Nghiên cứu sử dụng cát đụn tại chỗ làm đường bê tông xi măng trên đảo Phú Quốc
Tóm tắt: Trong phát triển cơ sở hạ tầng các khu
vực hải đảo, việc sử dụng hợp lý các vật liệu tại chỗ
có thể đem lại hiệu quả kinh tế kỹ thuật đáng kể.
Cát đụn trên đảo Phú Quốc là loại cát mịn có các
chỉ tiêu kỹ thuật, ngoại trừ thành phần hạt, đáp ứng
yêu cầu cho sản xuất bê tông. Bài báo trình bày kết
quả nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ X/N và hệ số
dư vữa tới tính chất của hỗn hợp bê tông và bê tông
sử dụng cát đụn Phú Quốc. Qua đó, đã lựa chọn
các thành phần bê tông cường độ tới 40 MPa phù
hợp cho thi công đường bê tông xi măng trên đảo
đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật và có giá thành
vật liệu sản xuất bê tông giảm từ 11% đến 16% so
với phương án sử dụng cát sông
cao hơn lượng nước trộn ở cấp phối C2.4 có Kd bằng 1,84. Từ đó có thể thấy với các hỗn hợp bê tông có độ sụt thấp sử dụng loại cát tại chỗ này, sử dụng phụ gia hóa học có tác dụng làm giảm lượng nước trộn. Khối lượng thể tích của hỗn hợp bê tông sử dụng C1 thay đổi từ 2210 kg/m³ đến 2370 kg/m³. Cấp phối C1.4 và C1.6 có khối lượng thể tích thấp nhất là 2210 kg/m³ ứng với hệ số Kd thấp nhất và cao nhất là 1,27 và 2,26. Điều này cũng xảy ra tương tự đối với cấp phối sử dụng loại C2, ở cấp phối C2.4 có khối lượng thể tích thấp nhất 2270 kg/m³ ứng với hệ số Kd bằng 1,84, cao nhất trong phạm vi nghiên cứu. Kết quả thí nghiệm cường độ nén và kéo khi bửa các cấp phối bê tông được thể hiện trong bảng 5. Bảng 5. Kết quả thí nghiệm cường độ bê tông các cấp phối TT Cấp phối Tỷ lệ X/N Hệ số dư vữa Cường độ chịu kéo khi bửa, MPa ở tuổi, ngày Cường độ chịu nén, MPa ở tuổi, ngày 7 28 7 28 90 365 1 C1.1 0,96 1,28 3,2 5,0 14,6 21,7 24,0 24,1 2 C1.2 1,43 1,36 4,0 5,7 24,0 28,9 32,6 36,6 3 C1.3 1,83 1,38 4,7 6,2 29,7 37,4 39,9 40,1 4 C1.4 1,83 1,27 3,2 5,1 21,5 31,2 32,0 32,6 5 C1.5 1,86 1,67 4,4 4,5 19,6 28,3 30,5 32,4 6 C1.6 1,88 2,26 3,3 4,4 18,1 25,2 27,5 28,7 7 C2.1 1,06 1,27 3,5 4,6 20,1 24,5 26,8 27,1 8 C2.2 1,55 1,30 5,2 6,3 28,6 33,5 35,3 41,1 9 C2.3 1,93 1,39 4,3 5,5 32,9 43,1 44,8 48,4 10 C2.4 1,57 1,84 3,0 4,0 15,6 21,4 23,7 27,6 11 C2.5 1,62 1,76 3,3 4,1 16,7 23,5 25,2 31,7 12 C2.6 1,50 1,56 3,6 4,2 18,4 25,5 27,7 30,5 13 CS.1 1,33 1,78 3,6 3,9 13,1 21,5 23,2 25,2 14 CS.2 1,56 1,55 5,5 5,9 22,9 33,1 34,6 34,7 15 CS.3 1,21 1,85 4,8 5,4 20,1 30,9 32,0 33,1 Với bê tông sử dụng cát C1, khi tỷ lệ X/N biến động từ 0,96 đến 1,88 cường độ chịu nén tuổi 28 đạt được tăng từ 22,7 MPa đến 37,1 MPa và cường độ kéo khi bửa tăng từ 3,7 MPa đến 5,9 MPa. Cấp phối C1.3 với X/N bằng 1,86, hệ số Kd bằng 1,38 cường độ chịu nén ở 28 ngày có giá trị cao nhất bằng 37,4 MPa, cường độ chịu kéo khi bửa bằng 6,2 MPa. Xét các cấp phối C1.4, C1.5, C1.6 với tỷ lệ X/N thay đổi từ 1,83 đến 1,88 có thể thấy hệ số dư vữa Kd tăng đến 2,26 cường độ bê tông có xu hướng giảm đáng kể. VẬT LIỆU XÂY DỰNG – MÔI TRƯỜNG 42 Tạp chí KHCN Xây dựng – số 3/2017 Đối với bê tông sử dụng loại cát C2, tỷ lệ X/N trong phạm vi nghiên cứu là 1,06 đến 1,93, cường độ chịu nén ở tuổi 28 ngày đạt từ 21,4 MPa đến 43,1 MPa. Cường độ chịu kéo khi bửa đạt từ 3,0 MPa đến 6,3 MPa. Các cấp phối C2.2, C2.4, C2.6 có tỷ lệ X/N thay đổi không lớn trong khoảng từ 1,50 đến 1,57 nhưng cường độ bê tông thay đổi đáng kể ở các hệ số dư vữa khác nhau và đạt giá trị lớn nhất ứng với hệ số dư vữa ở mức 1,30. Cấp phối C2.3 với X/N bằng 1,93, hệ số Kd bằng 1,39 cường độ chịu nén ở 28 ngày đạt 43,1 MPa, cường độ chịu kéo khi bửa đạt 5,5 MPa. Nhìn chung, các ảnh hưởng của tỷ lệ X/N, hệ số Kd đến cường độ và sự phát triển cường độ sau 28 ngày tuổi của bê tông sử dụng cát tại chỗ đều tuân theo quy luật của bê tông sử dụng cát thông thường. Ở tuối 90 và 365 ngày, cường độ chịu nén của các mẫu bê tông sử dụng C1 và C2 đều không giảm. Hệ số Kd tăng, hàm lượng cát sử dụng tăng lên sẽ làm giảm được giá thành của bê tông và cải thiện được tính công tác của bê tông. Tuy nhiên, việc hệ số Kd tăng làm giảm cường độ của bê tông, do đó nghiên cứu đã có những điều chỉnh về lượng dùng xi măng, nước trộn để tăng tỷ lệ X/N. Trong nghiên cứu cũng đã tiến hành thí nghiệm độ mài mòn của bê tông. Đây là chỉ tiêu quan trọng đối với bê tông mặt đường. Kết quả thí nghiệm độ mài mòn của các cấp phối bê tông được trình bày tại bảng 6. Bảng 6. Kết quả thí nghiệm độ mài mòn của bê tông TT Cấp phối Tỷ lệ X/N Hệ số dư vữa Độ mài mòn, g/cm² 1 C1.4 1,83 1,27 0,21 2 C1.5 1,86 1,67 0,20 3 C1.6 1,88 2,26 0,19 4 C2.2 1,55 1,30 0,19 5 C2.4 1,57 1,84 0,22 6 C2.6 1,50 1,56 0,22 Kết quả thí nghiệm cho thấy, độ mài mòn của bê tông phụ thuộc vào hệ số Kd. So sánh cấp phối C2.2 và C2.4 cho thấy với tỷ lệ X/N gần tương đương, tăng hệ số Kd từ 1,30 lên 1,84 làm tăng độ mài mòn từ 0,19 g/cm² lên 0,22 g/cm². Đó là do khi tăng hệ số dư vữa, mật độ đá trong bê tông giảm, làm tăng độ mài mòn. Tuy nhiên, tăng hệ số Kd từ 1,67 lên 2,26 ở cấp phối C1.5 và C1.6 lại không ảnh hưởng nhiều đến độ mài mòn. Có thể ở đây, khi tăng Kd tới 2,26 đã vượt quá giá trị ngưỡng khi mà độ mài mòn của bê tông chịu ảnh hưởng lớn của vữa xi măng trong bê tông. Khả năng mài mòn của bê tông phụ thuộc vào khả năng mài mòn của đá và của vữa xi măng. Với tỷ lệ X/N cao, cường độ đá xi măng và bê tông được cải thiện, điều này ảnh hưởng tích cực đến khả năng chống mài mòn của bê tông. Cấp phối C1.4 và C1.5 cho thấy, mặc dù hệ số Kd tăng từ 1,27 lên 1,67 nhưng khi tăng tỷ lệ X/N từ 1,83 lên 1,86, độ mài mòn của bê tông thay đổi không đáng kể. Theo quy định hiện hành, độ mài mòn của bê tông cho mặt đường bê tông xi măng cao tốc, cấp I, cấp II, cấp III phải không lớn hơn 0,3 g/cm² và cho mặt đường bê tông xi măng cấp IV trở xuống không lớn hơn 0,6 g/cm². Kết quả thí nghiệm độ mài mòn trên bảng 6 cho thấy, các cấp phối bê tông sử dụng cát đụn đều đáp ứng được yêu cầu đối với độ mài mòn khi áp dụng làm mặt đường bê tông xi măng. 4. Hiệu quả kinh tế Để đánh giá hiệu quả kinh tế khi sử dụng cát tại chỗ chế tạo bê tông thi công đường, trên cơ sở các kết quả nghiên cứu ở phần trên, đã tiến hành lựa chọn một số cấp phối đại diện sử dụng hai loại cát đụn tại chỗ C1, C2. Các cấp phối bê tông được lựa chọn đảm bảo độ sụt trong khoảng 40 mm đến 60 mm và có cường độ tới 40 MPa, phù hợp với yêu cầu thi công đường bê tông xi măng cấp IV. Các số liệu thu được trong nghiên cứu được sử dụng để xây dựng tương quan giữa tỷ lệ X/N và cường độ chịu nén của bê tông sử dụng mỗi loại cát khác nhau. Tương quan này dùng cho lựa chọn thành phần bê tông đáp ứng yêu cầu ứng dụng trong thực tế. Với yêu cầu cường độ bê tông đạt 25 MPa đến 40 MPa, với loại cát C1 đã lựa chọn tỷ lệ X/N lần lượt là 2,05 và 1,68 còn đối với cát C2 tương ứng là 2,00 và 1,64. Cấp phối bê tông sử dụng cát đụn C1, C2 và cấp phối bê tông sử dụng cát sông hiện đang áp dụng tại địa bàn được trình bày tại bảng 7. VẬT LIỆU XÂY DỰNG – MÔI TRƯỜNG Tạp chí KHCN Xây dựng – số 3/2017 43 Bảng 7. Cấp phối bê tông ứng dụng thực tế TT Ký hiệu Tỷ lệ X/N Lượng dùng vật liệu, kg/m³ Xi măng Cát Đá Nước PG 1 40C1 2,05 379 784 1030 181 3,79 2 25C1 1,68 311 846 1024 182 3,11 3 40C2 2,00 362 789 1047 177 3,62 4 25C2 1,64 297 860 1030 178 2,97 5 40CS 1,83 358 752 1069 191 3,58 6 25CS 1,52 289 815 1079 187 2,89 Đơn giá vật liệu áp dụng để tính toán là đơn giá tham khảo tại đảo Phú Quốc. Đối với cát tại chỗ, giá thành được tính dựa trên chi phí khai thác bao gồm: nhân công, khấu hao máy móc, vận chuyển và chi phí quản lý. Đơn giá vật liệu tại Phú Quốc tham khảo như sau: cát sông 420.000 VNĐ/m³, đá dăm 550.000 VNĐ/m³, xi măng 1.800 VNĐ/kg, phụ gia hóa 17.000 VNĐ/lít. Chi phí khai thác cát tại chỗ ước tính bằng 80.000 VNĐ/m³ bao gồm các chi phí như: nhân công, máy (20.000 VNĐ/m³); quản lý (10.000 VNĐ/m³) và vận chuyển (50.000 VNĐ/m³). Giá thành vật liệu chế tạo 1m3 bê tông và hiệu quả kinh tế khi sử dụng cát tại chỗ và cát sông chế tạo bê tông thi công đường nội bộ được trình bày trên bảng 8. Bảng 8. So sánh chi phí vật liệu chế tạo bê tông Mức cường độ, MPa Giá thành bê tông, 1.000 VNĐ/m³ Chênh lệch giá, 1.000 VNĐ/m³ C1 C2 CS C1 C2 40 1.198 1.169 1.351 153 182 25 1.065 1.038 1.238 173 200 Có thể thấy rằng, việc tận dụng cát đụn tại chỗ thay thế cát sông không những đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật đặt ra, mà còn giúp giảm giá thành vật liệu sản xuất bê tông từ 11% đến 16%. Bước đầu áp dụng thử nghiệm các cấp phối đề xuất tại hiện trường cho kết quả khả quan. 5. Kết luận và kiến nghị Tận dụng cát đụn tại chỗ trên Đảo Phú Quốc trong chế tạo bê tông thi công đường là một giải pháp hợp lý, đáp ứng được tình hình thực tế hiện nay. Cát đụn Phú Quốc có các chỉ tiêu cơ bản như hàm lượng bùn, bụi sét, tạp chất hữu cơ, hàm lượng Cl-, khả năng phản ứng kiềm – silic đều phù hợp với TCVN 7570 :2006. Thành phần hạt của 2 loại cát tại chỗ không nằm trong miền giới hạn của tiêu chuẩn. Kết quả nghiên cứu cho phép đánh giá ảnh hưởng của tỷ lệ X/N và hệ số dư vữa tới tính chất của hỗn hợp bê tông và bê tông sử dụng cát đụn Phú Quốc, qua đó có thể lựa chọn các thành phần bê tông cường độ tới 40 MPa phù hợp cho thi công đường bê tông xi măng trên đảo đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật của dự án và có giá thành vật liệu sản xuất bê tông giảm từ 11% đến 16% so với phương án sử dụng cát sông. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trần Tuấn Hiệp, Võ Xuân Lý, Lê Văn Bách (2002). Nghiên cứu sử dụng cát biển và nước biển và nước nhiễm mặn làm bê tông xi măng trong xây dựng đường ô tô và công trình phòng hộ ven biển vùng đồng bằng Nam bộ, Tạp chí Giao thông Vận tải, Số tháng 6. [2] Tô Nam Toàn (2004). Nghiên cứu sử dụng cát biển Quảng Ninh làm bê tông xi măng trong xây dựng đường ô tô. Luận án Thạc sỹ kỹ thuật. Trường đại học Giao thông vận tải. [3] Đỗ Thị Lan Hoa (2001). Nghiên cứu một số biện pháp nâng cao khả năng chống ăn mòn cho cốt thép trong bê tông sử dụng cát nhiễm mặn. Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật. Hà Nội. [4] Lê Việt Hùng (2017). Nghiên cứu lựa chọn chất kết dính và phụ gia cho chế tạo bê tông có cốt gia cường sử dụng cát biển, nước biển. Báo cáo tổng kết đề tài NCKH mã số RD82-15. Hà Nội. [5] Nguyễn Mạnh Kiểm và các ctv (1979), Nghiên cứu sử dụng cát mịn để làm bê tông và vữa. Báo cáo tổng kết đề tài NCKH, Viện Khoa học Kỹ Thuật Xây dựng. [6] Hoàng Minh Đức (2016). Nghiên cứu sử dụng cát đen sông Hồng trong chế tạo bê tông cho các công trình xây dựng trên địa bàn Hà Nội, Tạp chí Xây dựng, số 4. Ngày nhận bài: 09/10/2017. Ngày nhận bài sửa lần cuối: 31/10/2017.
File đính kèm:
- nghien_cuu_su_dung_cat_dun_tai_cho_lam_duong_be_tong_xi_mang.pdf