Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục môi trường thông qua các bài dạy Hóa học - Trần Thị Vinh

MỤC LỤC

1 . PHẦN MỞ ĐẦU 1

 1.1. Lý do chọn đề tài. 1

1.2. Mục đích nghiên cứu. 2

1.3. Đối tượng nghiên cứu. 2

1.4. Phương pháp nghiên cứu. 2

2. NỘI DUNG 3

2.1. Cơ sở lý luận. 3

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 4

2.3 Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề. 4

2.3.1 Vận dụng kiến thức trong nội dung bài học để liên hệ thực tế có liên quan đến môi trường: 4

2.3.2. Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập liên quan đến giáo dục môi trường: 6

2.3.3. Minh hoạ nội dung giáo dục môi trường bằng những hình ảnh thực tế: 7

2.3.4. Đưa vào nội dung bài học những thông tin mang tính thời sự có liên quan đến môi trường: 8

2.3.5. Nghiên cứu kĩ bài giảng: 10

2.3.6. Lựa chọn các tư liệu có liên quan, chế biến và hoà nhập vào bài giảng: 16

2.3.7. Thực nghiệm khảo sát chất lượng khi đã qua tích hợp môi trường: 16

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: 19

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 20

3.1. Kết luận: 20

3.2. Kiến nghị: 20

 

doc19 trang | Chuyên mục: Hóa Môi Trường | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 367 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục môi trường thông qua các bài dạy Hóa học - Trần Thị Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ưởng đến sức khỏe con người.
5
Glucozo
Dung dịch 5% dùng để truyền cho bệnh nhân. Trong máu người luôn có nồng độ glucozo không đổi khoảng 0,1%, nếu lượng glucozo giảm gây suy nhược cơ thể, nếu tăng thì bị thải ra ngoài theo đường tiểu gọi là bệnh tiểu đường. Vì thế con người cần điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp để không thừa và không thếu glucozo.
7
Tinh bột
Tinh bột đựợc tạo thành trong cây xanh từ khí cacbonic và nước nhờ ánh sáng mặt trời. Trong quá trình trồng và chăm sóc cây lương thực cần chú ý bón phân, sử dụng chất kích thích, chất diệt cỏ đúng qui cách và phù hợp để không tồn dư các hóa chất trong tinh bột, gây hại cho sức khỏe con người. Học sinh cần năm vững tính chất để giải thích một số hiện tượng thực tế như: Vì sao cơm nếp lại dẻo
11
Amin
Từ anilin và các arylamin người ta tổng hợp được hàng loạt chất màu azo. Chúng ta phải làm gì khi ngày nay người ta lạm dụng các loại chất màu này để pha chế nước giải khát, ngâm măng, tạo màu cho các loại đồ ăn vặt
13
Peptit và protein
Peptit và protein là thành phần không thể thiếu của tất cả các cơ thể sinh vật. Từ kiến thức đã học em hãy giải thích vì sao cua chết, trứng thối lại có mùi rất hôi. Có nên ăn trứng thối hoặc các đồ vật bị ôi thiu không.
16
Polime và vật liệu polime
 Polime và vật liệu polime là nguyên liệu dùng để chế tạo ra các loại đồ dùng không thể thiếu phục vụ cho cuộc sống, sinh hoạt của con người, trong quá trình sản xuất, sử dụng các chất thải ra là một trong những chất gây ảnh hưởng lớn đến ô nhiễm môi trường. Nếu sau này em sở hữu một trong số các doanh nghiệp sản xuất đó em sẽ làm gì để hạn chế tới mức thấp nhất việc ô nhiễm môi trường.
23
Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn
Hạn chế sư ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn bằng cách hạn chế tiếp xúc trực tiếp với môi trường, đặc biệt là môi trường ô nhiễm.
34
Hợp chất của nhôm
Oxit nhôm và oxit nhôm có lẫn một số oxit khác là một trong những loại đá quý như rubi, saphia. Phèn chua được dùng trong ngành thuộc da, giấy, cầm màu, nhuộm vải, chất làm trong nước đục.
42
Hợp kim sắt
Những khí thải như CO2, SO2,.trong quá trình sản xuất gang thép gây ô nhiễm môi trường.
44
Sơ lược về một số kim loại
Các kim loại nặng chì, thủy ngân, asen, cađimi, crom, mangan gây hại đến sức khỏe con người.
58
Hóa học và vấn đề môi trường
Nắm được một số chất gây ô nhiễm nguồn nước, đất, không khí để tránh xả thải ảnh hưởng đến môi trường.
2.3.6. Lựa chọn các tư liệu có liên quan, chế biến và hoà nhập vào bài giảng:
Sau khi đã có kế hoạch và lựa chọn được tư liệu phù hợp, việc đưa nội dung giáo dục môi trường vào bài giảng sao cho hợp lý là điều quan trọng nhất. Điều lưu ý là vẫn phải đảm bảo truyền đạt đủ kiến thức trọng tâm, từ nội dung bài học, liên hệ đến thực tế hoá học và môi trường.
2.3.7. Thực nghiệm khảo sát chất lượng khi đã qua tích hợp môi trường:
2.3.7.1. Nhiệm vụ thực nghiệm:
Tiến hành điều tra, thăm dò nắm tình hình học tập của các em học sinh đối với lớp thực nghiệm.
Tiến hành dạy một số bài theo định hướng của giáo dục môi trường lớp 12 mà đề tài khoa học đã nghiên cứu.
Kiểm tra, thu thập số liệu, xử lý kết quả thực nghiệm để dánh giá hiệu quả của đề tài nghiên cứu.
2.3.7.2. Nội dung thực nghiệm:
 Lựa chọn lớp thực nghiệm:
Trường 
Lớp thực nghiệm
Sĩ số
Lớp đối chứng
Sĩ số
THPT Ba Đình
11C
37
11B
40
11E
43
11M
36
Tổng số học sinh
80
76
Sau khi chọn, tất cả học sinh đều tham gia cùng một bào kiểm tra để xem xét cho cách chọn mẩu thực nghiệm.
 Chuẩn bị thực nghiệm:
	Cho học sinh làm bài kiểm tra của lớp đã dạy.
	Cho bài kiểm tra của lớp dạy đối chứng.
	Xử lý các số liệu của kết quả đưa ra kết luận cho đề tài.
 Chuẩn bị câu hỏi bài tập cho thực nghiệm: 
10 câu hỏi và bài tập kiểm tra, đánh giá: Thời gian: 15 phút.
Câu 1: Thế nào là môi rường sạch?
 A. Đủ ánh sáng, không ẩm mốc. B. Không có bụi, khói, mùi hôi. 
 C. Có nhiều cây xanh. D. Cả A,B,C.
Câu 2: Theo đánh giá của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Chỉ tính riêng trong năm qua, chúng ta đã lần lượt trải qua các đợt nắng nóng kỷ lục trong mùa hè ở miền Bắc và miền Trung, đợt rét kỷ lục trong mùa đông ở miền Bắc, hạn hán và xâm nhập mặn kỷ lục ở Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu LongNguyên nhân chính gây ra sự biến đổi này là các hoạt động kinh tế - xã hội của con người làm phát thải các khí gây hiệu ứng nhà kính làm Trái Đất nóng lên. Trong các khí sau, khí nào không gây ra hiệu ứng nhà kính?
 A.CO2. B. O2.       C. O3. D. CH4.
Câu 3: Sự đốt các nhiên liệu hóa thạch trên bình diện rộng đã góp phần vào vấn đề mưa axit, đặc biệt tại Châu Âu. Khí nào sau đây có vai trò chủ yếu gây nên mưa axit?
A. SO2.	 B. CH4. C. CO.	D. O3.
Câu 4: Lưu huỳnh đioxit là một trong những chất gây ô nhiễm trong công nghiệp và gây nên mưa axit. Khối lượng riêng (tính theo g/lít) của lưu huỳnh đioxit ở điều kiện tiêu chuẩn là bao nhiêu? Biết KLNT: O = 16,0 ; S = 32,1. 
Thể tích mol chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn = 22,4 lít.
A. 0,35.	B. 2,15. C. 2,86.	D. 3,58.
Câu 5: Nhiên liệu nào sau đây thuộc loại nhiên liệu sạch đang được nghiên cứu sử dụng thay thế một số nhiên liệu khác gây ô nhiễm môi trường?
A. Than đá.	B. Xăng, dầu. C. Khí Butan (gaz).	 D. Khí hidro.
Câu 6: Hiệu ứng nhà kính là hệ quả của:
A. Sự phá hủy ozon trên tầng khí quyển.
B. Sự lưu giữ bức xạ hồng ngoại bởi lượng dư khí cacbonic trong khí quyển.
C. Sự chuyển động “Xanh” duy trì trong sự bảo tồn rừng.
D. Sự hiện diện của lưu huỳnh oxit trong khí quyển.
Câu 7: Không khí bao quanh hành tinh chúng ta là vô cùng thiết yếu cho sự sống, nhưng thành phần của khí quyển luôn thay đổi. Khí nào trong không khí có sự biến đổi nồng độ nhiều nhất?
A. Hơi nước	.	 B. Oxy. C. Cacbon đioxit.	 D. Ni tơ.
Câu 8: Một chất có chứa nguyên tố oxy, dùng để làm sạch nước và có tác dụng bảo vệ các sinh vật trên Trái đất không bị bức xạ cực tím. Chất này là
A. Ozon.	B. oxy.
C. Lưu huỳnh đioxit.	D. Cacbon đioxit.
Câu 9: Các tác nhân hóa học gây ô nhiễm môi trường nước gồm:
A. Các kim loại nặng: Hg, Pb, Sb, As
B. Các anion: NO3- ; PO43- ; SO42-.
C. Thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học.
D. Cả A, B, C.
Câu 10: Một trong những hướng con người đã nghiên cứu để tạo ra nguồn năng lượng nhân tạo to lớn sử dụng cho mục đích hòa bình, đó là:
A. Năng lượng mặt trời.	B. Năng lượng thủy điện.
C. Năng lượng gió.	D. Năng lượng hạt nhân.
Kết quả thực nghiệm như sau
Điểm
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Tổng HS
Lớp thực nghiệm
0
0
0
0
2
3
8
24
25
12
6
80
Lớp đối chứng
0
0
1
4
6
16
18
20
10
1
0
76
% lớp Thực nghiệm
2,5 %
3,75 %
10 %
30 %
31,25 %
15 %
7,5 %
100 %
% lớp đối chứng
1,3
%
5,2 %
7,9 %
20,5 %
23,7 %
26,3
%
13,1 %
1,3 %
0
 %
100 %
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: 
Qua bảng kết quả thực nghiệm trên sau khi khảo sát đã rút ra kết luận:
-Việc lồng ghép giáo dục môi trường trong dạy - học ở các trường học là rất cần thiết. “Thay đổi ý thức-biến đổi hành vi”, đây có thể xem là tiêu chuẩn cần đạt tới của nhiệm vụ giáo dục môi trường. Nhờ đó, đã có sự thay đổi nhận thức về môi trường của HS một cách rõ ràng, các em đã có những hiểu biết sâu hơn, có những ý tưởng tốt cho những giải pháp bảo vệ môi trường.
	- Học sinh nhận ra được các hành động thường ngày của mình cũng có thể góp phần hạn chế sự ô nhiễm môi trường.
	- Ý thức được nâng cao hơn, nên các em cũng thể hiện những hành động tích cực đối vời môi trường xung quanh như: giữ vệ sinh lớp học, không xả rác bừa bãi, tích cực xây dựng khuôn viên trường học xanh, sạch, đẹp,....
	- Các em tỏ ra thích thú với những hiểu biết mới của mình về môi trường nên có hứng thú tìm tòi, học tập hơn.
 - Giáo viên cần có trách nhiệm hơn về việc tích hợp bảo vệ môi trường qua các bài học có liên quan.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
3.1. Kết luận:
	Trong quá trình giảng dạy cho học sinh, bên cạnh những kiến thức khoa học cơ bản, giáo viên còn cần phải trang bị cho các em những tri thức thực tiễn, mang tính thời đại. Giáo dục môi trường là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng và khẩn cấp. Việc giáo dục ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường cho học sinh không phải là một sớm, một chiều, do đó giáo viên cần kiên trì phối hợp với các chương trình tuyên truyền, giáo dục cộng đồng. Hơn nữa, đây không chỉ là công việc của các giáo viên giảng dạy bộ môn Hoá học mà là công việc chung của toàn thể những người làm công tác giảng dạy ở tất cả các bậc học, cấp học. Do đó, cần có sự phối hợp đồng bộ để việc giáo dục môi trường có hiệu quả hơn, góp phần cải thiện môi trường sống của nhân loại, “cái nôi của xã hội loài người”.
3.2. Kiến nghị:
	Với mong muốn nội dung giáo dục môi trường được truyền tải đến học sinh một cách có hiệu quả, tôi có một số kiến nghị sau đây:
- Nhà trường: Cung cấp cho giáo viên những tư liệu có liên quan như sách, tạp chí, đĩa VCD về giáo dục môi trường. Tổ chức các chuyên đề lồng ghép giáo dục môi trường vào dạy học hoá học có hiệu quả.
- Quan tâm hơn nữa trong công tác giáo dục bảo vệ môi trường gắn với phong trào xanh – sạch – đẹp của phong trào lớp “Trường học thân thiện học sinh tích”
- Đối với giáo viên giảng dạy cần nêu ra cho học sinh biết những sự kiện ảnh hưởng đến môi trường mang tính chất thời sự nóng bỏng.
	 Trên đây là toàn bộ nội dung chuyên đề mà tôi đã thực hiện, mong muốn góp một phần vào việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở bộ môn hóa học. Kính mong sự góp ý chân thành từ quý Thầy, Cô để chuyên đề phong phú hơn. 
 Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 25 tháng 5 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
 Trần Thị Vinh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phương pháp dạy học và thí nghiệm hoá học.
2. Hoá học 8,9,10,11,12.
3. Sách giáo viên Hoá học 8,9,10,11,12.
4. Hướng dẫn kĩ thuật sử dụng và làm đồ dùng dạy học.
5. Tham khảo trên báo chí, thời sự và trên mạng internet.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_moi_truong_thong_qua_cac_bai.doc