Rác thải, chất thải y tế và phương pháp xử lý

A. MỤC TIÊU HỌC TẬP

1. Liệt kê các loại rác.

2. Mô tả phương pháp xử lý rác thải

3. Hình thành nhận thức công dụng của xử lý rác thải.

B. NỘI DUNG:

I. ĐỊNH NGHĨA

1.1. Chất thừa (waste) là vật không cần dùng trong sản xuất và sinh hoạt phải thải bỏ

 Chất thừa thể khí là khói bụi công nghiệp

 Chất thừa thể rắn được gọi là rác (refuse)

pdf7 trang | Chuyên mục: Hệ Thống Thông Tin Y Tế | Chia sẻ: tuando | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Rác thải, chất thải y tế và phương pháp xử lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
kỹ thuật. 
2.3. Phương pháp ủ rác thành phân bón 
2.3.1. Các chất thải hằng ngày do con người thải ra gồm nhiều loại: phân, rác, nước tiểu, nước tắm rửa, 
thức ăn thừa, bông băng bẩnĐó cũng là những nguồn chứa nhiều loại mầm bệnh. Do đó cần phải được 
thu dọn kịp thời và xử lý cho hợp vệ sinh 
Trung bình mỗi người trong một năm thải ra môi trường đất 48,5 kg phân, 438 kg nước tiểu, 0,5m3 
(200 kg) rác, hàng nghìn lít nước tắm rửa. Phân gia súc cũng là một nguồn chất thải lớn có thể làm ô 
nhiễm môi trường và gây bệnh cho người. Những chất thải này khi được xử lý tốt trở thành một nguồn 
phân bón nông nghiệp quan trọng phục vụ cho lợi ích của con người (Bảng ). 
BẢNG 1. THÀNH PHẦN YẾU TỐ DINH DƯỠNG CẦN THIẾT NHẤT CỦA CÂY TRỒNG TRONG CÁC 
CHẤT THẢI SINH HOẠT 
 LOẠI 
CHẤT THẢI 
HÀM LƯỢNG, THEO % TRỌNG LƯỢNG 
P205 K20 N 
Phân người 0,26 0,22 1,06 
Rác 0,60 0,60 0,60 
Phân chuồng 0,25 0,49 0,48 
Xử lý các chất thải theo đúng quy tắc vệ sinh vừa có ý nghĩa phòng bệnh, chống ô nhiễm môi 
trường. vừa có ý nghĩa về mặt kinh tế. 
Ủ rác thành phân với tính cách gia đình đã có từ nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, ủ rác thành phân bón với 
tính cách quy mô công nghiệp mới được áp dụng từ đấu thế kỷ XX. 
Năm 1906, ở Luân Đôn đã ủ rác chợ, phân súc vật thành phân bón. Năm 1925, Ấn Độ đã triển khai 
phương pháp INDORE. Năm 1995, Đan Mạch, với tiến bộ của khoa học kỹ thuật, phương pháp ủ rác 
thành phân được nghiên cứu rộng rãi và sử dụng nhiều phương tiện kỹ thuật như phương pháp DANO. 
Hiện nay nhiều phương pháp tiên tiến hơn đang áp dụng trên thế giới. 
Ủ rác thành phân bón là áp dụng sự phân hóa có kiểm soát rác hữu cơ nhờ sự hiện diện của vi sinh 
vật để biến rác thành một sản phẩm có chất dinh dưỡng cho cây trồng. 
2.3.2. Các phương pháp ủ rác thành phân bón 
2.3.2.1. Ủ rác bằng thủ công ở nông thôn 
Quá trình xử lý vệ sinh các chất thải bỏ sinh hoạt bao gồm nhiều khâu: tập trung chất thải, ủ và xử lý 
chất thải, vận chuyển và sử dụng. 
Ủ rác là một quá trình sinh học biến các chất hữu cơ thành chất vô cơ và mùn, để cây trồng dễ hấp 
thụ. Trong quá trình này các trứng giun, amip, vi khuẩn, virut gây bệnh sẽ bị tiêu diệt, phân rác bẩn trở 
thành phân bón tốt cho cây trồng và hoàn toàn vô hại với con người. 
Khi phân, rác đã được gom thành từng đống thì người ta ủ lại để phân mau chóng hủy hoại. Có hai 
phương pháp ủ khác nhau về nguyên lý: ủ xốp và ủ lèn. 
 Ủ xốp 
Ủ xốp là phương pháp xử lý phân rác theo nguyên lý ủ hiếu khí, các vi sinh vật hiếu khí phát triển 
(nhờ có đủ oxy, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp), chúng gây các phản ứng phân giải chất hữu cơ và đồng 
thời tỏa nhiệt. Nhiệt độ trong đống ủ lên tới 60 – 700, ở điều kiện này, các sinh vật gây bệnh dần dần sẽ 
bị hủy diệt. Thời gian ủ xốp phân rác cần 3 – 4 tuần lễ. 
Các quá trình để xúc tiến quá trình hoại mục phân rác và tiêu diệt các mầm bệnh trong phương pháp 
ủ xốp là: 
- Thoáng khí: chất độn phải tơi, xốp, thường dùng rơm rạ, lá cây, rác độn chuồng trâu bò các 
lớp phân và chất độn xen kẽ nhau, mỗi lớp dày từ 20 – 25 cm. 
- Cách nhiệt tốt: trát bùn kín ở ngoài, dày 15 – 20 cm 
- Độ ẩm thích hợp là dưới 70 % 
- Thướng đánh đông phân ủ trên nền đất phẳng đã được nện chắc hay trên nền xi măng. Đống ủ 
cao từ 1 – 1.5 m, là vừa. 
 Ủ lèn 
Ủ lèn là phương pháp xử lý phân rác theo phương pháp ủ kỵ khí. Ở điều kiện không khí không đủ 
oxy, các vi khuẩn kỵ khí tăng cường hoạt động, biến đổi các chất hữu cơ thành chất vô cơ. Trong điều 
kiện này các vi khuẩn hiếu khí gây bệnh từ từ bị tiêu diệt. Thời gian cần thiết để phân hủy và diệt mầm 
bệnh trong phương pháp ủ lèn ít nhất là 4 tuần lễ. Khi ủ lèn, người ta dùng các chất độn mịn như tro bếp, 
mùn, đất bột. Độ ẩm trong đống phân ủ phải trên 80% (độ ẩm tương đối). Đống phân ủ lèn phải chặt, 
hoàn toàn kín. 
Khác với phương pháp ủ xốp các mầm bệnh bị tiêu diệt do nhiệt độ cao kéo dài, trong phương pháp 
ủ lèn các mầm bệnh bị tiêu diệt vì thiếu oxy. 
Phân ủ ở hố xí hai ngăn là phân ủ lèn: các vi sinh vật gây bệnh bị chết vì ngạt, chỉ còn lại các vi 
khuẩn kỵ khí. Các vi khuẩn này tuy không bị tiêu diệt ở trong đống phân ủ, nhưng khi bón phân ra ruộng 
ở điều kiện hiếu khí, chúng mất dần tính hoạt động và sẽ bị tiêu diệt. 
2.3.2.2. Ủ bằng cơ khí: 
Dựa trên các nguyên tắc ủ hở nhưng những động tác tưới nước, thổi không khí qua rác đều do cơ khí 
thực hiện. Do đó, phương pháp này rất nhanh. 
Trong phương pháp ủ bằng cơ khí này, phương pháp DANO do Đan Mạch tìm ra năm 1995 là được 
chú ý nhất. 
Hệ thống DANO gồm một ống hình trụ đường kính 3m, dài 30m bằng kim loại. Rác, sau khi chọn và 
xé, sẽ đưa vào ống không khí và nước được đưa vào liên tục để điều chỉnh độ ẩm và oxy. 
Ống quay 5 vòng/phút. Sau 3 ngày rác biến thành mùn lấy ra khỏi ống để thành đống lớn trong 3 
tuần lễ; phân sẽ hoàn toàn mục. 
Ngoài phương pháp DANO còn có phương pháp cơ khí khác rác thường sử dụng như phương pháp 
Naturizer, Vam. 
 Các điểu kiện cần thiết để rác chóng mục thành phân: Thành phần rác: 
Ba nguyên tố quan trọng để vi sinh vật trong rác tăng trưởng là C, N, P. Do đó trong rác cần nhiểu 
chất hữu cơ chứa hợp chất C, N, P. Tỷ lệ tốt nhất cho ủ rác là C/N= 30. Nếu C/N< 30 sự phân hủy 
nhanh, nhưng rác sau khi ủ sẽ kém về đạm. Nếu C/N>30 sự phân hủy chậm. Lượng đạm sau khi ủ sẽ 
tăng lên một ít. Tỷ lệ C/N còn lại khoảng 10 – 20 sau khi ủ. Tỷ số C/P = 100 là thích hợp nhất. 
 Kích thước cấu tử: 
Kích thước ảnh hưởng thời gian phân hủy rác. Khi xay nghiền rác, làm tăng bề mặt tiếp xúc của rác 
với không khí, việc trộn rác được nhiều hơn và làm phá vỡ các tế bào, dung dịch tế bào chảy ra làm 
phân hủy nhanh hơn. 
Nghiền rác quá nhỏ, sẽ ngăn thấm nhập dưỡng khí vào đống rác khiến rác phân hủy chậm do kỵ khí 
Kích thước rác tốt nhất từ 1–2cm cho phương pháp cơ khí, và 2–4cm phương pháp thủ công. 
 Độ ẩm: 
Thống nhất là 60%. Nếu rác quá khô, vi sinh vật sẽ không đủ điều kiện phát triển, nếu rác quá ướt, 
độ ẩm > 80% sẽ ngăn cản sự thâm nhập của không khí vào đống rác. 
 Thoáng khí: 
Trong phương pháp ủ hiếu khí, sự thoáng khí là một yếu tố quan trọng, nếu không có sự thoáng khí 
rác sẽ phân hủy kỵ khí tạo mùi hôi và ủ thời gian lâu. Do đó ta phải xới đảo rác đúng thời gian để cung 
cấp thêm oxy cho đống rác. Trong phương pháp ủ thủ công, chu kỳ đảo rác thường là mỗi tuần một lần, 
không nên đảo rác liên tục nó sẽ làm mất nhiệt. 
 Tính chua của đất (pH) 
pH tốt nhất cho vi sinh vật phát triển là ở trong khoảng từ 6.5 – 7.6. pH của rác lúc ban đầu ủ từ 5 – 
7. Sau khi ủ từ 1 – 4 ngày, pH giảm xuống một ít nhưng sau đó tăng lên đến 8 – 9 đến cuối thời gian ủ. 
 Nhiệt độ 
Là yếu tố quan trọng nhất trong phương pháp ủ hiếu khí để tiêu diệt mầm bệnh trong rác. Nếu ủ rác 
đúng kỹ thuật, nhiệt độ rác sẽ tăng từ 60 – 70 0C. Sau khi ủ 3 – 4 ngày, sau đó lại giảm xuống và tăng 
lên sau mỗi lần đảo rác: Nhiệt độ đống rác thay đổi theo mỗi nơi trong đống rác ủ, thay đổi theo độ ẩm, 
chu kỳ đảo rác và thành phần rác. Do đó, để có nhiệt độ cao, phải tạo mọi điều kiện thuận tiện và cung 
cấp mọi yếu tố cần thiết cho đống rác ủ. 
 Vi sinh trong rác ủ 
Trong rác có rất nhiều loại vi sinh vật. Sự phân hóa xảy ra nhờ hai loại: vi trùng và nấm mốc. Khi 
mới bắt đầu ủ các loại vi sinh bình nhiệt hoạt động đưa nhiệt độ đống rác tăng lên từ 25-400C. 
Sau đó loại vi sinh cao nhiệt hoạt động đưa nhiệt độ lên đến 50 – 600C. Loại nấm mốc duy trì đống 
rác ở 400C xuất hiện sau cùng và giữ vai trò phân hủy các Celluloza cho đến cuối giai đoạn ủ. 
Các loại nấm gặp trong đống rác ủ là Streptomyces, Aspergillus, Penicllium, Rpizopus, mucor. 
III. ĐẶC TÍNH VÀ CÔNG DỤNG CỦA PHÂN RÁC 
3.1. Đặc tính 
Phân rác rất nhẹ, là loại chất hữu cơ chứa nhiều mùn xốp. Trọng lượng rác khoảng 250 - 300kg/m3. 
Thành phần rác như sau: 
Thành phần % 
Chất hữu cơ 20 – 25 
Chất carbon 8 – 50 
Chất đạm 0.4 – 3.5 
Chất phospho (dạng P2O5) 0.3 – 3.5 
Chất potat (dạng K2O) 0.5 – 1.8 
Chất tro 20 – 65 
Chất calcium (CaO) 1.5 – 7 
Thành phần ủ rác thay đổi theo vật liệu ủ. Nếu rác chứa nhiều chất rác chợ, chất thừa thực phẩm, 
phân rác sẽ có thành phần đạm cao. 
Công dụng của phân rác: 
Từ thành phần trên, ta nhận thấy lượng N, P, K thấp không đủ cho lúa và hoa màu nẩy nở. Tuy 
nhiên, nhờ chất mùn xốp, phân rác rất thích hợp cho việc trồng rau, hoa màu, khoai tây, cải, giúp cho đất 
được thoáng khí, giữ được nước. 
3.2. Lợi và bất lợi của phương pháp ủ rác 
3.2.1. Lợi của phương pháp ủ rác 
- Tận dụng được nguồn phân hữu cơ 
- Chi phí vận chuyển rác thấp vì đa số các cơ sở ủ rác đều ở nội thành và gần thành phố 
- Phương pháp xử lý hợp vệ sinh 
- Sử dụng được các phế liệu rác (loại vô cơ) 
- Không trở ngại khi số rác gia tăng bất thường 
3.2.2. Bất lợi của phương pháp ủ rác 
- Cần kỹ thuật, nếu cơ sở ủ rác quy mô cần vốn và kỹ thuật cao 
- Phương pháp xử lý không hoàn toàn, chỉ sử dụng được rác hữu cơ 
- Chịu ảnh hưởng của thời tiết. 
B. TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Mạnh Liên (2012), Y học Môi trường và Lao động, Nhà Xuất Bản Y học chi nhánh 
thành phố Hồ Chí Minh. 
2. Bùi Minh Tâm, Nguyễn Thuý Quỳnh (2008), Sức khoẻ và Nghề nghiệp, Nhà Xuất Bản Giáo dục 
Hà Nội. 
3. Bộ Y tế (2006), Sức khoẻ Môi trường, Nhà Xuất Bản Y học Hà Nội. 
4. Trường Đại học Y tế Công cộng- Hà Nội; Sức khỏe môi trường, dùng cho đào tạo Cao học và 
chuyên khoa 1 Y tế công cộng, NXB Y học Hà Nội- 2010. 
5. Trường Đại học Y tế Công cộng- Hà Nội; Sức khỏe trường học, giáo trình đào tạo cử nhân Y tế 
công cộng, NXB Y học Hà Nội- 2010. 
6. Trường Đại học Y tế Công cộng- Hà Nội; đánh giá nguy cơ Sức khỏe môi trường nghề nghiệp, 
giáo trình đào tạo cử nhân Y tế công cộng, định hướng sức khỏe môi trường- nghề nghiệp, NXB 
Lao động xã hội, Hà Nội- 2013. 
7. Yassi, A, Kjellstrom, T, de Kok, T, Guidotti, TL 2001, Basic Environmental Health, Oxford 
University Press, New York. 
8. Friis, R H 2007, Essentials of Environmental Health; 2nd edn., Jones & Bartlett Publishers, 
Ontario, Canada. 

File đính kèm:

  • pdfrac_thai_chat_thai_y_te_va_phuong_phap_xu_ly.pdf