Phát triển các dự án BOT cho ngành điện tại Việt Nam: Tồn tại và nguyên nhân

Tóm tắt

Để thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thì việc đầu tư và phát triển cơ

sở hạ tầng ngành điện luôn được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên để xây dựng các nhà máy điện đòi hỏi vốn

rất lớn, thời gian thu hồi vốn dài. Một trong các hình thức đầu tư được nhà nước ưu tiên phát triển là

BOT. Việc đánh giá thực trạng, chỉ ra các nhân tố tác động đến sự phát triển của các dự án điện, tìm ra

các tồn tại và nguyên nhân để giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra quyết định phù hợp để phát

triển các dự án BOT cho ngành điện là cần thiết.

pdf9 trang | Chuyên mục: Trạm Biến Áp | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 424 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Phát triển các dự án BOT cho ngành điện tại Việt Nam: Tồn tại và nguyên nhân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
nhân tố hiện chưa được Việt Nam chú 
trọng đúng mức và gây ảnh cản trở tới việc 
thu hút tài trợ dự án (1) Có sự tham gia của 
các tổ chức tài chính lớn, quy mô quốc tế; (2) 
Nhà thầu và nhà điều hành có kinh nghiệm; 
(3) Sự đồng bộ của quy hoạch; (4) Tồn tại các 
sản phẩm và công nghiệp phụ trợ cho dự án; 
(5) Dự báo tỷ lệ lạm phát của Chính phủ đáng 
tin cậy
Các nhân tố này đều đến từ bên trong nền 
kinh tế, đáng lưu ý là sự đồng bộ của quy 
hoạch còn quá yếu, các nhà thầu và điều hành 
kém kinh nghiệm, các dự án không có sản 
phẩm và dịch vụ phụ trợ và đặc biệt tỷ lệ lạm 
phát quá cao so với dự báo của nhà nước. Để 
cải thiện được tình hình này thì Việt Nam cần 
phải có các cải cách đột phá cả về chính sách 
kinh tế, chính sách tiền tệ, công tác dự báo 
cũng như nguồn lực.
4. Một số tồn tại và nguyên nhân trong 
phát triển dự án BOT ngành điện ở Việt Nam
Thứ nhất, tài trợ dự án BOT ở Việt Nam 
vẫn mang bóng dáng của bao cấp. Hiện tượng 
đa số các dự án phát triển kết cấu hạ tầng của 
Việt Nam trong giai đoạn vừa qua đều do Nhà 
QUAÛN TRÒ KINH DOANH
93Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏISoá 82 (5/2016)
nước chỉ định và thực thi thể hiện quan điểm 
các doanh nghiệp nhà nước vẫn giữ vị trí độc 
quyền thống trị trong cả lĩnh vực xây dựng cơ 
bản. Việc chỉ định thầu cho các dự án BOT ở 
Việt Nam thể hiện cơ chế “xin-cho” giữa cơ 
quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư. 
Các dự án BOT trong nước hiện nay được 
hình thành thông qua đấu thầu chỉ định, nhiều 
dự án được hình thành thông qua mối quan 
hệ giữa nhà đầu tư với cơ quan nhà nước có 
thẩm quyền thậm chí một số dự án do nhà đầu 
tư cùng Ủy ban tỉnh cùng đề xuất làm đường, 
làm dự án. Bên cạnh đó, các dự án không có 
lãi hoặc khó thu hồi vốn trong quá trình thực 
hiện lại tìm cách chuyển giao sang phía Nhà 
nước thể hiện sự bao cấp của Nhà nước như 
cầu Bình Triệu, cầu Phú Mỹ đã chuyển giao 
lại phía nhà nước trước thời hạn khi nhà đầu 
tư nhận thấy khó thực hiện tiếp cho thấy Nhà 
nước vẫn thực hiện chế độ bao cấp.
Thứ hai, các dự án đã được coi là thành 
công vẫn luôn gặp sự cố về công nghệ. Trong 
thời gian vận hành, nhà máy điện Phú Mỹ 3 
đã nhiều lần xảy ra sự cố, dẫn đến thiếu hụt 
công suất cung cấp cho hệ thống điện như 
mong muốn. Các sự cố xảy ra vào các năm 
như 2005, 2007 và mới nhất năm 2011 tiếp 
tục xảy ra, dù vào tháng 9-2009, công ty BOT 
Phú Mỹ 3 đã đầu tư 10 triệu USD để nâng 
cấp và mở rộng nhà máy điện, giúp tăng công 
suất của nhà máy lên thêm 3%-4%. Trong quá 
trình vận hành, cũng giống như nhà máy điện 
Phú Mỹ 3, nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 cũng 
liên tục gặp các sự cố. Điều này thể hiện việc 
lựa chọn công nghệ chưa thực sự hiện đại, đáp 
ứng yêu cầu của nền kinh tế.
Thứ ba, Việt Nam chưa thu hút được nhiều 
dự án điện: Mặc dù Chính Phủ Việt Nam 
đã tiến hành kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài, 
đưa ra nhiều ưu đãi như hưởng thuế suất thu 
nhập doanh nghiệp chỉ là 10% trong 15 năm, 
trường hợp dự án có quy mô lớn thì thời gian 
ưu đãi thuế suất có thể lên đến 30 năm, nhưng 
đến nay vẫn chưa thu hút được nhà đầu tư. Số 
dự án đầu tư nước ngoài vào ngành điện Việt 
Nam chưa nhiều. Đến cuối năm 2015, ngoài 
những dự án đang hoạt động, Việt Nam mới 
thu hút thêm được một số dự án sau theo hình 
thức BOT: ngoài nhiệt điện Mông Dương 2 
do tập đoàn AES của Mỹ làm chủ đầu tư và 
nhiệt điện Vĩnh Tân 1 do tập đoàn Phương 
Nam của Trung Quốc thực hiện, còn có nhiệt 
điện Vĩnh Tân 3, Vũng Áng 2 có sự tham gia 
của công ty One Energy Ventures Limited của 
Hồng Kông. Các dự án đã đầu tư vào Việt 
Nam thì có một dự án BOT thất bại (nhiệt 
điện Bà Rịa-Vũng Tàu của tập đoàn Wartsila), 
một dự án BOO cũng thất bại là Amata. Chỉ 
có 2 nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 và Phú Mỹ 
3 là các dự án BOT nước ngoài thành công, 
tuy nhiên đều gặp nhiều khó khăn trong quá 
trình triển khai, đặc biệt là về giá bán điên. 
Số lượng các nhà máy điện độc lập IPP vẫn 
quá ít, dẫn đến là chỉ một nhà máy gặp sự 
cố (như sửa chữa máy biến áp hay các thiết 
bị khác) nhưng ảnh hưởng tới toàn bộ nguồn 
cung điện của hệ thống, gây thiệt hại cho nền 
kinh tế cũng như sinh hoạt của người dân. 
Bên cạnh đó, các nguồn năng lượng tái tạo 
rất tiềm năng của Việt Nam như năng lượng 
mặt trời và năng lượng gió cũng chưa thu hút 
được đầu tư nước ngoài do giá thành cao hơn 
giá điện hiện tại của Việt Nam. Do vậy, các 
nhà đầu tư vào lĩnh vực này cần nhiều ưu đãi 
từ phía Chính Phủ. Nhưng đến nay thì hành 
lang pháp lý về năng lượng tái tạo ở Việt Nam 
còn sơ sài nên chưa khuyến khích được các 
nhà đầu tư nước ngoài.
QUAÛN TRÒ KINH DOANH
94 Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI Soá 82 (5/2016)
Thứ 4 Chất lượng và tiến độ của các dự án 
BOT nước ngoài vào Việt Nam đều chưa đạt 
yêu cầu. Mẫu thuẫn vẫn tiếp tục xảy ra trong 
quá trình vận hành của các nhà máy điện: 
Hầu hết các dự án BOT điện đều bị chậm tiến 
độ, kéo dài thời gian đàm phán (BOT Phú Mỹ 
3 kéo dài đến 6 năm). Thực tế cũng chỉ ra rằng 
giá điện nguyên liệu mà các công ty BOT bán 
lại cho EVN là thấp (hơn 3 cent mỹ/kwh). 
Điều này bắt nguồn từ việc EVN độc quyền 
giá điện và mua điện. Nếu điều này không 
được cải thiện, Việt Nam khó có thể thu hút 
được các nhà đầu tư lớn, có kinh nghiệm trong 
ngành điện đầu tư vào. 
Nguyên nhân
Thứ nhất, thủ tục đầu tư còn rườm rà. Đây 
chính là trở ngại lớn nhất nhà đầu tư phải vượt 
qua khi quyết định đầu tư. Một dự án BOT 
thông thường đòi hỏi nhà đầu tư phải thương 
thảo với hàng chục cơ quan chính phủ và mất 
hàng năm trời để chuẩn bị. Chính điều này 
đang cản trở nhà đầu tư và nâng giá thành sản 
xuất điện lên cao hơn so với thực tế.
Thứ hai, là công tác đền bù giải phóng mặt 
bằng còn nhiều khó khăn. Đây luôn là khó 
khăn mà các nhà đầu tư, bất kể trong hay ngoài 
nước, phải đối mặt khi đầu tư một dự án. Bất 
đồng chủ yếu xảy ra ở giá trị đền bù, do các 
cơ chế và chính sách của Việt Nam chưa hình 
thành hoặc không theo kịp sự phát triển, dẫn 
đến nhà đầu tư thường phải tự xoay sở. Điều 
này gây sức ép lên tiến độ triển khai của dự án.
Thứ ba, đội ngũ nhân lực để thực thi, giám 
sát, kiểm tra việc tài trợ dự án còn thiếu về số 
lượng và yếu về kỹ năng cũng như kinh nghiệm 
trong tài trợ dự án quốc tế. Để có thể tiến tới ký 
kết thành công một dự án BOT, cả nhà đầu tư, 
nhà tài trợ và nước chủ nhà sẽ phải trải qua các 
giai đoạn làm việc, đàm phán tốn kém rất nhiều 
thời gian, nhân lực và tài chính. Đòi hỏi phải có 
sự tham gia của các chuyên gia trong lĩnh vực 
có liên quan bao gồm cả chuyên gia luật, ngân 
hàng, tài chính, kỹ thuật... 
Thứ tư, do hệ thống ngân hàng trong nước 
còn yếu kém ảnh hưởng đến quá trình triển khai 
dự án cũng như việc thu hút dự án BOT trong 
lĩnh vực kết cấu hạ tầng. Như đã trình bày, vốn 
đầu tư đóng vai trò rất quan trọng trong các 
dự án. Trong các dự án BOT, chủ đầu tư chỉ 
có thể bảo đảm tối đa là 30% vốn, phần còn 
lại phải huy động từ các nhà cho vay thương 
mại trong nước hoặc nước ngoài, hoặc từ các 
cổ đông. Tuy nhiên, các ngân hàng trong nước 
của Việt Nam còn non yếu về tiềm lực tài chính 
nên không thể đáp ứng được nhu cầu vốn. Các 
nhà cho vay nước ngoài đòi hỏi cần phải có bảo 
lãnh, nhưng hệ số tín nhiệm của Việt Nam luôn 
thấp do các bất ổn kinh tế vĩ mô. Chính những 
bất ổn đó cũng làm cho các nhà đầu tư tư nhân 
lo ngại và từ chối đầu tư. Bên cạnh đó Việt Nam 
đang tồn tại quá nhiều ngân hàng nhưng lại có 
quy mô vốn quá mỏng so với các ngân hàng 
trong khu vực và trên thế giới, kể cả đối với 
các ngân hàng thương mại lớn có vốn của nhà 
nước. Trong giai đoạn hiện nay, hệ thống ngân 
hàng lại chịu thêm tác động bất lợi từ việc tái 
cấu trúc ngân hàng thương mại khi mà nền kinh 
tế đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, 
thách thức ở trong và ngoài nước.
Thứ năm, khu vực tư nhân trong nước còn 
yếu kém về năng lực tài chính và công nghệ để 
có thể thực hiện các hợp đồng giao thầu trong 
quá trình xây dựng và vận hành dự án BOT. 
Các doanh nghiệp tư nhân luôn thiếu kinh phí 
để đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng 
sản phẩm, đầu tư nghiên cứu và phát triển. Kỹ 
năng quản lý và chuyên môn của nhiều doanh 
nghiệp tư nhân còn yếu kém nên thường phải 
đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình 
QUAÛN TRÒ KINH DOANH
95Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏISoá 82 (5/2016)
tăng trưởng và mở rộng sản xuất. Phần lớn các 
doanh nghiệp tư nhân chưa có khả năng, điều 
kiện để tham gia đấu thầu quốc tế. Mặc dù 
đã nhận thức được về biến đổi khí hậu, môi 
trường, nhưng vì sự tồn tại và sinh lợi nhuận 
là mối bận tâm lớn nhất, nên ít doanh nghiệp 
đưa ra các phương án hành động cụ thể để bảo 
vệ môi trường gắn với sự phát triển bền vững 
của doanh nghiệp.
Thứ sáu, công tác giải phóng mặt bằng của 
Việt Nam được đánh giá rất thấp. Tiến độ giải 
phóng mặt bằng không chỉ rất yếu kém đối với 
các dự án BOT nước ngoài mà yếu kém với tất 
cả các loại dự án khác kể cả các dự án trong 
nước được hình thành từ ngân sách nhà nước. 
Do vậy Việt Nam cần phải chú trọng điều này 
trong việc thu hút đầu tư nói chung và đầu tư 
dưới hình thức BOT nói riêng.q
Tài liệu tham khảo
1. Chính Phủ, Nghị định số 15/2015/ND-CP ngày 14/2/2015 về đầu tư theo hình thức đối 
tác công tư.
2. Nguyễn Thị Thu Hằng, 2012, Luận án tiến sỹ - Học viện Khoa học Xã hội.
3. Nguyễn Thị Thu Hằng, 2011, Những vấn đề đặt ra trong thu hút đầu tư vào 
ngành điện, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 22, ISSN 08667120, trang 29-31.
4. Nguyễn Thị Thu Hằng, 2011, Thực trạng kết cấu hạ tầng của Việt Nam hiện nay, 
Tổng quan Kinh tế - Xã hội Việt Nam, ISSN 1859-4522, trang 40-45.
5. Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tóm tắt báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính năm 
2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012 của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN).
6. Thủ tướng Chính Phủ, 2011, Quyết định số 1208/QĐ-TTG, ngày 21 tháng 7 năm 
2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia 
giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030.

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_cac_du_an_bot_cho_nganh_dien_tai_viet_nam_ton_tai.pdf
Tài liệu liên quan