Nhận diện tính khoa học trong việc áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp về hợp đồng tín dụng - Một điển hình thực tiễn cải cách hoạt động tư pháp hiện nay ở Việt Nam

TÓM TẮT:

Khi bàn về hình thức pháp luật, Chủ nghĩa Mác Lenin đã khẳng định chỉ có 3 hình thức cơ bản

đó là: Tập quán pháp; Tiền lệ pháp và Quy phạm pháp luật. Tiền lệ pháp được thừa nhận là án lệ

phát sinh từ thực tiễn một cách tự nhiên nhiều trường phái luật học quan tâm nghiên cứu và phát triển

trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, bên cạnh việc đẩy mạnh ban hành quy phạm pháp luật để hoàn thiện

hành lang pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động của xã hội thì việc áp dụng án lệ cũng đã và dang chú

trọng triển khai có hiệu quả. Có thể thấy, bản Hiến pháp năm 2013 quy định: “Tòa án nhân dân tối

cao thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.”1

Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp, xác định:

“Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất

pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm”. Bài Viết này, Tác giả dựa vào bản án

giải quyết tranh chấp Hợp đồng tín dụng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân huyện

(quận) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có áp dụng án lệ để phân tích, bình luận khái niệm, nguồn

gốc án lệ cũng như vai trò áp dụng Án lệ giải quyết tranh chấp Hợp đồng tín dụng, để cùng nhau đổi,

nhận diện tính khoa học của nó trong thực tiễn

pdf11 trang | Chuyên mục: Tín Dụng Ngân Hàng | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 264 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Nhận diện tính khoa học trong việc áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp về hợp đồng tín dụng - Một điển hình thực tiễn cải cách hoạt động tư pháp hiện nay ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
a án phát huy vai trò của 
mình trong quá trình xét xử, cần trao cho tòa án 
quyền giải thích pháp luật. Tòa án là cơ quan 
phải “va chạm” thường xuyên với những vụ việc 
cụ thể chứ không phải Ủy ban thường vụ Quốc 
hội mới có cơ chế hữu hiệu để giải thích pháp 
luật hiệu quả nhất. Vậy việc Tòa án nhân dân 
Áp dụng án lệ cũng chính là phương thức để giải 
thích pháp luật. 
Bên cạnh đó, trong công cuộc cải cách tư 
pháp, vấn đề chất lượng của thẩm phán là mấu 
chốt không thể xem nhẹ. Nhiều tổ chức, cá nhân 
đang rất lo lắng rằng liệu thẩm phán của chúng 
ta có đủ năng lực, đạo đức để được bổ nhiệm 
suốt đời như một số nước có nền tư pháp phát 
triển hay không. Chúng ta cũng lo ngại rằng 
thẩm phán có thể thực sự độc lập và chỉ tuân 
theo pháp luật hay không. Những vấn đề này có 
vẻ khó thực hiện nhưng có thể dần khắc phục 
bằng những cơ chế hữu hiệu. Và một trong 
những cơ chế rất hiểu quả là áp dụng án lệ, đây 
là cơ chế tạo động lực từ bên trong chứ không 
tạo áp lực từ bên ngoài. 
- Một: Khi tiến hành xét xử một vụ án cụ 
thể được giao, thẩm phán sẽ nghiên cứu các bản 
án tiền lệ của các vụ án tương tự. Trong trường 
hợp cho rằng bản án tiền lệ đó phù hợp với vụ 
án mình đảm nhận, thẩm phán sẽ lấy quan điểm 
pháp lý rút ra từ bản án tiền lệ đó làm đường lối 
xét xử. Kết quả là thẩm phán có thể yên tâm xét 
xử một cách chính xác đối với vụ án do mình 
đảm nhận. Án lệ giúp cho thẩm phán dễ dàng 
hơn trong việc giải quyết các vụ án vì họ sẽ 
không phải tự tìm giải pháp cho từng vụ. Đó là 
cách hữu hiệu để tiết kiệm thời gian, tiền bạc, 
công sức của thẩm phán, đương sự và những 
người có liên quan. 
- Hai: Để có thể ra được một quyết định 
chính xác và hợp lý thì các thẩm phán phải chú 
ý nghiên cứu các tuyển tập án lệ. Tức là Thẩm 
phán sử dụng các tuyển tập án lệ để nghiên cứu 
sau đó đưa ra một quyết định hợp tình hợp lý 
với độ chính xác cao nhất khi tham gia xét xử 
vụ án tranh chấp trong kinh doanh về hợp đồng 
tín dụng.
- Ba: Án lệ sẽ làm cho quá trình tranh tụng 
tại tòa án trở nên có hiệu quả và hấp dẫn hơn. 
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, giá trị 
thực của vấn đề là ở chỗ, phải tuân theo án lệ để 
hạn chế sự tùy tiện và tiêu cực trong quá trình 
xét xử. Sẽ làm tăng uy tín của thẩm phán và tòa 
án các cấp, tăng sự tôn nghiêm của bản án hay 
quyết định đã có hiệu lực thi hành, thúc đẩy sự 
công bằng của thẩm phán. Thẩm phán có động 
lực để thực sự nâng cao trình độ, khi phải tìm 
hiểu, nghiên cứu các bản án tiền lệ. Tức là họ 
phải nghiên cứu khoa học pháp lý thật sự để có 
thể nhận định và giải quyết những bản án có 
nhiều yếu tố mới. 
1 Án lệ số 08/2016/AL về vụ án kinh doanh, thương mại “tranh chấp về hợp đồng tín dụng”
119
Bản án 923/2017/DS-ST ngày 14/09/2017 
thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân 
dân huyện (quận), thành phố Hồ Chí Minh, ngoài 
những căn cứ như quy định Khoản 3 Điều 26, 
điểm a Khoản 1 Điều 35, điểm a Khoản 1 Điều 
39, Khoản 3 Điều 228, Điều 147, Khoản 1 Điều 
273 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; Điều 
91, Điều 95 Luật Các tổ chức tín dụng 2010; 
Điều 26 Luật Thi hành án dân sự; Khoản 2 Điều 
27 Pháp lệnh án phí, lệ phí Toà án năm 2009 
củaỦy ban thường vụ Quốc Hội. Các thẩm phán 
Tòa án nhân dân Quận P đã căn cứ vào Án lệ 
số 08/2016/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa 
án nhân dân tối cao thông qua ngày 17/8/2016 
để tuyên xử:
1/ Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của 
nguyên đơn:
- Buộc ông Lê Phạm Đình Q phải thanh 
toán cho Ngân hàng thương mại cổ phần T tổng 
số tiền nợ gốc và lãi tính đến ngày 14/9/2017 
là 40.150.644 (bốn mươi triệu một trăm năm 
mươi ngàn sáu trăm bốn mươi bốn) đồng, trong 
đó tiền nợ gốc là 19.409.840 đồng, tiền lãi quá 
hạn là 20.740.804 đồng.
- Kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ 
thẩm, ông Q còn phải tiếp tục chịu khoản tiền lãi 
quá hạn của số tiền nợ gốc chưa thanh toán, theo 
mức lãi suất mà các bên đã thỏa thuận trong hợp 
đồng cho đến khi thanh toán xong khoản nợ gốc 
này. Trường hợp trong hợp đồng tín dụng, các 
bên có thỏa thuận về việc điều chỉnh lãi suất cho 
vay theo từng thời kỳ của Ngân hàng cho vay 
thì lãi suất mà ông Q phải tiếp tục thanh toán 
cho Ngân hàng cho vay theo quyết định của Tòa 
án cũng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với sự 
điều chỉnh lãi suất của Ngân hàng cho vay.
Thời hạn thi hành: Thi hành một lần ngay 
sau khi án có hiệu lực pháp luật, thi hành tại cơ 
quan Thi hành án dân sự có thẩm quyền.
2/ Về án phí:
- Ông Lê Phạm Đình Q phải chịu án phí sơ 
thẩm là 2.007.532 (Hai triệu không trăm lẻ bảy 
ngàn năm trăm ba mươi hai) đồng, nộp tại Chi 
cục Thi hành án dân sự quận Phú Nhuận, Thành 
phố Hồ Chí Minh.
- Trả lại cho Ngân hàng thương mại cổ phần T 
số tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm là 827.000 
(Tám trăm hai mươi bảy ngàn) đồng theo Biên 
lai thu tiền số 0008852 ngày 08/11/2016 của Chi 
cục thi hành án dân sự quận Phú Nhuận.
Trường hợp bản án, quyết định được thi 
hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành 
án dân sự thì người được thi hành án dân sự, 
người phải thi hành án dân sự có quyền thoả 
thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, 
tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi 
hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 , 7a, 7b 
và 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành 
án được thực hiện theo quy định tại Đ 30 Luật 
thi hành án dân sự.
Các đương sự có quyền kháng cáo trong hạn 
15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đương sự vắng 
mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên 
án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng 
cáo tính từ ngày nhận được bản án hoặc được 
tống đạt hợp lệ
 y Thứ tư, án lệ góp phần bảo đảm khả năng 
dự đoán của người dân và sự phát triển của nền 
kinh tế thị trường 
Thực tiễn cho thấy, trong quá trình đầu tư 
hoạt động kinh doanh thương mại, các chủ thể 
tham gia vào giao dịch bằng hợp đông tín dụng 
không thể tránh khỏi những rủi ro, bất đồng, 
tranh chấp cần phải giải quyết. Thông qua bản 
án lệ đã góp phần thực hiện một nền tư pháp 
phục vụ nền kinh tế thị trường thật sự chỉ khi mà 
mọi tổ chức, cá nhân ý thức được những rủi ro, 
bất đồng trong quan hệ kinh doanh sẽ xẩy ra và 
sẽ được giải quyết triệt để những tranh chấp đó 
thông qua con đường giải quyết áp dụng án lệ.
 Nội dung tóm tắt của bản án lệ số 08/2016/
AL kinh doanh, thương mại được Hội đồng 
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua 
ngày 17/8/2016 là một minh chứng khẳng định 
án lệ giúp tạo ra sự an toàn pháp lý cho công 
dân và sự ổn định của xã hội khi mọi hành vi 
Nhận diện tính khoa học trong việc áp dụng án lệ giải quyết ...
120
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
[1]. Hiến pháp năm 2013 Nhà xuất bản Sự Thật 
năm 2013
[2]. Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 2/6/2005 
của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư 
pháp,
[3]. Bản án lệ 08/2016/AL Giải quyết tranh chấp 
hợp đồng tín dụng của Hội đồng thẩm phán 
Tòa án nhân dân Tối cao về kinh doanh, 
thương mại 
[4]. Bản án 923/2017/DS-ST ngày 14/09/2017 
về Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
của TAND Quận Phú Nhuận, thành phố Hồ 
Chí Minh.
[5]. Luật tổ chức Tòa án nhân dân số 62/2014/
QH13 quy định về chức năng, nhiệm vụ, 
quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tòa án 
nhân dân, đảm bảo hoạt động của Tòa án 
nhât dân
[6]. Nghị quyết 04/2019, ngày 18 tháng 6 năm 
2019 về Quy trình lựa chọn, công bố áp 
dụng án lệ của Hội đồng thẩm phán nhân 
dân tối cao
của các thành viên trong xã hội đều được thực 
hiện trong khuôn khổ ứng xử đã được xác lập 
như một tiền lệ. “Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án 
cấp phúc thẩm quyết định: “Kể từ ngày bản án 
có hiệu lực pháp luật và người được thi hành 
án có đơn yêu cầu thi hành án, người phải thi 
hành án còn phải trả lãi đối với số tiền chậm 
thi hành án theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng 
Nhà nước công bố tương ứng với thời gian 
chậm thi hành án” cũng là không đúng. Đối với 
các khoản tiền vay của tổ chức Ngân hàng, tín 
dụng, ngoài khoản tiền nợ gốc, lãi vay trong 
hạn, lãi vay quá hạn, phí mà khách hàng vay 
phải thanh toán cho bên cho vay theo hợp đồng 
tín dụng tính đến ngày xét xử sơ thẩm, thì kể từ 
ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm khách 
hàng vay còn phải tiếp tục chịu khoản tiền lãi 
quá hạn của số tiền nợ gốc chưa thanh toán, 
theo mức lãi suất mà các bên thỏa thuận trong 
hợp đồng cho đến khi thanh toán xong khoản 
nợ gốc này. Trường hợp trong hợp đồng tín 
dụng, các bên có thỏa thuận về việc điều chỉnh 
lãi suất cho vay theo từng thời kỳ của Ngân 
hàng cho vay thì lãi suất mà khách hàng vay 
phải tiếp tục thanh toán cho Ngân hàng cho vay 
theo quyết định của Tòa án cũng sẽ được điều 
chỉnh cho phù hợp với sự điều chỉnh lãi suất 
của Ngân hàng cho vay” 1.
Như vậy, nếu luật pháp được áp dụng thống 
nhất, người dân có khả năng dự đoán được luật 
pháp sẽ được áp dụng như thế nào đối với các 
hành vi của họ để họ tự điều chỉnh tốt nhất hành 
vi của mình giảm thiểu những rủi ro tranh chấp 
trong quá trình hoạt động kinh doanh nhằm mục 
đích sinh lời. Vấn đề các tổ chức, cá nhân tránh 
được hành vi vi phạm pháp luật và yên tâm tiến 
hành các hoạt động kinh doanh, thương mại 
trong đời sống sẽ góp phần ổn định hơn trong 
thực tiễn hoạt động kinh tế nói chung và hoạt 
động xét xử của ngành tư pháp nói riêng. Tức là 
cơ quan tư pháp sẽ luôn đảm bảo xử lý giải quyết 
tranh chấp bằng án lệ để người dân có quyền tự 
do và mạnh dạn thực hiện các giao dịch với các 
tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật. 
Đó là những vấn đề hết sức cần thiết, bản án áp 
dụng Án lệ tại Tòa án nhân dân cấp huyện trên 
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã làm được vai 
trò to lớn đó thông qua việc cải cách tư pháp để 
phát triển xã hội hài hòa, phát triển kinh tế và 
ổn định xã hội, tạo môi trường đầu tư tốt, phục 
vụ đắc lực nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế 
quốc gia.
1 Nội dung tóm tắt của bản án lệ số 08/2016/AL kinh doanh, thương mại được Hội đồng Thẩm phán Tòa án 
nhân dân tối cao thông qua ngày 17/8/2016

File đính kèm:

  • pdfnhan_dien_tinh_khoa_hoc_trong_viec_ap_dung_an_le_giai_quyet.pdf