Phân loại chuyển động cho người dùng thiết bị hỗ trợ đi lại có hai bánh trước
Tóm tắt - Cảm biến quán tính (Inertial Measurement Unit – IMU)
hiện đang được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của kỹ thuật
và đời sống. Bài báo này đề xuất một thuật toán để phát hiện và phân
loại chuyển động cho người dùng thiết bị hỗ trợ đi lại (walker) có 2
bánh trước bằng cách kết kết hợp việc phát hiện chuyển động liên
quan đến việc nhấc walker lên sử dụng cảm biến quán tính và phát
hiện chuyển động liên quan đến việc lăn walker trên mặt đất sử dụng
encoder. Việc phát hiện và phân loại chuyển động là rất cần thiết
trong việc ước lượng các thông số bước đi cũng như đánh giá tình
trạng sức khỏe của người già, người cần hỗ trợ đi lại. Các kết quả
phân tính về định tính và định lượng thông qua thí nghiệm thực tế
cho thấy thuật toán hoạt động ổn định và đạt độ chính xác cho phép
cảm biến quán tính của hãng Xsens (Mti-1) và encoder có độ phân giải là 1024 xung/vòng. Hình 5. Hệ thống đo xa dùng trong thì nghiệm Một thí nghiệm được tiến hành với 5 người dùng có khả năng đi lại bình thường sử dụng walker đi dọc một hành lang dài 20 m. Những người dùng này đã được hướng dẫn cách sử dụng walker theo cách của người già, người gặp vấn đề đi lại. Trong mỗi lượt đi, người dùng sử dụng cách lăn liên tục cho 5 m đầu tiên, lăn đi từng bước cho 5 m đi tiếp theo sau đó là 5 m đi theo kiểu nhấc 2 chân sau và cuối cùng là 5 m đi với cách đi nhấc hoàn toàn walker. Kết quả phát hiện và phân loại chuyển động theo thời gian được thể hiện trong Hình 6. Trong đó, Hình 6a thể hiện tín hiệu xung encoder thu được trong một chu kỳ lấy mẫu. Hình 6b là các khoảng thời gian chuyển động mà encoder phát hiện ra được khi sử dụng thuật toán phát hiện chuyển động thể hiện trong công thức (5). Rõ ràng chúng ta có thể thấy rằng sử dụng encoder không thể phát hiện được chuyển động nhấc hoàn toàn walker lên và không thể phân biệt được giữa chuyển động lăn đi từng bước hay chuyển động nhấc 2 chân sau của walker. Hình 6c, thể hiện tín hiện vận tốc góc quay quanh phương 𝑦 của walker được tính từ tín hiệu của cảm biến quán tính áp dụng công thức (6). Hình 6d, thể hiện các khoảng chuyển động của walker sử dụng thông tin vận tốc góc quanh phương 𝑦 của walker sử dụng thuật toán trong công thức (8). Rõ ràng chúng ta có thể thấy, sử dụng thông tin từ cảm biến quán tính không thể phát hiện chính xác khoảng chuyển động trong trường hợp lăn liên tục và lăn từng bước. Ngoài ra, khi chỉ sử dụng riêng cảm biến quán tính thì không thể phân biệt rõ ràng được chuyển động nhấc 2 bánh sau và nhấc hoàn toàn walker. Hình 6. Phát hiện và phân loại chuyển động Hình 6e, thể hiện việc phân loại chuyển động sử dung thuật toán đề xuất kết hợp thông tin của encoder và cảm biến quán tính. Trong hình này, chuyển động lăn liên tục được thể hiện trong khoảng từ 0 đến 12 giây tương ứng với 5 m đi đầu tiên của chặng đường 20 m thí nghiệm. Chuyển động lăn đi từng bước được thể hiện từ giây thứ 12 đến giây 42 tương ứng với 5 m đi thứ hai. Chuyển động nhấc 2 chân sau walker thể hiện từ giây thứ 42 đến giây thứ 78 tương ứng với 5 m đi thứ ba. Cuối cùng là phần thể hiện cho chuyển động nhấc hoàn toàn walker tương ứng với 5 m đi cuối cùng của chặng đường 20 m thí nghiệm. Để kiểm chứng độ chính xác về mặt định lượng, nhóm tác giả tiến hành ước lượng khoảng cách di chuyển của người dùng. Trong trường hợp chuyển động lăn, sử dụng encoder để ước lượng quỹ đạo chuyển động như trong bài báo [13, 14]. Trong trường hợp chuyển động liên quan đến việc nhấc walker lên thì sử dụng cảm biến quán tính để ước lượng quỹ đạo chuyển động bằng thuật toán định vị quán tính cơ bản như trong bài báo [15]. Tuy nhiên, trong trường hợp này, quỹ đạo di chuyển là quỹ đạo của cảm biến quán tính chứ không phải quỹ đạo của walker. Quỹ đạo của walker có thể được tính từ quỹ đạo của cảm biến quán tính bằng công thức 𝑟𝑖 = 𝑟𝐼𝑀𝑈,𝑖 − (𝐶𝐼 𝑏𝐶𝑊,𝑖 𝐼 ) 𝑇 𝑇𝐼 𝐵 (10) Trong đó, 𝑟𝑖 , 𝑟𝐼𝑀𝑈,𝑖 lần lượt là vị trí của walker (gốc tọa độ của BCS) và vị trí của cảm biến quán tính (gốc tọa độ của ICSS) trong WCS tại thời điểm 𝑖. 𝐶𝑊,𝑖 𝐼 là ma trận quay từ WCS sang ICS tại thời điểm 𝑖. Kết quả của việc ước lượng khoảng cách di chuyển so với giá trị thực được thể hiện trong Bảng 3. Trong đó giá trị lớn nhất của RMSE là 0,266 m trong 5 m di chuyển và 0,317 m cho 20 m di chuyển. Một bước đi trung bình A a b c d d e c 24 Phạm Duy Dưởng, Trần Thanh Hà, Nguyễn Anh Duy khoảng 0,6 m, nếu ta xét trong khoảng cách 20 m thì có khoảng 33 bước chân. Như vậy, khi xét về sai số trung bình cho việc ước lượng độ dài của mỗi bước đi là khoảng 1 cm tương đương với độ chính xác là 98,3%. Đây là sai số rất nhỏ cho phép được trong trường hợp sử dụng cảm biến quán tính để ước lượng chuyển động. Bảng 3. Kết quả 5 người dùng walker đi thẳng 20 m Người dùng Tiêu chuẩn đánh giá Thông số ước lượng Lăn liên tục Lăn từng bước Nhấc 2 chân sau Nhấc hoàn toàn Tổng hợp 1 M 5,019 4,953 4,893 4,992 19,80 STD 0,025 0,033 0,108 0,112 0,136 RMSE 0,029 0,055 0,144 0,101 0,235 2 M 4,958 4,989 5,125 5,099 20,14 STD 0,018 0,016 0,113 0,078 0,187 RMSE 0,045 0,018 0,161 0,121 0,221 3 M 4,981 5,012 4,966 5,109 20,02 STD 0,019 0,010 0,125 0,098 0,141 RMSE 0,025 0,015 0,117 0,140 0,128 4 M 5,002 4,965 5,093 5,231 20,29 STD 0,016 0,019 0,044 0,114 0,153 RMSE 0,015 0,039 0,101 0,252 0,317 5 M 4,992 4,975 5,237 4,982 2,15 STD 0,074 0,015 0,134 0,189 0,238 RMSE 0.066 0,029 0,266 0,170 0,262 M 4,990 4,979 5,063 5,083 20,08 STD 0,040 0,028 0,159 0,146 0,231 RMSE 0,040 0,034 0,168 0,165 0,168 M: giá trị trung bình kết của ước lượng, STD: Sai lệch chuẩn của sai số, RMSE: căn của trung bình bình phương sai số 7. Kết luận và hướng phát triển Bài báo đã đề xuất thuật toán nhằm phát hiện và phân loại chuyển động của người dùng sử dụng walker có hai bánh trước. Thuật toán này kết hợp việc phát hiện các khoảng chuyển động sử dụng encoder cho các chuyển động liên quan đến việc đẩy walker trên mặt đất và việc phát hiện chuyển động của cảm biến quán tính cho các chuyển động liên quan đến việc nhấc walker lên. Về mặt phần cứng, chúng tôi sử dụng một hệ thống tương đối đơn giản bao gồm: một cảm biến quán tính gắn lên vị trí bất kì trên khung của một walker và hai encoder gắn liền với trục quay của hai bánh walker. Các tín hiệu từ cảm biến được thu thập và đồng bộ dữ liệu bởi một vi điều khiển arduino. Dữ liệu này sau khi được đóng gói sẽ được lưu trữ vào thẻ nhớ Micro SD. Một thuật toán ước lượng mối quan hệ giữa cảm biến quán tính và walker bao gồm vector tịnh tiến và ma trận quay giữa ICS và BCS đã được đề xuất nhằm quy các đại lượng gia tốc, vận tốc góc theo các trục của cảm biến quán tính về hệ các trục của hệ tọa độ của walker. Mối quan hệ này cũng rất cần thiết cho việc tính quỹ đạo chuyển động của walker thông qua quỹ đạo chuyển động của cảm biến quán tính. Trong phần thí nghiệm để minh chứng cho thuật toán, chúng tôi tiến hành làm thí nghiệm với 5 người dùng. Mỗi người dùng đi dọc hành lang 20 m với các cách thức sử dụng walker khác nhau mô phỏng hoạt động đi lại của người già, người gặp vấn đề đi lại. Thông qua đánh giá định tính và định lượng, kết quả cho thấy thuật toán hoạt động ổn định và đạt được độ chính xác cho phép. Một hạn chế của bài báo là không xây dựng thuật toán ước lượng quỹ đạo chuyển động của walker mà sử dụng kết hợp 2 chuyển động do encoder ước lượng được và chuyển động do cảm biến quán tính ước lượng được. Chúng tôi hướng đến xây dựng một thuật toán mới để ước lượng quỹ đạo chuyển động của walker sử dụng thuật toán định vị quán tính, trong đó chúng tôi dự kiến sử dụng thông tin từ các encoder để xây dựng các phương trình cập nhật quỹ đạo cho bộ lọc Kalman được sử dụng trong thuật toán định vị quán tính này. Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ phát triển tiềm lực Khoa học Công nghệ của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng trong đề tài có mã số T2018-06-88. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Wikipedia, Chăm sóc sức khỏe, Online: https://vi.wikipedia.org/wiki/Y_t%E1%BA%BF [2] N. M. Peel, S. S. Kuys, and K. Klein, “Gait speed as a measure in geriatric assessment in clinical settings: A systematic review”, The Journals of Gerontology Series A: Biological Sciences and Medical Sciences, 2012, pp. 39–46. [3] B. AM, B. RW, and G. W, “Gait speed is a responsive measure of physical performance for patients undergoing short-term rehabilitation”, Gait Posture, vol. 36, no. 1, 2012, pp. 61-64. [4] C. Casanova, et al. “The 6-min walking distance: long-term follow up in patients with copd”, European Respiratory Journal, vol. 29, no. 3, 2007, pp. 535–540. [5] A. B. Jackson et al., “Outcome measures for gait and ambulation in the spinal cord injury population”, The journal of spinal cord medicine, vol. 31, no. 5, 2008, p. 487. [6] D. Podsiadlo and S. Richardson, “The timed up & go: a test of basic functional mobility for frail elderly persons”, Journal of the American geriatrics Society, vol. 39, no. 2, 1991, pp. 142–148. [7] O. Postolache, P. Girao, J. D. Pereira, J. Pincho, C. Moura, and G. Postolache, “Smart walker for pervasive healthcare”, in Proc. 5th Int. Conf. Sens. Technol. (ICST), 2011, pp. 482–487 [8] M. Martins, A. Frizera, R. Ceres, and C. Santos, “Legs tracking for walker-rehabilitation purposes”, in Proc. 5th IEEE RAS EMBS Int. Conf. Biomed. Robot. Biomechatronics, Aug. 2014, pp. 387–392 [9] A. D. Chan and J. R. Green, “Smart rollator prototype”, in Proc. IEEE Int. Workshop Med. Meas. Appl., May 2008, pp. 97–100. [10] MedlinePlus. (2015). Using a Walker. [Online]. Available: https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000342.htm [11] W. R. Frontera, J. K. Silver, and T. D. Rizzo, Jr., Essentials of Physical Medicine and Rehabilitation, 2nd ed. Philadelphia, PA, USA: Elsevier,2008. [12] BJC HealthCare. How to Use a Walker Safely. Accessed: Aug. 10, 2017. [Online]. Available: Homemedicalequipment/Walkingaids/Howtouseawalkersafely.aspx [13] K. Lee, C. Jung, and W. Chung, “Accurate calibration of kinematic parameters for two wheel differential mobile robots”, J. Mech. Sci. Technol., vol. 25, no. 6, 2011, pp. 1603–1611. [14] T. Wang et al., “Walking analysis of young and elderly people by using an intelligent walker ANG”, Robot. Auto. Syst., vol. 75, Jan. 2016, pp. 96–106. [15] Duy Duong Pham and Young Soo Suh, “Pedestrian Navigation Using Foot-Mounted Inertial Sensor and LIDAR”, Sensors, Volume 16(1), 2016, pp. 120-136. (BBT nhận bài: 21/9/2018, hoàn tất thủ tục phản biện: 16/10/2018)
File đính kèm:
- phan_loai_chuyen_dong_cho_nguoi_dung_thiet_bi_ho_tro_di_lai.pdf