Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Tóm tắt
Công tác tổ chức hệ thống thông tin (HTTT) kế toán quản trị (KTQT) giữ vai trò quan
trọng, là nền móng cho hoạt động thành công của một tổ chức. Khi công nghệ thông tin
(CNTT) phát triển tiến bộ, các hệ thống kế toán thủ công đã dần trở nên không đáp ứng đủ
cho nhu cầu của quyết định (Brecht và Martin, 1996). Do đó, các doanh nghiệp (DN) trong
nền kinh tế xem HTTT ứng dụng CNTT như một phương tiện để đảm bảo lưu thông hiệu
quả. Dòng chảy thông tin lưu thông hiệu quả và việc tăng cường hiệu quả việc ra quyết
định quyết định quản lý, từ đó làm tăng khả năng đạt được mục tiêu chiến lược của DN
(Manson, McCartney, và Sherer, 2001). Thông qua kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng
đến HTTT KTQT tại 33 DN sản xuất và chế biến Chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, bài
viết vận dụng phương pháp phân tích, so sánh đánh giá thực trạng và phân tích ảnh
hưởng của các yếu tố tới HTTT KTQT tại các DN sản xuất và chế biến Chè trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của
HTTT KTQTị tại các DN này.
rí chồng chéo công việc một người làm quá nhiều trong khi những người khác lại không có việc. - Thiết lập quy chế làm việc hiệu quả Để thiết lập được quy chế làm việc hiệu quả, DN cần kết hợp giữa những quy định đặt ra người lao động phải thực hiện và những chế độ đãi ngộ hợp lý cho người lao động. - Phân công công việc rõ ràng Do hạn chế về số lượng lao động trong công tác chuyên môn tại các DN SX&CB Chè Thái Nguyên nên công việc các kế toán làm thường chồng chéo, công việc phát sinh đột xuất, gây ra hiệu suất công việc chưa cao, hiệu quả thông tin còn thấp. Chính vì vậy, cần có sự phân công công việc rõ ràng trong công tác KTTC lẫn KTQT và có chế tài cụ thể cho phần công việc được giao. Thứ hai: Hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin HTTT KTQT có thể hoạt động hiệu quả và cung cấp thông tin một cách nhanh chóng, nhằm đáp ứng nhu cầu của NQT, việc lựa chọn đầu tư trang thiết bị kỹ thuật trong xử lý, phân tích và cung cấp thông tin là cần thiết. Kinh nghiệm hoàn thiện HTTT kế toán tại một số nước trên thế giới như Pháp, Mỹ, đã cho thấy công nghệ là yếu tố quan trọng then chốt, để có HTTT kế toán hiện đại. Áp dụng công nghệ bao gồm đồng bộ các yếu tố như: Phần mềm, phần cứng, hệ thống mạng nội bộ để truyền dẫn thông tin, đào tạo con người vận hành hệ thống, - Đầu tư về hệ thống phần mềm thích hợp n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 228 Hiện nay, các DN SX&CB Chè Thái Nguyên chỉ sử dụng phần mềm kế toán, để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày và lập báo cáo tài chính, những thông tin từ phía các bộ phận phòng ban khác được truyền tải chủ yếu thông qua các bản cứng số liệu trên giấy tờ, để công tác KTQT được hoàn thiện một cách toàn diện DN cần phải đầu tư hệ thống phần mềm thích hợp phục vụ công tác KTQT. Tùy theo điều kiện cụ thể của từng DN, việc ứng dụng phần mềm dựa vào khả năng đầu tư và đặc điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh của mỗi DN. + Đối với DN SX&CB Chè có quy mô vừa hay DN SX&CB Chè có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều Thường xuyên, lượng thông tin cần cung cấp cho NQT nhiều và đòi hỏi phải tập hợp thông tin thường xuyên từ các bộ phận phòng ban, thì những DN này nên đầu tư phần mềm quản lý tích hợp bao gồm nhiều phần mềm con như hệ thống hoạch định nguồn lực ERP. Đầu tư hệ thống phần mềm này, đảm bảo các nguồn thông tin trong đơn vị được tận dụng và khai thác tối đa. Ngoài ra, phần mềm này cho phép các bộ phận trong DN có tính liên kết với nhau nhờ một hệ thống xuyên suốt, từ đó cung cấp thông tin trong đơn vị sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Để ứng dụng phần mềm ERP, DN tùy theo điều kiện của mình có thể lựa chọn một vài phần mềm hoặc modul tương ứng với quy mô của DN mình nhưng phải đảm bảo đầy đủ các phân hệ cơ bản như: Phân hệ tài chính - kế toán; Phân hệ lập kế hoạch và kiểm soát sản xuất; Phân hệ quản trị kho hàng; Phân hệ quản trị nhà cung cấp, khách hàng. Tùy theo các nhà cung cấp phần mềm khác nhau thì tên gọi của các phân hệ này cũng có thể thay đổi, tuy nhiên các chức năng cơ bản của nó là không khác nhau. Khi sử dụng hệ thống phần mềm này cho phép các cơ sở dữ liệu được quản lý tập trung và chia sẻ thông tin. Các tổ chức dữ liệu này, đảm bảo việc thu thập và lưu trữ dữ liệu được tập trung không bị trùng lặp và phù hợp với đặc thù của DN SX&CB Chè đó là: Địa điểm sản xuất xa, bộ phận sản xuất có thể bố trí nhân viên hạch toán ban đầu thu thập các thông tin cần thiết, gửi các báo cáo và yêu cầu về vật tư, máy móc thiết bị về DN một cách thuận lợi. Ngoài ra, sử dụng phần mềm này có thuận lợi vì nó có khả năng hoạch định các nguồn lực của DN. Chẳng hạn như, khi nhận thấy nhu cầu về các sản phẩm Chè sử dụng cho chế biến trong kỳ không đảm bảo về mặt số lượng, nó tự động tạo ra kế hoạch yêu cầu bổ sung nguồn nguyên liệu cho giai đoạn chế biến. Từ đó, ERP sẽ tự động tính toán các yếu tố cần thiết như vật tư, lao động, máy móc thiết bị cần huy động để thực hiện kế hoạch bổ sung này, + Đối với DN có quy mô nhỏ hay DN có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ít: DN nên thuê thiết kế phần mềm kế toán phù hợp với đặc thù nghiệp vụ, nhằm phục vụ công tác KTTC kết hợp với việc thiết kế những báo cáo quản trị theo nhu cầu thông tin NQT. Đối với những DN này phần mềm có thể không tích hợp rộng với mọi phòng ban trong DN, nhưng cũng nên tích hợp với một vài phòng ban thường xuyên phát sinh nghiệp vụ như bộ phận sản xuất và bộ phận bán hàng. - Đầu tư về hệ thống phần cứng, trang thiết bị Để có thể tương thích với phần mềm tích hợp thì hệ thống máy tính trong đơn vị phải được đầu tư một cách đồng bộ. Theo đó, toàn bộ các phân hệ kế toán trong đơn vị và kế toán trưởng được thực hiện trên các máy tính riêng lẻ có kết nối với máy chủ, để chia sẻ các dữ liệu với nhau theo thẩm quyền đã được đăng ký và phân quyền của kế toán trưởng. Ngoài ra, các n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 229 phân hệ nghiệp vụ khác (modul) cũng phải được kết nối với máy chủ cùng với HTTT kế toán, nhằm tạo ra một HTTT KTQT kế toán được cấu tạo theo kiểu mạng LAN-mạng nội bộ của DN. [Hình 3]. Hình 3. Mô hình tổ chức kết nối hệ thống phần cứng trong DN (Nguồn: Theo nghiên cứu và đề xuất của nhóm tác giả) Đối với các máy chủ được thực hiện kết nối mạng Internet để đảm bảo khả năng chia sẻ thông tin, tạo điều kiện HTTT KTQT có thể được truy cập từ các thiết bị khác như điện thoại thông minh, từ đó giúp cho NQT các cấp trong đơn vị có thể thực hiện theo dõi thông tin từ hệ thống không nhất thiết phải ở ngay trong DN. DN SX&CB Chè cũng cần có chiến lược trong dành nguồn kinh phí cho đầu tư đào tạo các nhân viên trong đơn vị, để có thể sử dụng phương tiện kỹ thuật trong nhập dữ liệu và xử lý thông tin một cách có hiệu quả. Thứ ba: Thiết lập một môi trường làm việc hiệu quả, một văn hóa DN vững mạnh Theo kết quả điều tra hiện tại KTQT vẫn chưa được ứng dụng tại các DN SX&CB Chè một cách rộng rãi, công việc kế toán chủ yếu thực hiện mục tiêu KTTC. Chính vì thế, mô hình KTQT tại các DN này chưa thể hiện được tổng quát về vai trò, chức năng, hoạt động của KTQT trong DN. Trên thực tế, các DN SX&CB Chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đều là những DN có quy mô vừa và nhỏ, bị hạn chế cả về nguồn vốn và số lượng cũng như chất lượng lao động, nên việc thiết kế một mô hình KTQT phù hợp với quy mô và đặc điểm DN là hết sức cần thiết. Khi xem xét giữa ưu và nhược điểm của 3 mô hình KTQT đã được nhắc đến ở phần lý luận và dựa trên kết quả khảo sát về đặc điểm của các DN chế biến Chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 100% đều là các DN thuộc quy mô nhỏ và vừa. Chính vì vậy, nếu tổ chức bộ máy KTQT theo kiểu độc lập để HTTT KTQT phát huy những thế mạnh của mình là tự do xây dựng hệ thống TK, chứng từ, sổ sách phù hợp với hệ thống báo cáo của mình, thì các DN chưa thể làm điều này trong điều kiện quy mô DN như hiện nay. Vì thế, việc sử dụng mô hình kết hợp giữa KTQT và KTTC sẽ dễ dàng hơn cho DN. Tuy nhiên, mô hình kết hợp này cần có sự tách n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 230 biệt, phân công rõ ràng về nhiệm vụ, phạm vi cung cấp thông tin cũng như mối quan hệ giữa KTQT và KTTC, giữa bộ phận kế toán tổng hợp và bộ phận kế toán chi tiết để tránh chồng chéo, chậm trễ trong việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin (Hình 4). Hình 4. Mô hình tổ chức bộ máy KTQT tại các DN SX&CB Chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Nguồn: Từ nghiên cứu, tổng hợp của tác giả) DN SX&CB Chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 100% đều là DN nhỏ và vừa, nên các DN SX&CB Chè không đủ điều kiện để thiết lập hệ thống kế toán phân cấp. Chính vì vậy, DN không cần thiết phải xây dựng đầy đủ các nội dung KTQT mà nên tập trung vào xây dựng những nội dung cần thiết theo nhu cầu thường xuyên của NQT, để cung cấp thông tin thực hiện, thông tin dự toán, thông tin kiểm soát và thông tin chứng minh quyết định quản trị, bộ phận KTQT chỉ cần tổ chức thành một cấp duy nhất. Kế toán trong DN SX&CB Chè vừa thực hiện yêu cầu công việc KTTC vừa thực hiện các nhiệm vụ của KTQT được phân công. Do cùng phối hợp thông tin giữa hai loại KTQT và KTTC, nên công tác cung cấp thông tin của HTTT KTQT tương đối linh hoạt. Mỗi nhân viên kế toán chịu trách nhiệm thực hiện phần hành KTTC cụ thể và thực hiện công việc KTQT thuộc phần hành mình quản lý. ------------------------------- Tài liệu tham khảo 1. Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 53/2006/TT-BTC về hướng dẫn áp dụng KTQT trong DN, Hà Nội. 2. Nguyễn Bích Liên (2012), Xác định và kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng chất lượng thông tin kế toán trong môi trường ứng dụng hệ thống hoạch định nguồn lực DN (ERP) tại các DN Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế TP.HCM. Hệ thống báo cáo kế toán tài chính Báo cáo quản trị Nhóm soạn thảo thông tin định hướng, kết quả, thông tin biến động Nhóm soạn thảo thông tin chứng minh quyết định quản trị BỘ PHẬN KẾ TOÁN KTTC KTQT n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 231 3. UBND tỉnh Thái Nguyên (2017), Kết quả sơ bộ tổng điều tra kinh tế năm 2017 tỉnh Thái Nguyên, nam-2017-tinh-thai-nguyen-20.html, ngày 25/12/2017. 4. Archibald, J.A. (5/1975), “Computer Science education for majors of other disciplines”, AFIPS '75 Proceedings of the May 19-22, 1975, national computer conference and exposition, pp.903–906. 5. Claudio Wanderley, John Cullen (2013), “Manament Accounting Change: A Review”, BASE - Revista de Administração e Contabilidade da Unisinos, 10(4), pp. 294-307, outubro/dezembro 2013. 6. Dam Bich Ha, Dam Gia Manh & Doan Van Anh (2018), “The System of Management Accounting Information to Support Decision Making in Business”, Accounting and Finance Research, Vol. 7, No. 1; 2018, ISSN 1927- 5986, E-ISSN 1927-5994. 7. Denning, Peter (1989), “Computing as a discipline”, Magazine Communications of the ACM, Volume 32 Issue 1, Jan. 1989, pp. 9-23. -------------------------------
File đính kèm:
- nghien_cuu_cac_yeu_to_anh_huong_den_to_chuc_he_thong_thong_t.pdf