Quy trình vận hành máy phát điện

1- MỞ ĐẦU

 Qui trình này dùng để hướng dẫn qui tắc vận hành và trông coi kỹ thuật máy phát điện thuỷ lực kiểu CB-1190/215-48TB4, máy phát điện phụ kiểu CB-690/26-48TB4 và máy phát điều chỉnh kiểu CПM-164/10-48TB4.

 Khi vận hành các máy phát điện, nhân viên vận hành cũng cần phải nắm vững các qui trình liên quan đến hệ thống kích thích, thiết bị rơ le, bảo vệ, tự động cũng như các thiết bị trọn bộ khác.

 Các nhân viên vận hành Nhà máy thuỷ điện Hoà bình phải nắm vững đặc điểm làm việc của các máy phát điện trong những điều kiện vận hành khác nhau để đảm bảo vận hành đúng quy trình kỹ thuật, an toàn và hiệu quả.

2- CÔNG DỤNG

 Máy phát điện thuỷ lực kiểu CB-1190/215-48TB4, máy phát điện phụ kiểu CB-690/26-48TB4, máy phát điều chỉnh CПM-164/10-48TB4 dùng để làm việc trong điều kiện khí hậu ẩm, nhiệt đới. Các máy phát điện được nối đồng trục với turbin thuỷ lực kiểu tâm trục.

 

doc29 trang | Chuyên mục: Hệ Thống Điện | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 548 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Quy trình vận hành máy phát điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
V; phải kiểm tra toàn bộ máy phát và các thiết bị ở cấp điện áp 15,75 kV.
Khi cấp III của bảo vệ tác động cần thực hiện việc kiểm tra các máy biến áp khối và máy biến áp TD91 (đối với tổ máy số 1+2), máy biến áp TD92 (đối với tổ máy số 7+8). Các thao tác sau đó thực hiện tuỳ theo kết quả kiểm tra và theo lệnh của lãnh đạo nhà máy.
2.3-Khi bảo vệ chống ngắn mạch ngoài đối xứng máy phát điện thuỷ lực tác động
	Cần kiểm tra máy phát, thiết bị cấp điện áp máy phát và các thiết bị của khối. Nếu không phát hiện được hư hỏng thì phải kiểm tra sự hoàn hảo của mạch dòng, mạch điện áp của bảo vệ, tiếp theo xử lý theo mệnh lệnh của lãnh đạo nhà máy.
2.4- Khi bảo vệ chống quá tải đối xứng máy phát điện thuỷ lực phát tín hiệu
	Cần căn cứ vào các đồng hồ đo tại bảng điều khiển ở gian máy (AШY) và phòng điều khiển trung tâm (ЦПY) để kiểm tra phụ tải, nếu cần thiết phải giảm tải máy phát đến giá trị định mức.
2.5- Khi bảo vệ chống tăng cao điện áp stato máy phát điện thuỷ lực tác động
	Cần kiểm tra sự hoàn hảo của hệ thống tự động điều chỉnh điện áp máy phát (APB), hệ thống kích thích và hệ thống điều chỉnh tốc độ tổ máy. Khi không phát hiện những hiện tượng bất thường, cho phép hoà lại máy phát vào hệ thống.
2.6- Khi bảo vệ chống chạm đất cuộn dây stator máy phát điện thuỷ lực tác động
 	Trước tiên cần phải tách tổ máy ra kiểm tra cách điện, sau đó căn cứ theo kết quả đo cách điện tìm điểm chạm đất và thông báo cho phân xưởng Điện.
2.7- Khi bảo vệ so lệch máy phát điện phụ tác động
 	Phải xử lý theo chỉ dẫn của quy trình “vận hành hệ thống kích thích thyristor” và theo mục 2.1 của quy trình này.
2.8- Khi bảo vệ dòng cực đại máy phát điện phụ tác động 
 	Phải kiểm tra xem có các dấu hiệu hư hỏng hay không (khói, mùi khét cách điện), kiểm tra phần thanh dẫn dòng, thiết bị của hệ thống kích thích thyristor, đặc biệt chú ý đến các thanh nối mềm và cầu chì các bộ biến đổi thyristor. Kết quả kiểm tra phải thông báo cho lãnh đạo nhà máy.
2.9- Khi cắt máy từ bảo vệ dòng cực đại máy biến áp TE1
 	Cần kiểm tra toàn bộ máy biến áp và phần đấu nối. Khi phát hiện thấy hư hỏng báo cho nhân viên sửa chữa. Kết quả kiểm tra phải thông báo cho lãnh đạo nhà máy.
2.11- Khi bảo vệ chống chạm đất rôto máy phát chính hoặc máy phát phụ tác động
	Cần tiến hành đo điện trở cách điện mạch kích thích và thông báo cho phân xưởng Điện, phân xưởng Tự động; sau đó xử lý theo kết quả kiểm tra điện trở cách điện và theo lệnh của lãnh đạo nhà máy.
2.12- Trong trường hợp hệ thống sự cố bị thiếu nguồn
	Lúc này cho phép quá tải máy phát điện thuỷ lực theo dòng rôto và stator như quy định ở bảng 4 mục 2.7 chương II của qui trình này. Sau thời gian quy định cần phải giảm tải máy phát điện thuỷ lực về giá trị định mức.
2.13- Trong thời gian có ngắn mạch trên hệ thống điện
	Cấm các nhân viên trực nhật điều chỉnh bằng tay hệ thống kích thích thyristor máy phát điện thuỷ lực.
2.14- Khi máy phát điện thuỷ lực bị mất đồng bộ
2.14.1- Các nhân viên trực nhật cần áp dụng các biện pháp để khôi phục trở lại chế độ đồng bộ. 
2.14.2- Máy phát điện thuỷ lực bị mất đồng bộ có thể do:
Ngắn mạch ngoài
Thao tác không đúng của nhân viên trực nhật 
 Mạch của APB làm việc không bình thường.
2.14.3- Những dấu hiệu của hiện tượng không đồng bộ:
Công suất hữu công dao động mạnh
Điện áp stator dao động theo chu kỳ (khoảng 0,5s-2 s giảm thấp đến 10-12 kV)
Dòng điện và điện áp rôto dao động mạnh
Sécvômôtơ cánh hướng nước chuyển dịch chậm về chiều đóng.
2.14.4- Khi mất đồng bộ, nhân viên trực nhật phải nhanh chóng tìm mọi cách giảm phụ tải máy phát điện thuỷ lực theo công suất hữu công, đến khi xuất hiện dấu hiệu kéo về đồng bộ. Đồng thời với việc giảm tải hữu công, cần phải điều chỉnh dòng điện kích thích đến giá trị định mức I = 1710 A. Sau khi khôi phục xong chế độ đồng bộ cho máy phát điện thuỷ lực, cần tiến hành kiểm tra xem xét toàn bộ hệ thống kích thích thyristor.
2.15- Chế độ phi đồng bộ của máy phát điện thuỷ lực
2.15.1- các đặc trưng của chế độ phi đồng bộ:
Dòng stator tăng quá định mức và dao động trong giới hạn hẹp
Công suất vô công âm (nhận công suất vô công từ lưới)
Công suất hữu công giảm
Dòng điện rôto và điện áp kích thích giảm đến 0 kèm theo dao động.
2.15.2- Trong trường hợp này cần tách máy phát điện thuỷ lực khỏi hệ thống, tiến hành kiểm tra toàn bộ hệ thống kích thích. Kiểm tra cuộn dây rôto và sơ đồ kích thích xem có bị đứt mạch không. Báo cho phân xưởng Tự động, phân xưởng Điện, lãnh đạo Nhà máy và xử lý theo hướng dẫn của họ.
2.16- Khi phát hiện có bộ làm mát không khí bị dò, chảy nước
	Nhân viên trực nhật cần phải tách bộ làm mát đó ra khỏi hệ thống làm mát không khí máy phát điện thuỷ lực, bằng cách đóng các van chặn ở đầu vào và ra của bộ bị hỏng. Thông báo cho phân xưởng Điện sửa chữa khi có điều kiện dừng máy.
CHƯƠNG V: SẤY MÁY PHÁT ĐIỆN BẰNG GIÓ NÓNG 
 KỸ THUẬT AN TOÀN VẬN HÀNH MÁY PHÁT ĐIỆN
SẤY MÁY PHÁT ĐIỆN BẰNG GIÓ NÓNG 
 Qui định chung
1.1.1- Tất cả các cuộn dây của máy phát điện trước khi hoà vào hệ thống điện phải được đo điện trở cách điện. 
 Trong đó: 
	+ Trị số cách điện của cuộn dây rôto không được nhỏ hơn 0.5 MW
	+ Hệ số hấp thụ của cuộn dây stato R 60/15 
Phải bằng hoặc lớn hơn 3 ở nhiệt độ dưới 40 0C
Phải bằng hoặc lớn hơn 1,5 ở nhiệt độ lớn hơn hoặc bằng 40 0C
	+ Trị số R60 của cuộn dây stato không nhỏ hơn160 MW ở nhiệt độ (30-40) 0C.
1.1.2- Đo điện trở cuộn dây stato bằng Mê gôm kế loại điện áp 2500 V, còn cuộn dây rôto bằng Mê gôm kế loại điện áp 1000 V.
1.1.3- Khi các trị số điện trở cách điện của cuộn dây stato và rôto không đạt yêu cầu thì phải tiến hành sấy máy phát điện bằng phương pháp thông gió nóng.
1.2- Phương pháp sấy máy phát điện bằng thông gió nóng
1.2.1- Đóng van cấp nước vào ống góp chung cấp cho các bộ làm mát không khí máy phát.
	+ Các cửa vào buồng máy phát cao độ 7,5 và 9,8 được đóng lại.
	+ Các cửa (lỗ) thông gió trên sàn mắt võng đóng kín.
1.2.2- Việc điều chỉnh nhiệt độ sấy được thực hiện qua việc mở van cấp nước vào ống góp chung các bộ làm mát (van N1-19A,B) do nhân viên trực nhật và nhân viên giám sát quá trình sấy của đơn vị sửa chữa thực hiện.
1.2.3- Trong quá trình bắt đầu sấy stato và rôto sau sửa chữa lớn, việc tăng nhiệt độ sấy không vượt quá 5 0C trong 1 giờ (trong 6-8 giờ đối với stato và 3-4 giờ đối với rôto), tuỳ theo giá trị nhiệt độ của lõi thép và cuộn dây được xác định lúc bắt đầu sấy mà duy trì nhiệt độ tăng đến giá trị sấy là 50 0C trong vòng 12 giờ.
1.2.4- Việc đo điện trở cách điện cuộn dây stato và rôto máy phát điện được tiến hành như sau:
	 + Đo thông số điện trở cách điện stato và rôto máy phát điện thuỷ lực; máy phát	 điện phụ trước khi sấy.
 + Trong quá trình sấy cứ 2 giờ đo Rcđ stato và Rcđ rôto máy phát điện thuỷ lực; máy phát điện phụ một lần. Công việc đo được tiến hành do nhân viên Thí nghiệm cao áp nhà máy thực hiện và nhân viên vận hành giám sát, kết quả được ghi vào biên bản theo mẫu ở bảng 6.
1.2.5- Việc giám sát nhiệt độ sấy và ghi thông số (theo mẫu bảng 6) do nhân viên trực nhật và nhân viên trực sấy thực hiện. Từ khi bắt đầu sấy cứ 1 giờ phải ghi giá trị nhiệt độ sấy một lần. Khi nhiệt độ đạt giá trị sấy (đạt 500C); trước khi đo cách điện stato và rôto nhiệt độ sấy không được dao động khỏi giá trị 500C trước đó đến lúc đo là 1 giờ.
1.2.6- Để thổi hơi nước ra trong quá trình sấy cứ 3-4 giờ lại mở cửa thông gió 10-15 phút. Thời gian mở và đóng cửa phải ghi vào biên bản sấy.
1.2.7- Quá trình sấy được coi là kết thúc nếu :
	+ Điện trở cách điện cuộn dây stato ổn định trong 8-10 giờ liên tục và ở nhiệt 
 độ 500C Rcđ phải lớn hơn hoặc bằng 15 MW, hệ số hấp thụ R60/R15 phải lớn 
 hơn hoặc bằng 1,5 
	+ Điện trở cách điện cuộn dây rôto ổn định trong 6-8 giờ liên tục và ít nhất 
 phải không nhỏ hơn 0,5 MW. Hệ số hấp thụ đối với cuộn dây rôto không 
 quy định.
	Bảng 6: Mẫu biên bản sấy các máy phát điện
Thời gian
Nhiệt độ
(0C )
Cách điện các cuộn dây MPĐThuỷ lực (MW)
Cách điện các cuộn dây MPĐ Phụ (MW)
Thời gian mở thông gió
Ghi chú
 Stato
Rôto
Stato
Rôto
Pha A
Pha B
Pha C
Pha A
Pha B
Pha C
2. KỸ THUẬT AN TOÀN KHI ĐO ĐIỆN TRỞ CÁCH ĐIỆN CÁC CUỘN DÂY CÁC MÁY PHÁT ĐIỆN TRONG QUÁ TRÌNH SẤY
2.1- Những người được phép đo điện trở cách điện
2.1.1- Nhân viên sửa chữa công đoạn Thí nghiệm cao áp nhà máy thuỷ điện Hoà bình tiến hành theo phiếu công tác.
2.1.2- Nhân viên trực nhật được hướng dẫn chuyên về việc này tiến hành theo đúng quy phạm an toàn điện.
2.2- Cách thức thao tác đo điện trở cách điện
2.2.1- Tiến hành tiếp địa cuộn dây máy phát điện thuỷ lực và máy phát điện phụ.
2.2.2- Chuẩn bị các Mê gôm kế để đo. Khi đấu Mê gôm vào cuộn dây phải đi găng tay cách điện.
Đấu Mê gôm kế vào một pha của cuộn dây stato. Tháo tiếp địa của pha này.
Đo điện trở cách điện.
Loại trừ điện tích dư ở pha được đo. Tiếp địa cho pha này.
Tháo mê gôm kế.
Đo điện trở cách điện các cuộn dây rôto đồng thời với cáp kích thích bằng cách lắp một chổi than vào vành góp.
3. KỸ THUẬT AN TOÀN KHI VẬN HÀNH CÁC MÁY PHÁT ĐIỆN
3.1- Khi vận hành máy phát điện thuỷ lực, máy phát điện phụ cần phải tuân theo quy phạm kỹ thuật an toàn khai thác thiết bị điện các nhà máy điện, lưới điện và các quy trình kỹ thuật của Nhà máy thuỷ điện Hoà bình.
3.2- Khi công tác trên các phần quay của các máy phát điện cần phải thực hiện các biện pháp chống quay rôto của chúng.
3.3- Nhân viên trực nhật hoặc nhân viên đội Thí nghiệm cao áp được nhân viên trực nhật cho phép tiến hành kiểm tra điện trở cách điện các cuộn dây của các máy phát. 
Việc đo đạc này có thể do nhân viên Thí nghiệm cao áp tiến hành dưới sự giám sát của nhân viên trực nhật.
3.4- Xử lý sự cố và các hư hỏng của các máy phát điện phải tuân thủ các nguyên tắc chung nêu trong “Quy trình xử lý sự cố phần điện nhà máy thuỷ điện Hoà bình” và phần 2 chương IV của quy trình này.
TRƯỞNG PHÒNG KH-KT:	§· ký	Nguyễn Văn Minh
QUẢN ĐỐC PX VẬN HÀNH:	§· ký	Nguyễn Đức Tuấn
QUẢN ĐỐC PX ĐIỆN:	§· ký	Uông Văn Trữ
QUẢN ĐỐC PX TỰ ĐỘNG:	§· ký	Nguyễn Ngọc Thăng
TRƯỞNG TRẠM 220-500KV:	§· ký	Vũ Đức Chu

File đính kèm:

  • docqui_trinh_van_hanh_may_phat_dien.doc
Tài liệu liên quan