Phát triển bền vững kiến trúc nhà ở nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng dưới tác động của đô thị hóa
Tóm tắt: Mặt trái của quá trình đô thị hoá cũng như sự buông lỏng quản lý trong
vấn đề quy hoạch kiến trúc nhà ở nông thôn một cách tuỳ tiện đang làm mất đi hình
ảnh văn hoá kiến trúc nhà ở truyền thống dân gian đầy bản sắc của vùng Đồng
bằng Sông Hồng nói riêng và kiến trúc nhà ở nông thôn Việt Nam nói chung. Mặt
khác, đô thị hóa cũng đã làm phá vỡ cấu trúc làng xã, không gian kiến trúc nhà ở
vốn bền vững ngàn đời nay của nông thôn vùng Đồng bằng Sông Hồng. Do đó, việc
nghiên cứu các giải pháp giữ gìn, bảo tồn quy hoạch làng xã cũng như tổ chức các
loại hình không gian kiến trúc nhà ở truyền thống nhằm phát triển bền vững một nền
văn hoá kiến trúc nông thôn đầy tính nhân văn của vùng đồng bằng sông Hồng
dưới tác động ảnh hưởng của đô thị hóa là việc làm cần thiết và cấp bách.
hủ công, nhà ở còn có khu nhà phụ dành riêng kết hợp với sân chung để sản xuất. Ngày nay, dân số nông thôn đã tăng lên nhiều trong khi diện tích đất canh tác và trồng trọt lại giảm nhường quỹ đất cho phát triển đô thị và công nghiệp. Số dân cư sinh sống bằng làm nông nghiệp giảm dần, họ chuyển một phần sang làm dịch vụ công nghiệp, một phần làm dịch vụ nông nghiệp, một phần trở thành công nhân các khu công nghiệp và các làng nghề thủ công truyền thống ngày càng phát triển. Do đó, ngôi nhà ở truyền thống cũng đã biến đổi theo cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của chủ nhà. Cơ cấu chức năng của ngôi nhà ở truyền thống được bổ sung thêm và cũng giảm bớt. Không gian sân phơi nông sản, vườn cây ăn quả và ao thả được chuyển đổi sang các nhà xưởng sản xuất thủ công; hàng rào cây dâm bụt, cây chè Sè 9/5-2011 T¹p chÝ khoa häc c«ng nghÖ x©y dùng 94 mạn đã được thay bằng không gian bán hàng dịch vụ bám sát mét đường làng; ngôi nhà năm gian truyền thống chuyển thành nhà hộp bê tông cao tầng giống nhà thành thị. Tất cả đã mang lại cho bộ mặt nông thôn thay đổi, phá vỡ môi trường sống bền vững của nông thôn. Tóm lại, dưới tác động của đô thị hóa, vấn đề xây dựng NONT vùng ĐBSH ngày càng kém bền vững. Những yếu tố đó biểu hiện như sau: - Cấu trúc làng xã bị phá vỡ làm ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, văn hóa tinh thần của nông dân; - Sự bền vững trong văn hóa truyền thống, lễ nghi của làng xã, dòng họ và của gia đình bị phá vỡ, luân thường đạo lý bị đảo lộn, lối sống nông thôn thay đổi bởi ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa từ bên ngoài. - Hệ cân bằng sinh thái tự nhiên của làng xã, của gia đình bị phá vỡ do nhu cầu chuyển đổi cơ cấu sản xuất kinh tế, nhu cầu về nhà ở, dân số nông thôn ngày càng tăng, ao hồ bị san lấp tùy tiện dẫn đến môi trường sống nông thôn bị ảnh hưởng nặng nề; - Từ làng xã trở thành đô thị, đường làng trở thành đường phố, ngõ xóm trở thành ngõ phố, người dân nông thôn bỗng nhiên trở thành dân cư đô thị trong khi ý thức, văn hóa và lối sống ngàn đời nay của người dân nông thôn chưa được trang bị đầy đủ để trở thành người dân đô thị. - Hệ thống hạ tầng kỹ thuật không theo kịp với nhu cầu phát triển cũng là những lý do tạo nên cho môi trường nông thôn ngày càng thấp kém. 3. Một số giải pháp nhằm phát triển bền vững nhà ở nông thôn vùng ĐBSH Nhằm xây dựng một nông thôn bền vững trước tác động của đô thị hóa, chúng ta cần phải tìm ra các giải pháp bảo tồn, gìn giữ, phát triển những làng truyền thống cũng như những ngôi NONT có giá trị kiến trúc trước năm 1954. Đặc biệt quan tâm đến những làng nghề truyền thống, lấy làng nghề làm trọng tâm cho việc bảo tồn kiến trúc và phát triển du lịch. Mặt khác, cũng cần quan tâm đến những ngôi làng cổ, có giá trị kiến trúc và hệ sinh thái nông thôn để bảo tồn, phát triển kiến trúc và du lịch sinh thái. Với những nghiên cứu bước đầu, chúng tôi đề xuất trước mắt cần phân làng, xã vùng ĐBSH làm 05 loại để có thể đánh giá, xếp loại kiến trúc làng, xã có giá trị cần bảo tồn và lựa chọn 06 loại hình không gian kiến trúc NONT thích ứng để phát triển bền vững nông thôn. 3.1. Phân loại, đánh giá, lựa chọn làng truyền thống dựa trên cấu trúc quy hoạch và nhà ở 1/ Làng có giá trị đặc biệt: là những ngôi làng cổ được xây dựng cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, làng có giá trị đặc biệt về quy hoạch, kiến trúc cần phải bảo tồn nguyên gốc, tránh mọi tác động xấu ảnh hưởng đến quy hoạch và kiến trúc của làng. Những ngôi làng cổ này cần bảo tồn, giữ gìn giá trị để sử dụng phát triển du lịch sinh thái. 2/ Làng có giá trị rất cao: là làng có giá trị cao về quy hoạch và kiến trúc công trình, có các làng nghề truyền thống cần thiết phải bảo tồn quy hoạch và kiến trúc, giữ gìn tính văn hóa truyền thống, đặc biệt là các ngôi nhà cổ được xây dựng trước những năm 1930. Làng này nên sử dụng cho phát triển du lịch. 3/ Làng có giá trị cao: là các làng có kiến trúc và quy hoạch mang bản sắc văn hoá truyền thống, các làng nghề cần phải bảo tồn. Làng có nhà ở xây dựng từ năm 1930 đến trước 1945. Làng này có thể phát triển du lịch và dịch vụ làng nghề (Hình 3). T¹p chÝ khoa häc c«ng nghÖ x©y dùng Sè 9/5-2011 95 Hình 3. Hình ảnh làng, xã truyền thống 4/ Làng có giá trị trung bình: đó là các làng mới và nhà ở nông thôn được quy hoạch xây dựng từ năm 1954 đến 1986. Các làng này nên giữ nguyên lại quy hoạch, không cho cơi nới mở rộng nhằm tránh làm phá vỡ cấu trúc hình thái không gian của làng và khuôn viên các ngôi nhà ở. 5/ Làng có giá trị thấp: đó là các làng mới, bám ven làng truyền thống và các khu dãn dân tự phát bám theo các trục đường làng, không có quản lý quy hoạch được xây dựng từ sau năm 1986 vào thời kỳ đô thị hóa, công nghiệp hóa. Làng này cần phải đầu tư xây dựng, cải tạo lại toàn bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, mở rộng đường giao thông, tổ chức cây xanh, mặt nước. Lưu ý, các làng từ giá trị cao đến đặc biệt, các làng nghề truyền thống cần quan tâm đến lĩnh vực phát triển du lịch nhằm giới thiệu kiến trúc NONT truyền thống và sản phẩm làng nghề ra bên ngoài. Mặt khác, các làng nghề cần phải quy hoạch khu dãn dân và khu vực sản xuất để đưa sản xuất thủ công có nhiều độc hại ảnh hưởng đến môi trường ra khỏi làng nghề truyền thống nhằm tránh ảnh hưởng xấu đến môi trường nông thôn. Các làng, xã có giá trị thấp, nên quy hoạch xây dựng thành các làng nông thôn mới với đầy đủ các chức năng của đơn vị ở hiện đại nhưng phải có mối quan hệ biện chứng, hài hòa thân thiện với làng truyền thống cũ. Làng mới nên sử dụng một số các công trình văn hóa truyền thống của làng cũ như đình làng, chùa, miếu, đền và ngược lại, làng truyền thống có thể sử dụng trường học, nhà văn hóa, sân thể thao và các dịch vụ như chợ, siêu thị, công viên, khu vui chơi giải trí của ngôi làng mới. 3.2. Đề xuất sáu loại hình nhà ở nông thôn thích ứng 1/ Nhà ở thuần nông: là nhà ở dành gia đình sinh sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp. Nhà ở thuần nông phải đảm bảo các thành phần chức năng của ngôi nhà truyền thống như: nhà chính (dùng cho sinh hoạt chung, ngủ, học tập), nhà phụ (dùng cho bếp nấu, ăn uống, làm nghề phụ, nhà vệ sinh, tắm giặt), sân phơi, vườn trồng rau và vườn trồng cây ăn trái, giếng nước (bể nước), ao cá, chuồng trại chăn nuôi, cổng, ngõ, lối đi (Hình 4). Sè 9/5-2011 T¹p chÝ khoa häc c«ng nghÖ x©y dùng 96 Hình 4. Mô hình nhà ở thuần nông H×nh 5. M« h×nh nhµ ë n«ng trang 2/ Nhà ở nông trang: là nhà ở dành cho gia đình người dân làm nông nghiệp, hình thành do các gia đình nhỏ tách ra từ các hộ gia đình lớn nhiều thế hệ chuyên làm nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nhân khẩu của người nông dân nhưng vẫn đảm bảo các cơ cấu chức năng sử dụng và phù hợp với môi trường, cảnh quan thiên nhiên, phù hợp với sản xuất nông nghiệp. Nhà ở nông trang phải bố trí phía trước có sân, phía sau có vườn trồng rau và có khu chuồng trại để chăn nuôi. Xung quanh chu vi khu đất trồng cau hoặc cây ăn quả kết hợp với cây bóng mát. Các nhà ghép với nhau tận dụng sân chung, vườn chung tạo thành kiểu nhà ở nông trang đảm bảo có sân vườn để giải quyết vấn đề vi khí hậu (Hình 5). 3/ Nhà ở kiểu trang trại: là loại hình nhà ở dành cho nông dân làm kinh tế trang trại như chăn nuôi gia súc, trồng rừng, làm vườn, trồng cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản. Nhà ở kiểu trang trại nông thôn còn là nơi phát triển du lịch dành cho dân cư đô thị nghỉ cuối tuần về tham gia làm nông nghiệp và hưởng thụ các sản vật do nông nghiệp mang lại. 4/ Nhà ở kết hợp với dịch vụ sản xuất tiểu thủ công: là loại nhà ở dành cho gia đình làm nghề thủ công sinh sống tại các làng nghề, hoạt động kinh tế của gia đình chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất và buôn bán hàng hóa của làng nghề như: dệt tơ lụa, sơn mài, khảm trai, điêu khắc, mỹ nghệ, bạc, vàng, điêu khắc đá, gỗ, gốm, song, mây, tre, nón lá, rèn đúc, cơ khí (Hình 6). Hình 6. Mô hình nhà ở kết hợp với dịch vụ sản xuất thủ công T¹p chÝ khoa häc c«ng nghÖ x©y dùng Sè 9/5-2011 97 5/ Nhà ở kết hợp với dịch vụ thương mại: là loại nhà ở dành cho gia đình chuyên làm nghề dịch vụ nông nghiệp và buôn bán thương mại, hoạt động kinh tế gia đình đã hoàn toàn thoát khỏi nông nghiệp. Trong quy hoạch các cụm dân cư nông thôn, loại nhà này được bố trí bám theo các trục đường làng, đường liên thôn, liên xã. 6/ Nhà vườn, nhà biệt thự vườn: là loại nhà ở dành cho dân cư đô thị, họ trở về để tận hưởng môi trường ở nông thôn. Nhà vườn với đầy đủ chức năng của ngôi nhà biệt thự vườn gắn kết với thiên nhiên, có hồ ao, có không gian cảnh quan đẹp. Xu hướng trong tương lai, loại hình nhà ở kiểu trang trại và biệt thự vườn sẽ chiếm ưu thế trong NONT vùng ĐBSH nói riêng và các vùng nông thôn cả nước nói chung, là nơi nghỉ cuối tuần lý tưởng của dân cư đô thị. 4. Kết luận, kiến nghị Nhằm xây dựng bền vững nông thôn, tránh hiện tượng phá vỡ cấu trúc làng truyền thống vùng ĐBSH, chúng ta cần phải có các chính sách bảo tồn giá trị làng truyền thống, giữ nguyên các giá trị hiện có và tôn tạo, sửa chữa các công trình kiến trúc, đảm bảo môi trường trong lành của nông thôn. Việc phát triển mở rộng nhu cầu NONT phải quy hoạch các điểm dân cư nông thôn mới bên cạnh các làng truyền thống nhưng cần có những yêu cầu, quy định chặt chẽ để điểm dân cư mới phải có quan hệ mật thiết, gắn bó hữu cơ với làng truyền thống cũ. Một trong những yêu cầu cần lưu ý khi xây dựng phát triển NONT dưới tác động của đô thị hóa là hiện đại hóa nông thôn, tạo cho nông thôn có cuộc sống văn minh, hiện đại nhưng không nên biến nông thôn trở thành đô thị. Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Sỹ Quế (Chủ biên) (2009), Quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, NXB Khoa học và Kỹ thuật. 2. Nguyễn Đình Thi (2010), Kiến trúc nhà ở nông thôn đồng bằng Bắc bộ dưới tác động của đô thị hóa - thực trạng và hướng giải quyết. Hội thảo khoa học các trường khối kỹ thuật với công cuộc xây dựng nông thôn mới vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
File đính kèm:
- phat_trien_ben_vung_kien_truc_nha_o_nong_thon_vung_dong_bang.pdf