Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng di sản trong dạy học Địa lí 12

MỤC LỤC

 Trang

A. PHẦN MỞ ĐẦU. . 2

 1. Lý do chọn giải pháp. 2

 2. Mục đích, phương pháp nghiên cứu. 2

 3. Giới hạn giải pháp. 2

 4. Các giả thuyết nghiên cứu. 2

 5. Cơ sở lý luận và thực tiễn. 3

 5.1. Cơ sở lý luận. 3

 5.2. Cơ sở thực tiễn. 4

 6. Kế hoạch thực hiện. 4

B. NỘI DUNG. 5

 1.Thực trạng và mâu thuẫn. 5

 2. Các biện pháp giải quyết vấn đề. 5

 2.1. Khái niệm về di sản. 5

 2.2. Đặc điểm của di sản. 5

 2.3. Phân loại di sản. 5

 2.4. Các hình thức dạy học sử dụng di sản trong môn Địa Lí 12. 6

 2.5. Nội dung giáo dục di sản trong dạy học Địa Lí 12. 7

 3. Sử dụng di sản trong dạy học một số bài Địa Lí 12. 8

 4. Hiệu quả áp dụng. 17

 4.1. Đối với giáo viên. 17

 4.2. Đối với học sinh . 17

C. KẾT LUẬN. 18

 1. Ý nghĩa của giải pháp. 18

 2. Bài học, hướng phát triển. 18

 3. Đề xuất, kiến nghị. 19

 

doc22 trang | Chuyên mục: GIS và Viễn Thám | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 426 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng di sản trong dạy học Địa lí 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
tại thực địa
- Gv đưa ra các quy định cho hs khi tham quan tại di tích
- Hs tiếp thu
- Phương pháp tìm kiếm thông tin tại di tích
- Gv hướng dẫn hs phương pháp tìm hiểu thông tin liên quan đến nội dung cần học tập.
- Thông báo về thời gian, địa điểm, các tài liệu, tư trang cần mang theo.
- Hs tiếp thu và thảo luận, phân công trong nhóm.
 4). Học tập tại thực địa:
 a. Nội dung:
 - Tìm hiểu về đặc điểm của di tích, lịch sử của di tích (năm xây dựng, hoàn thành..), tại sao lại có di tích này..
 - Tìm hiểu về ý nghĩa lịch sử của di tích, tác động của di tích với địa phương.
 b. Yêu cầu đối với học sinh:
 - Học được phương pháp phân tích, thống kê, làm việc nhóm.
 - Hiểu được giá trị lịch sử, văn hóa của di tích đối với địa phương và cả nước.
 c. Tiến trình của hoạt động:
Nội dung
Hoạt động gv và hướng dẫn viên
Hoạt động của học sinh
- Chuẩn bị vào địa điểm di tích.
Nhắc nhở hs về những quy định tại di tích khi học tập:
- Đi lại, ghi chép, quan sát, giữ gìn môi trường..
- Hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình học.
- Các quy định khác: Thời gian...
Hs chấp hành nghiêm các nội quy tại di tích.
- Tìm hiểu những nội dung liên quan đến di tích chiến thắng Bình Giã
- Gv phát phiếu khảo sát 2 cho hs.
- Hướng dẫn cách thực hiện.
- Người hướng dẫn giới thiệu về di tích.
- Cá nhân học sinh tự tìm hiểu những thông tin để điền vào phiếu, trả lời câu hỏi.
- Nhận xét buổi học
- Gv nhận xét buổi học tại di tích.
- Hướng dẫn các nhóm viết báo cáo thu hoạch, thuyết trình báo cáo sản phẩm nhóm.
- Nắm rõ nhiệm vụ, chuẩn bị nội dung thu hoạch, báo cáo.
5). Tổ chức báo cáo kết quả nghiên cứu:
 5.1) Nội dung:
 - Các nhóm hoàn thành báo cáo theo nhóm (ngoài giờ lên lớp).
 - Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả (1 tiết trong nội dung Địa Lí và Lịch Sử địa phương).
 5.2) Yêu cầu đối với học sinh:
 Sau khi học xong nội dung này học sinh phải đáp ứng được các yêu cầu sau đây:
 - Biết tự trình bày sản phẩm bài thu hoạch của mình bằng nhiều hình thức khác nhau.
 - Biết trình bày cảm xúc của mình thông qua thuyết trình.
 5.3) Tiến trình hoạt động:
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Chuẩn bị bài báo cáo.
- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài thu hoạch để báo cáo.
- Chuẩn bị bài báo cáo.
- Xem, nghe và đánh giá.
- Tổ chức cho các nhóm tự báo cáo bài thu hoạch trước lớp.
- Cho hs tự đưa ra nhận xét, góp ý kiến giữa các nhóm.
- Báo cáo các nội dung đã được tìm hiểu, nhận xét, phản biện các nhóm khác.
- Tổng kết, đánh giá chung.
- Tổng kết nội dung học tập của hs
* Phiếu khảo sát 2:
 Câu 1. Vị trí của di tích Chiến Thắng Bình Giã ?
 Câu 2. Lịch sử di tích ?
 Câu 3. Đặc điểm di tích ?
 Câu 4. Đặc điểm, ý nghĩa của tượng đài chiến thắng Bình Giã ?
 Câu 5. Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bình Giã ?
 Câu 6. Giá trị văn hóa của khu di tích Chiến thắng Bình Giã đối với địa phương nói riêng và cả nước nói chung ?
 Câu 7. Di tích Chiến thắng Bình Giã có phải là một di sản không ?
 Câu 8. Em phải làm gì để góp phần gìn giữ, tôn tạo và phát triển di sản này ?
4. HIỆU QUẢ ÁP DỤNG GIẢI PHÁP:
 Qua việc thực hiện lồng ghép các nội dung giảng dạy về di sản đã đạt được một số kết quả như sau:
 4.1. Đối với giáo viên: 
 - Thông qua hoạt động dạy học, giáo viên tích cực nghiên cứu, suy nghĩ và tìm ra những nội dung phù hợp về giáo dục di sản để lồng ghép, tích hợp vào một số bài học trong môn Địa Lí 12 nhằm giáo dục di sản cho học sinh.
 - Tạo được sự đa dạng về hình thức dạy học bộ môn.
 4.2. Đối với học sinh:
 - Phát huy được tính tích cực, tự học, sáng tạo.
 - Rèn luyện kĩ năng trao đổi, thảo luận nhóm, tự tin khi trình bày, thuyết trình một vấn đề ở trên lớp.
 - Học sinh dễ tiếp thu và khắc sâu được những kiến thức về di sản Việt Nam.
 - Việc giáo dục ý nghĩa của di sản Việt Nam đối với học sinh cũng rất quan trọng, khi đất nước chúng ta có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, nhiều di tích lịch sử - văn hóa, các giá trị truyền thống, nghệ thuật. Qua đó giúp cho học sinh thấy được sự đa dạng về di sản ở nước ta, thấy được ý nghĩa của các loại di sản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, từ đó hình thành cho thế hệ trẻ tình yêu quê hương đất nước, biết sử dụng và khai thác tốt hơn những giá trị di sản. 
 - Những năm gần đây, trong quá trình dạy học các môn Địa Lí, Lịch Sử và một số môn học khác ở trường THPT Nguyễn Du, giáo viên cũng đã cố gắng xây dựng và lồng ghép các nội dung giáo dục di sản vào trong một số bài học. Tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở việc lồng ghép vào các tiết dạy học trên lớp, còn việc dạy học gắn với địa điểm nơi có di sản thì chưa thực hiện được, trong khi ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói chung và huyện Châu Đức nói riêng có rất nhiều di sản để có thể thực hiện việc dạy học tại nơi có di sản.
 - Ví dụ thiết kế hoạt động dạy học Địa lí địa phương tại nơi có di sản tôi nêu ở trên, đó chỉ là một sáng kiến giải pháp đưa ra để trong thời gian tới giáo viên môn Địa lí và Lịch sử có thể tiến hành việc dạy học Địa Lí và Lịch Sử địa phương tại nơi có di sản, tạo sự đa dạng về hình thức dạy học đồng thời giúp học sinh hiểu sâu hơn về những giá trị di sản tại địa phương nơi sinh sống.
 Tôi đã tiến hành khảo sát ngẫu nhiên học sinh một số lớp bằng phiếu đánh giá và thu được kết quả như sau:
 Khảo sát ngẫu nhiên một số lớp 12 về sở thích và khả năng tiếp thu các kiến thức về các di sản Việt Nam sau khi học các bài học trên lớp mà tôi đã lồng ghép nội dung giáo dục di sản, trong năm học 2015 - 2016:
Lớp
Sĩ số
Sở thích và khả năng tiếp thu bài
Thích học
Không thích học
Hiểu bài
Không hiểu bài
12A1
38
38
0
38
0
12A4
34
34
0
34
0
12A11
32
32
0
32
0
12A12
31
31
0
31
0
Tổng:
135
135
(100%)
0
135
(100%)
0
C. KẾT LUẬN:
 1. Ý NGHĨA CỦA GIẢI PHÁP:
 - Việc sử dụng di sản trong giảng dạy các môn khoa học xã hội nói chung và môn Địa Lí nói riêng ở trường phổ thông hiện nay sẽ góp phần bồi dưỡng và khắc sâu thêm kiến thức, hình thành cho học sinh các kĩ năng thực hành bộ môn và qua đó giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh.
 - Di sản chính là một trong những phương tiện dạy học đa dạng và sống động nhất, ẩn chứa trong di sản là những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, nên có khả năng tác động mạnh tới tình cảm, đạo đức, tới việc hình thành nhân cách của học sinh.
 - Khai thác được những giá trị ẩn chứa trong các di sản và chuyển giao cho học sinh để các em nhận thức được những giá trị đó thì giáo viên sẽ giúp học sinh nhận thức được thế giới xung quanh, đồng thời giúp các em có cơ sở giải thích một cách khoa học các sự vật, hiện tượng liên quan đến di sản.
 2. BÀI HỌC VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN:
 - Nội dung giáo dục di sản cho học sinh THPT có thể có ở nhiều môn học trong đó có môn Địa Lí, vì vậy trong quá trình dạy học nội dung này giáo viên cần linh hoạt, đa dạng các hình thức dạy học, chú trọng các hình thức dạy học nhằm phát huy được năng lực của học sinh, giúp các em chủ động tiếp thu những kiến thức về di sản của Việt Nam.
 - Trong quá trình dạy học giáo viên có thể áp dụng thường xuyên việc lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục di sản vào một số bài học của môn Địa Lí bằng các phương pháp dạy học tích cực như: Dạy học theo chủ đề, dự án, các hoạt động ngoại khóa. 
 - Đối với nội dung Địa Lí địa phương tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thì ngoài hình thức dạy học trên lớp, trong các năm học tới giáo viên bộ môn Địa Lí - Lịch Sử ở trường THPT Nguyễn Du kết hợp để có thể tổ chức dạy học tại thực địa nơi có di sản, để học sinh hiểu rõ hơn những giá trị di sản ở địa phương mình.
 3. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ:
 - Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy việc đưa di sản vào dạy học có điểm thuận lợi là Việt Nam chúng ta có rất nhiều di sản (di sản thiên nhiên, di sản văn hóa) từ cấp quốc gia đến địa phương, nếu lồng ghép, tích hợp được các nội dung giáo dục di sản vào trong dạy học thì rất tốt. 
 - Tuy nhiên trong quá trình thực hiện cũng có những khó khăn như về thời gian, kinh phí, học sinh ít đầu tư thời gian cho việc nghiên cứu và học tập bộ môn (nhất là các môn khoa học xã hội) do áp lực thi cử, nghề nghiệp - việc làm sau này, áp lực gia đình.
 - Vì vậy để việc sử dụng di sản trong giảng dạy ở trường phổ thông hiện nay đạt hiệu quả cao thì cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các tổ chức như Sở Giáo Dục với Sở Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch và các trường phổ thông, giữa các đoàn thể trong nhà trường, sự quan tâm từ Ban giám hiệu, nỗ lực đầu tư nghiên cứu của giáo viên và thái độ học tập tích cực của học sinh.
 - Giáo viên tổ bộ môn khoa học xã hội nên thường xuyên lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục di sản trong môn học: Lịch Sử - Địa Lí - GDCD - Văn Học..
 Trong phạm vi sáng kiến giải pháp này tôi rất mong nhận được sự góp ý, đánh giá, bổ sung của các đồng nghiệp để giải pháp này được hoàn thiện hơn.
Xác nhận, đánh giá xếp loại của đơn vị:
................................................................
................................................................
................................................................
Xếp loại: ......................
 Thủ trưởng đơn vị
Châu Đức, ngày 2 tháng 1 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là giải pháp sáng kiến do tôi viết dựa trên cơ sở thực tế giảng dạy và tìm hiểu một số tài liệu có liên quan.
 Người viết:
 Gv
 Dương Đình Hải
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Hữu Bách - Nguyễn Bá Lộc - Minh Hồng (2012), Tài liệu dạy - học Địa Lí địa phương tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, NXBGD.
Nguyễn Hữu Hào - Bùi Thanh Hóa (2012), Tài liệu dạy - học Lịch Sử địa phương tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, NXBGD.
Lê Thông - Nguyễn Viết Thịnh (2015), Sách giáo khoa Địa Lí 12 - NXBGD.
Lê Thông - Nguyễn Viết Thịnh (2015), Sách giáo viên Địa Lí 12 - NXBGD. 
Nguyễn Đức Vũ - Phạm Thị Sen (2004), Đổi mới phương pháp dạy học Địa Lí trung học phổ thông - NXBGD.
Tài liệu tập huấn: Sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông - môn Địa Lí - Bộ GD&ĐT, Bộ VHTT - DL (2013).
Chuẩn kiến thức kĩ năng Địa Lí 12 - Bộ GD&ĐT.
Atlat Địa Lí Việt Nam - NXBGD (2015).
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phổ thông - Bộ GD&ĐT.
 Một số tài liệu khác có liên quan.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_di_san_trong_day_hoc_dia_li_12.doc