Ngôn ngữ lập trình Visual FoxPro

Microsoft Visual Foxpro là một phần mềm Quản lý CSDL, bao gồm một số công rất mạnh giúp có thể tổng hợp, truy xuất thông tin một cách thuận tiện, có một bộ lệnh dùng trong lập trình rất phong phú, cho phép tạo được một giao diện thân thiện. Điều đáng lưu ý là các ứng dụng được thiết kế từ các phiên bản trước của Foxpro vẫn còn hiệu lực trong Visual Foxpro, nghĩa là vẫn có thể chạy được trong Visual Foxpro. Tuy nhiên, nếu đã sửa đổi nguyên bản cũ trong Visual Foxpro rồi thì không thể thực thi được nữa trong các phiên bản cũ trước đó của nó.

Để có thể dùng được Visual Foxpro, máy vi tính cần phải đạt được tối thiểu các điều kiện sau:

+ Có bộ xử lý từ 80386 trở đi, nên là 486 hoặc mạnh hơn.

+ Có bộ nhơ tối thiểu 4MB RAM, nhưng nên là 8MB RAM hoặc hơn.

+ Có đĩa cứng càng lớn càng tốt, tối thiểu 200MB RAM

+ Hệ điều hành : Windows 95 hoặc Windows NT.

+ Đã cài hệ điều hành MS DOS, nên dùng DOS 5.0 trở về sau.

+ Đã cài hệ giao diện Windows 3.x hoặc Windows 95 trở đi.

Sau khi đã được cài đặt, Visual Foxpro có thể được khởi động bằng một trong các cách như sau :

 + Click chuột vào thực đơn Start trên màn hình chính của Windows 95 / Windows NT; chọn Programs; chọn Microsoft Visual Foxpro; chọn Visual Foxpro 6.0

 + Thực hiện chức năng Run với tên tập thực hiện C:\Vfp\Vfp.exe

Visual Foxpro cũng có hai chế độ làm việc : hội thoại và chương trình.

 

doc21 trang | Chuyên mục: FoxPro | Chia sẻ: dkS00TYs | Lượt xem: 5491 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt nội dung Ngôn ngữ lập trình Visual FoxPro, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ption
Văn bản xuất hiện trên nút lệnh
Picture
Hình ảnh xuất hiện trên nút lệnh
Click Event
Thủ tục sẽ được thi hành khi người sử dụng chọn nút lệnh
· Ô kiểm tra (Check Box) : Một ô kiểm tra được chọn (x) có ý nghĩa người sử dụng đồng ý với nội dung mô tả của ô kiểm tra.
Thuộc tính
Ý nghĩa
ControlSource
Vùng kết nối với ô kiểm tra
Caption
Văn bản xuất hiện trên ô kiểm tra
Picture
Hình ảnh xuất hiện trên ô kiểm tra
· Hộp danh sách (List Box) – Hộp danh sách kéo xuống (Combo Box) : Hộp danh sách là một khung chữ nhật chứa danh sách các mục, trong đó mỗi dòng là một mục và có thể có nhiều cột. Tương tự cho hộp danh sách kéo xuống nhưng chỉ cho hiển thị một dòng (mục), chỉ khi click chuột vào mũi tên phía phải của hộp danh sách kéo xuống thì tất cả các mục mới được hiển thị 
Thuộc tính
Ý nghĩa
BoundColumn
Giá trị cột thứ mấy được trả về khi chọn một mục chọn trong hộp danh sách hoặc hộp danh sách kéo xuống.
ControlSource
Vùng kết nối với hộp danh sách hoặc hộp danh sách kéo xuống.
ColumnCount
Số cột hiển thị trên hộp danh sách hoặc hộp danh sách kéo xuống.
ListItem
Cho phép truy cập đến các mục trong hộp danh sách hoặc hộp danh sách kéo xuống.
ListCount
Cho biết số mục có trong hộp danh sách hoặc hộp danh sách kéo xuống.
RowSource
Nguồn dữ liệu cung cấp các cho hộp danh sách hoặc hộp danh sách kéo xuống.
RowSourceType
Kiểu dữ liệu nguồn, có thể là Query, Bí danh, câu lệnh SQL, …
AddItemMethod
Đưa một mục vào danh sách
RemoveItemMethod
Hủy một mục ra khỏi danh sách
RequeryMethod
Cập nhật lại các thay đổi trong hộp danh sách hoặc hộp danh sách kéo xuống.
· Spinner : là một điều khiển cho phép người dùng chọn giá trị trong một phạm vi.
Thuộc tính
Ý nghĩa
ControlSource
Vùng kết nối với Spinner
Increment
Bước tăng hoặc giảm cho Spinner
KeyboardHighValue, KeyboardLowValue
Giá trị lớn nhất và nhỏ nhất có thể đưa vào từ bàn phím cho Spinner.
SpinnerHighValue, SpinnerLowValue
Giá trị lớn nhất và nhỏ nhất chọn trong Spinner.
· Lưới (Grid) : dùng để hiển thị dữ liệu theo dạng lưới, là một bảng có nhiều cột và nhiều dòng; thường sử dụng trong màn hình giao diện one – to – many, nội dung của lưới là dữ liệu của bảng table và các dữ liệu này có quan hệ với bảng cha theo một biểu thức quan hệ. 
Mỗi cột của lưới gồm hai thành phần : tiêu đề (Headder) và điều khiển của cột (ngầm định là hộp văn bản, có thể đổi thành combo box hay ô kiểm tra).
Thuộc tính
Ý nghĩa
ChildOrder
Tên index Tag của dữ liệu nguồn cho lưới
LinkMaster
Bí danh của bảng cha
RecordSourceType
Kiểu dữ liệu nguồn của lưới
RecordSource
Dữ liệu nguồn của lưới
RelationalExpr
Biểu thức quan hệ giữa bảng cha và bảng con
ColumnCount
Số cột hiển thị trong lưới
DeleteMark
Là .T. thì bên trái lưới sẽ xuất hiện thêm một cột để đánh dấu xóa mẫu tin
RecordMark
Là .T. thì sẽ xuất hiện thêm một cột chứa dấu hiệu cho các mẫu tin được chọn.
· Màn hình nhiều trang : được sử dụng trong trường hợp màn hình giao diện có nhiều điều khiển và cần tổ chức, phân nhóm theo chủ đề.
Thuộc tính
Ý nghĩa
ActivePage
Số thứ tự trang hiện hành
PageCount
Tổng số trang của màn hình nhiều trang
PageHeight
Độ cao của trang
PageWidth
Độ rộng của trang
Tabs
Là .T. thì màn hình nhiều trang sẽ có Tabs
TabStretch
Là 0 sẽ cho phép hiển thị nhiều dòng nếu tabs không đủ chỗ trên nàn hình nhiều trang.
Là 1 chỉ cho phép hiển thị 1 dòng tabs trên màn hình nhiều trang.
2) Thiết kế màn hình giao diện bằng Form Winzard :
· Tạo màn hình giao diện đơn giản từ một bảng :
+ Chọn nút chức năng New trong cửa sổ ứng dụng.
+ Chọn nút nhấn Form Wizard.
+ Chọn dòng Form Winzard, chọn OK.
+ Định nghĩa cấu trúc của màn hình giao diện :
* Bước 1 : Chọn các vùng.
& Chọn CSDL, bảng và các vùng cho màn hình giao diện.
& Chọn Next để sang bước tiếp theo.
* Bước 2 : Chọn dạng của màn hình giao diện
& Chọn dạng màn hình giao diện.
& Chọn Next để sang bước tiếp theo.
* Bước 3 : Thứ tự sắp xếp các mẫu tin
& Chọn thứ tự sắp xếp các vùng nếu cần.
& Chọn Next để sang bước tiếp theo.
* Bước 4 : Kết thúc
& Đặt tiêu đề cho màn hình giao diện
& Chọn Preview để xem trước màn hình giao diện mới tạo.
& Chọn Finish để kết thúc, đặt tên màn hình giao diện hộp thoại xuất hiện ở đây.
· Tạo màn hình giao diện One – to - Many :
+ Chọn nút chức năng New trong cửa sổ ứng dụng.
+ Chọn nút nhấn Form Wizard.
+ Chọn dòng One – to – Many Form Winzard, chọn OK.
+ Định nghĩa cấu trúc của màn hình giao diện :
* Bước 1 : Chọn các vùng của bảng cha
& Chọn CSDL, bảng cha và các vùng cho màn hình giao diện.
& Chọn Next để sang bước tiếp theo.
* Bước 2 : Chọn các vùng của bảng con
& Chọn CSDL, bảng con và các vùng cho màn hình giao diện.
& Chọn Next để sang bước tiếp theo.
* Bước 3 : Xác định mối quan hệ giữa hai bảng.
* Bước 4 : Chọn dạng của màn hình giao diện (tương tự như trên)
* Bước 5 : Thứ tự sắp xếp các mẫu tin (tương tự như trên)
* Bước 6 : Kết thúc (tương tự như trên)
3) Thiết kế màn hình giao diện bằng bộ công cụ Form Design :
· Tạo màn hình giao diện :
Cú pháp : CREATE FORM | ?
· Sửa đổi màn hình giao diện :
Cú pháp : MODIFY FORM | ?
Bộ công cụ Form Designer có một cửa sổ Form biểu diễn cấu trúc (gồm các điều khiển) của màn hình giao diện và cửa sổ Propeties để hiển thị các thuộc tính của điều khiển trong màn hình giao diện. 
VI. REPORT ( Báo Cáo): 
1. Các dạng báo biểu :
· Báo biểu không phân nhóm : là những báo biểu đơn giản, dữ liệu của báo cáo là nội dung của các vùng thuộc một hoặc nhiều bảng.
- Báo biểu theo cột : dữ liệu liên quan đến một đối tượng được thể hiện ở nhiều cột trên một dòng.
- Báo biểu theo dòng : dữ liệu liên quan đến một đối tượng được thể hiện ở nhiều cột trên nhiều dòng.
· Báo biểu phân nhóm : dữ liệu được phân thành nhiều nhóm theo các khóa. Cuối mỗi dòng có thể có các dòng tính toán.
- Báo biểu theo nhóm và tổng cộng : dữ liệu phân nhóm và có thể có tổng cộng ở cuối mỗi nhóm.
- Báo biểu dạng 1 - n : dữ liệu thể hiện theo từng nhóm trong bảng cha và đối với mỗi nhóm có thể có thêm các chi tiết của nhóm đó trong bảng con. Giữa bảng cha và bảng con phải có thiết lập mối quan hệ.
2. Cấu trúc của báo biểu : Bao gồm các thành phần :
· Title : tiêu đề của báo biểu, chỉ in ở trang đầu tiên của báo biểu.
· Summary : tóm tắt của báo biểu, chỉ in ở trang cuối cùng của báo biểu.
· Page Header : tiêu đề xuất hiện ở đầu mỗi trang của báo biểu.
· Page Footer : hạ mục xuất hiện ở cuối mỗi trang của báo biểu.
· Detail : phần nội dung chi tiết của báo biểu.
· Group Header : tiêu đề mỗi nhóm dữ liệu (chỉ có trong loại báo biểu được phân nhóm).
· Group Footer : hạ mục cuối mỗi nhóm dữ liệu (chỉ có trong loại báo biểu được phân nhóm).
3. Có thể tạo báo biểu bằng bộ công cụ Report Wizards hoặc Report Designer.
VII. MENU (THỰC ĐƠN) : Các thực đơn bao gồm :
 	Thực đơn kéo xuống, thực đơn ngang, thực đơn nhiều cấp, thực đơn hệ thống. Trước khi kết thúc thực hiện chương trình, dùng lệnh SET SYSMENU TO DEFAULT để trả lại thực đơn hệ thống của Visual Foxpro.
1. Thực đơn kéo xuống :
· Định nghĩa thực đơn kéo xuống : dùng lệnh DEFINE POPUP.
· Định nghĩa các mục chọn của thực đơn kéo xuống : dùng lệnh DEFINE BAR.
· Khai báo nội dung xử lý cho thực đơn kéo xuống : 
* Xử lý toàn cục trên thực đơn kéo xuống : dùng lệnh ON SELECTION POPUP 
* Xử lý cục bộ từng mục chọn của thực đơn kéo xuống : dùng lệnh ON SELECTION BAR OF 
· Kích hoạt thực đơn kéo xuống : dùng lệnh ACTIVATE POPUP.
· Ngưng kích hoạt thực đơn kéo xuống : dùng lệnh DEACTIVATE POPUP.
· Che giấu thực đơn kéo xuống : dùng lệnh HIDE POPUP.
· Hiển thị thực đơn kéo xuống : dung lệnh SHOW POPUP.
2. Thực đơn ngang :
· Định nghĩa thực đơn ngang : dùng lệnh DEFINE MENU.
· Định nghĩa các mục chọn của thực đơn ngang : dùng lệnh DEFINE PAD.
· Khai báo nội dung xử lý cho thực đơn kéo ngang : 
* Xử lý toàn cục trên thực đơn ngang : dùng lệnh ON SELECTION MENU 
* Xử lý cục bộ từng mục chọn ngang của thực đơn : dùng lệnh ON SELECTION PAD OF 
· Kích hoạt thực đơn ngang : dùng lệnh ACTIVATE MENU.
· Ngưng kích hoạt thực đơn ngang : dùng lệnh DEACTIVATE MENU.
· Che giấu thực đơn ngang : dùng lệnh HIDE MENU.
· Hiển thị thực đơn ngang : dung lệnh SHOW MENU.
3. Thực đơn nhiều cấp : Là sự kết hợp của hai thực đơn ở trên để có được một hệ thống thực đơn nhiều cấp.
4. Thực đơn hệ thống : là thực đơn được định nghĩa bằng lệnh DEFINE MENU và có kèm theo việc đặt tên cho thực đơn này là _MSYSMENU.
Có thể tạo thực đơn nhanh chóng hơn bằng bộ công cụ Menu Designer.
Dịch tập tin thực đơn MNX thành tập tin MPR : 
- Dùng lệnh MODIFY MENU để mở tập tin thực đơn trong cửa sổ của Menu Designer.
- Chọn Menu, Generate từ thực đơn hệ thống.
- Trong ô Output File của cửa sổ đối thoại, đặt tên cho tập tin MPR sẽ được phát sinh va sau đó click chuột vào nút nhấn Generate.
Thi hành tập tin chương trình thực đơn MPR : DO ./.

File đính kèm:

  • docNgôn ngữ lập trình Visual FoxPro.doc
Tài liệu liên quan