Nghiên cứu chế tạo và thử nghiệm máy lạnh thu hồi nhiệt để cung cấp đồng thời nhiệt - lạnh
Tóm tắt - Hiện nay, đa phần nguồn nhiệt từ thiết bị ngưng tụ của
các loại máy lạnh đều thải ra môi trường. Trong khi đó, nhu cầu
sử dụng nước nóng phục vụ sinh hoạt của con người là rất lớn.
Để tiết kiệm năng lượng, bài báo đã trình bày một máy lạnh được
sử dụng để sản xuất nước lạnh cung cấp cho hệ thống điều hòa
không khí, đồng thời có thu hồi một phần nhiệt thải ra từ môi chất
lạnh trong bình ngưng làm tăng nhiệt độ của nước (40÷ 45)0C
qua quá trình trao đổi nhiệt. Sau khi xây dựng và chế tạo mô
hình, chúng tôi tiến hành thí nghiệm đo đạc các thông số vào, ra
trong khoảng thời gian và điều kiện nhất định. Đánh giá và so
sánh số liệu thu được bằng phương pháp mô phỏng, đưa ra
thông số ảnh hưởng đến quá trình thực nghiệm. Kết quả cho
thấy, khả năng thu hồi nhiệt của hệ thống máy lạnh thực tế đạt
được gần 38%, nguồn năng lượng này dùng để cung cấp nước
nóng thay vì phải sử dụng điện trở hoặc nguồn năng lượng khác.
ng bình logarit Δt = 60K và hệ số truyền nhiệt k0 = 350W/m2.K. Kết quả tính toán được F0 = 0,037m2; với Q0 là năng suất lạnh của máy nén. 2.3.2. Chế tạo mô hình Để thu hồi nhiệt thải, hệ thống thực nghiệm bao gồm các thiết bị như sau: Máy nén kín công suất tiêu thụ điện khoảng 110W/h; bình ngưng tụ có dung tích 10 lít đảm bảo giải nhiệt tốt; bình bay hơi có dung tích 8 lít đảm bảo cung cấp đủ cho phụ tải lạnh; thiết bị tiết lưu; hai bơm nước tuần hoàn công suất 30W; tháp giải nhiệt; hệ thống đường ống nước; thiết bị đo nhiệt độ nước, cường độ dòng điện và áp suất ngưng tụ của môi chất; thùng nước nóng 15lít được bọc cách nhiệt và các thiết bị phụ khác. Tất cả các thông số của thiết bị đã được tính chọn phù hợp với dữ kiện ban đầu, làm việc an toàn và ổn định. Hệ thống được trang bị một van by-pass được lắp đặt để mô hình có thể hoạt động hai chế độ có thu hồi và không thu hồi nhiệt thải. Khi nước trong bình ngưng tụ nhận nhiệt của môi chất lạnh sau khi nóng lên đến nhiệt độ yêu cầu sẽ được đưa sang bình chứa nhờ van điện từ mở ra để sử dụng. 2.4. Kết quả thực nghiệm và bàn luận Khi xây dựng thiết bị thực nghiệm, chúng tôi dựa trên các nguyên tắc là thực nghiệm phải lặp đi lặp lại nhiều lần đo đạc và ở nhiều thời điểm khác nhau trong ngày. Trên cơ sở số liệu đo được, tiến hành phân tích và xử lý kết quả. Hình 4. Các thiết bị đo chuyên dụng 2.4.1. Sự thay đổi nhiệt độ trung bình của nước nóng trong bình trao đổi nhiệt theo thời gian Lúc đầu nhiệt độ của nước tăng nhanh do nước trong bình có nhiệt độ thấp (250C) nên phần lớn lượng nhiệt thải từ môi chất lạnh (hơi quá nhiệt từ điểm 2 đến 2’ thể hiện trên đồ thị T-s) được nước hấp thụ và có thể xem đây là máy lạnh giải nhiệt bằng nước [3]. Khi nhiệt độ nước tăng, nhiệt độ và áp suất ngưng tụ của môi chất tăng theo, đến khi nhiệt độ nước tăng gần bằng nhiệt độ ngưng tụ của môi chất lạnh thì lượng nhiệt mà nước trong bình nhận được bắt đầu giảm. Khi nhiệt độ nước trong bình ngưng tụ càng tăng thì áp suất ngưng tụ môi chất càng tăng. Tuy nhiên, khi nhiệt độ nước nóng lớn hơn 400C (gần bằng nhiệt độ ngưng tụ của môi chất) thì rơ le nhiệt độ tác động mở van điện từ ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, VOL. 17, NO. 1.2, 2019 73 để đưa nước sang bình chứa cung cấp cho các phụ tải nhiệt nhằm đảm bảo cho hệ thống máy lạnh hoạt động an toàn, phần còn lại được đưa sang bình ngưng để giải nhiệt. Các giá trị này được đo liên tục trong suốt quá trình thực nghiệm và thể hiện ở Hình 5. Hình 5. Sự thay đổi nhiệt độ trung bình của nước theo thời gian gia nhiệt 2.4.2. Sự thay đổi áp suất ngưng tụ của môi chất theo nhiệt độ nước nóng Hình 6. Sự thay đổi áp suất ngưng tụ theo nhiệt độ của nước nóng Khi nhiệt độ nước trong bình trao đổi nhiệt càng tăng thì áp suất ngưng tụ môi chất càng tăng. Tuy nhiên khi nhiệt độ nước lớn hơn 400C thì áp suất không tăng nữa và giữ ổn định ở giá trị gần bằng với giá trị áp suất của hệ thống khi chạy bình thường (không thu hồi nhiệt thải). Điều này được lý giải là do bộ trao đổi nhiệt thu hồi nhiệt thải mắc nối tiếp với bình ngưng tụ giải nhiệt bằng nước. Do đó, khi nhiệt độ nước nóng trong bình tăng cao hơn nhiệt độ ngưng tụ tương ứng với áp suất ngưng tụ thì môi chất lạnh bắt đầu ngưng tụ trong bình ngưng của máy lạnh và lúc này hệ thống hệ hoạt động ở áp suất ngưng tụ ổn định tương ứng với giá trị của máy lạnh giải nhiệt bằng nước. Trên thực tế phụ tải nhiệt trong phòng và nhiệt độ môi trường bên ngoài luôn thay đổi nên áp suất ngưng tụ của môi chất lạnh cũng thay đổi theo. Nên khi các thông số này thay đổi kéo theo áp suất ngưng tụ cũng tăng giảm theo và được thể hiện trên Hình 6. 2.4.3. Sự thay đổi cường độ dòng điện theo thời gian vận hành Đối với trường hợp không thu hồi nhiệt thải thì cường độ dòng điện tương đối ổn định trong suốt thời gian máy lạnh hoạt động. Đối với trường hợp có thu hồi nhiệt thải, khi hệ thống mới bắt đầu hoạt động, cường độ dòng điện có giá trị theo định mức (vì nhiệt độ của nước trong bình lúc này còn thấp). Khi nhiệt độ nước tăng dần thì cường độ dòng điện tăng, nhưng không vượt quá giá trị hoạt động của máy lạnh khi không thu hồi nhiệt thải. Vì vậy, điều này có thể khẳng định rằng khi máy lạnh có thu hồi nhiệt thải, có thể tiết kiệm được một phần năng lượng khi nhiệt độ nước trong bình dự trữ có giá trị nhỏ hơn 400C. Hình 7. Sự thay đổi cường độ dòng điện theo thời gian trong hai trường hợp Qua kết quả đo đạc các thông số từ thực nghiệm, nhận thấy trong trường hợp có thu hồi nhiệt thải thì cường độ dòng điện không ổn định so với chế độ hoạt động bình thường. Điều này được giải thích là trong trường hợp có thu hồi nhiệt thải do mắc nối tiếp thêm bộ trao đổi nhiệt nên trở lực đường ống tăng (môi chất lạnh trước tiên trao đổi nhiệt với nước trong thiết bị trao đổi nhiệt, sau đó tiếp tục đi qua bình ngưng tụ của hệ thống). Vì thế nhiệt độ sau máy nén cũng tăng cao hơn so với trường hợp không có thu hồi nhiệt. Tuy nhiên, do dòng hơi cao áp sau khi ra khỏi máy nén thải nhiệt cho nước trong bộ trao đổi nhiệt, vì vậy nhiệt độ của máy nén vẫn không vượt quá mức cho phép. Kết quả thay đổi cường độ dòng điện trong hai trường hợp được thể hiện trên Hình 7. 2.4.4. Đánh giá hiệu quả của mô hình máy lạnh Trong quá trình thực nghiệm cho thấy lượng điện năng tiêu thụ cho hệ thống máy lạnh để làm lạnh nước và có thu hồi một phần nhiệt thải để cung cấp nước nóng vẫn không thay đổi đáng kể so với trường hợp không thu hồi. Trên cơ sở Hình 7, nhận thấy trong hai trường hợp có thu hồi và không thu hồi thì cường độ dòng điện khi hệ thống hoạt động chênh lệch không đáng kể. Vì thế, với các số liệu trên nếu để có lượng nước nóng sử dụng (với 10 lít nước từ nhiệt độ 250C đến 400C) thay vì chúng ta cần sử dụng điện trở để gia nhiệt sẽ tiêu tốn lượng điện năng đo được từ thực tế là khoảng 250W. Điều này đã cho thấy, khi sử dụng máy lạnh có thu hồi một phần nhiệt thải để cung cấp nước nóng đã mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, trong một giờ trung bình có thể tiết kiệm được khoảng 125W điện năng. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ tập trung đề cập đến khả năng thu hồi bao nhiêu phần trăm nhiệt từ thực nghiệm trên mô hình so với tính toán lý thuyết ở góc độ điện năng tiêu thụ. Đánh giá các 74 Nguyễn Công Vinh, Hồ Trần Anh Ngọc yếu tố tác động đến quá trình thu hồi nhiệt mà chưa xét đến kinh phí đầu tư ban đầu như công lắp đặt, giá thành thiết bị, cấu tạo và việc vận hành phức tạp của hệ thống máy lạnh khi có lắp thêm thiết bị trao đổi nhiệt. Vấn đề này, chúng tôi sẽ tính toán chi tiết khi hệ thống có điều kiện triển khai rộng rãi trong thực tế. 3. Kết luận Qua quá trình thực nghiệm trên mô hình máy lạnh, nhận thấy, khi nhiệt độ nước nóng trong bình nhỏ hơn 400C thì lượng nhiệt thải thực tế thu hồi nhiệt (η) được khoảng (30 ÷ 50)% so với nghiên cứu lý thuyết [2]. Khi nhiệt độ nước nóng trong bình tăng lên đến 450C thì quá trình thu hồi nhiệt thải càng giảm và lượng nhiệt thu hồi sẽ giảm dần khi nhiệt độ nước trong bình càng tăng. Điều này có nghĩa là hệ thống máy lạnh chỉ hoạt động hiệu quả khi nhiệt độ nước nóng cần sử dụng có giá trị nhỏ hơn 400C. Ngoài ra, khi nhiệt độ nước nóng tăng đến giới hạn cho phép (vẫn nhỏ hơn nhiệt độ ngưng tụ của môi chất) thì lượng nhiệt thu hồi giảm, quá trình hoạt động của máy lạnh vẫn không ảnh hưởng gì đáng kể do trong mô hình thực nghiệm đã được thiết kế rơle nhiệt độ khống chế đảm bảo cho môi chất lạnh ngưng tụ hoàn toàn trong bình ngưng tụ. Việc ứng dụng máy lạnh để sản xuất nước lạnh phục vụ cho nhu cầu điều hòa không khí kết hợp với cung cấp nước nóng ngày càng được sử dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả rất lớn cho xã hội, đặc biệt trong việc giảm thiểu tiêu thụ năng lượng điện và góp phần bảo vệ môi trường. Nhận thấy điều này, chúng tôi bước đầu trình bày nghiên cứu chế tạo và thử nghiệm mô hình máy lạnh sản suất nước lạnh - nước nóng công suất nhỏ dùng trong các cơ sở dân dụng để làm thực nghiệm. Mặc dù, mô hình chế tạo chưa được hoàn thiện so với tính toán ban đầu nhưng với kết quả này vẫn cho thấy đây là một hướng nghiên cứu có tiềm năng trong tương lai, khi mà yêu cầu về tiết kiệm năng lượng trong các thiết bị gia nhiệt nói chung, thiết bị sản xuất nước nóng nói riêng ngày càng cần thiết. Kết hợp giữa quá trình thiết lập cơ sở lý thuyết và xây dựng mô hình thực tế của máy lạnh. Vì vậy có thể ứng dụng máy lạnh cung cấp nhiệt - lạnh đồng thời cho các phụ tải nhằm tiết kiệm năng lượng. Trong quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả đã trực tiếp đưa ra hiệu quả năng lượng sau quá trình tính toán mô phỏng dựa vào các điều kiện đầu vào của môi chất làm lạnh, công suất của máy nén, diện tích bình ngưng tụ và bay hơi cũng như các thông số tính toán khác. Sau khi so sánh, đối chiếu giữa nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm. Kết quả cho thấy khả năng thu hồi nhiệt của hệ thống máy lạnh thực tế đạt được gần 38%. Từ đây, nguồn năng lượng này trao đổi cho việc cung cấp nước nóng thay vì phải dùng điện trở hoặc nguồn năng lượng khác. Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ phát triển tiềm năng Khoa học và Công nghệ của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng trong đề tài có mã số T2018-06-99. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] J.P. Holman, Heat Transfer, Tenth Edition, McGraw-Hill International Edition năm 2009. [2] Lê Nguyên Minh, Giáo trình nhiệt động kỹ thuật, Nhà xuất bản giáo dục năm 2009. [3] Bùi Ngọc Hùng, Thu hồi nhiệt thải từ máy điều hòa không khí trung tâm đun nước nóng để tiết kiệm năng lượng, Tạp chí Cơ khí Việt Nam, số 1 + 2, trang 165 - 172, năm 2015. [4] Nguyễn Đức Lợi, Phạm Văn Tùy, Bài tập Kỹ thuật lạnh, Nhà xuất bản Giáo dục năm 1998. (BBT nhận bài: 19/9/2018, hoàn tất thủ tục phản biện: 31/10/2018)
File đính kèm:
- nghien_cuu_che_tao_va_thu_nghiem_may_lanh_thu_hoi_nhiet_de_c.pdf