòng đến nĕm 
2020 và những nĕm tiếp theo”. Trên cơ sở 
đó, nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện các cơ 
chế, chính sách phù hợp với tình hình và tổ 
chức hoạt động kinh tế đối ngoại của doanh 
nghiệp Quân đội, bảo đảm hiệu quả; chủ 
động mở rộng quan hệ thương mại quân sự, 
xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch 
kết hợp hoạt động đối ngoại quốc phòng với 
hoạt động kinh tế đối ngoại theo định hướng 
của Đảng, Nhà nước. 
3.5. Tiếp tục thực hiện tốt việc quản 
lý, sử dụng đất quốc phòng vào mục đích 
kinh tế
Các cơ quan, đơn vị toàn quân và các 
DNQĐ quán triệt thực hiện nghiêm quy định 
của Luật Đất đai, chủ trương của Thường vụ 
Quân ủy Trung ương và các quy định của Bộ 
Quốc phòng về công tác quản lý, sử dụng đất 
quốc phòng vào mục đích kinh tế. Thực hiện 
nghiêm Nghị quyết của Thường vụ Quân ủy 
Trung ương về lãnh đạo công tác quản lý, sử 
dụng đất đến nĕm 2020 và những nĕm tiếp 
theo; Kết luận của Thường vụ Quân ủy Trung 
ương về quản lý và sử dụng đất quốc phòng 
vào mục đích kinh tế... Trong đó, tập trung rà 
soát chặt chẽ từng dự án chưa ký hợp đồng, 
dự án không triển khai thực hiện. Trường hợp 
để đất trống phải hoàn chỉnh hồ sơ thu hồi kịp 
thời để sử dụng lâu dài cho mục đích quốc 
phòng hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng 
phù hợp. 
119
Sắp xếp, đổi mới và nâng cao ...
3.6. Chủ động củng cố, kiện toàn, nâng 
cao nĕng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các 
cấp ủy, tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ 
đảng viên
Thực hiện đúng chức nĕng, quyền hạn, tổ 
chức bộ máy của Đảng trong doanh nghiệp 
nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước 
chi phối theo Quy định của Ban Bí thư và 
Quân ủy Trung ương; phát huy tốt vai trò, 
hiệu quả hoạt động công tác đảng, công tác 
chính trị phù hợp với từng loại hình DNQĐ. 
Tập trung chỉ đạo giải quyết tốt công tác 
chính sách đối với quân nhân và người lao 
động bảo đảm công khai, dân chủ, đúng quy 
định trong quá trình sắp xếp, đổi mới, nhất là 
cổ phần hóa doanh nghiệp.
4. KẾT LUẬN
Có thể nói, các DNQĐ thực hiện nhiệm 
vụ gắn phát triển kinh tế với củng cố quốc 
phòng, an ninh, an sinh xã hội và tiến sâu 
vào hội nhập kinh tế quốc tế một cách bền 
vững vừa là vấn đề thuộc về bản chất, chức 
nĕng, nhiệm vụ của Quân đội cách mạng của 
nhân dân, vừa là một xu thế tất yếu khách 
quan trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, 
vừa khẳng định sự đúng đắn trong quan điểm 
lãnh đạo kinh tế của Đảng. Từ khi được thành 
lập tới nay, các DNQĐ đã thực hiện tốt nhiệm 
vụ mà Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng và 
nhân dân giao phó; tạo niềm tin trong toàn 
Đảng, toàn dân, toàn quân; tạo được uy tín, 
thương hiệu với các đối tác, mang hình ảnh 
Quân đội và đất nước ra thế giới. Việc đánh 
giá đúng thực trạng và thực hiện đồng bộ các 
giải pháp nêu trên sẽ góp phần nâng cao tính 
hiệu quả hoạt động cho các DNQĐ trong quá 
trình hội nhập kinh tế quốc tế./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
[1]. Quân ủy Trung ương (2012), Nghị quyết 
số 520-NQ/QUTW “về lãnh đạo nhiệm vụ 
sản xuất xây dựng kinh tế kết hợp với quốc 
phòng của Quân đội đến nĕm 2020”, ngày 
25/9/2012. 
[2]. Quân ủy Trung ương (2017), Nghị quyết 
số 425-NQ/QUTW “về sắp xếp, đổi mới và 
nâng cao hiệu quả hoạt động của DNQĐ đến 
nĕm 2020 và những nĕm tiếp theo”, ngày 
18/5/2017.
[3]. Quân ủy Trung ương (2017), Nghị quyết 
số 12-NQ/TW “về tiếp tục cơ cấu lại, đổi 
mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà 
nước”, ngày 03/6/2017. 
[4]. Minh Sơn (2017), “Doanh nghiệp quân 
đội đang kinh doanh những lĩnh vực gì?”, 
nghiep/doanh-nghiep-quan-doi-dang-kinh-
doanh-nhung-linh-vuc-gi-3610569.html

File đính kèm:

  • pdfsap_xep_doi_moi_va_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_cua_doanh_ngh.pdf