Nâng cao hiệu quả hát hợp xướng trong học đường

TÓM TẮT

Bài viết đưa ra cái nhìn chung về tình hình hợp xướng tại các trường phổ thông, có sự

so sánh đồng thời khẳng định giá trị, ý nghĩa của hợp xướng đối với việc giáo dục phẩm

chất của con người; đáp ứng nhu cầu xã hội ngày nay đồng thời hợp với xu thế phát triển

thế giới và tạo được sự hứng thú cho giáo viên cùng học sinh, nâng cao dân trí, hướng đạo

thị hiếu tốt cho thanh thiếu niên, góp phần tạo nguồn tài năng âm nhạc trẻ.

pdf5 trang | Chuyên mục: Chỉ Huy Âm Nhạc | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 313 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Nâng cao hiệu quả hát hợp xướng trong học đường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
có vai trò quan trọng trong giáo dục “trước 
hết cần theo dõi những người sáng tạo ra 
huyền thoại, nếu tác phẩm tốt chúng ta cho 
phép, nếu không bác bỏ. Chúng ta khuyên 
những người giáo dục và những người mẹ 
kể cho trẻ nghe những tác phẩm huyền thoại 
được cho phép, những tác phẩm có ích như 
thế hình thành nên tâm hồn trẻ thơ nhanh 
hơn cả sự lớn, sự cứng cáp của thân xác nhờ 
sự giúp đỡ của đôi tay (người mẹ)” (Platon, 
1999, II, 140, 377c). 
121 
C.Mác viết “Đối với nghệ thuật, người 
ta biết rằng những thời kì hưng thịnh nhất 
của nó hoàn toàn không tương ứng với sự 
phát triển chung của xã hội, do đó cũng 
không tương ứng với sự phát triển của cơ 
sở vật chất của xã hội, cơ sở này dường 
như cấu thành cái xương sống của tổ chức 
xã hội” (C.Mác và Ph.Ăngghen: Tuyển tập, 
Nxb.Sự thật Hà Nội, 1981. Tr. 629). 
Nghệ thuật chân chính gắn bó với đời 
sống hiện thực của nhân dân, là nhân tố 
thúc đẩy mạnh mẽ tiến bộ xã hội thông qua 
việc đáp ứng những nhu cầu thẩm mỹ của 
con người. khi phản ánh thế giới trong các 
hình tượng chân thực và có giá trị thẩm mỹ 
cao, nghệ thuật đã tác động đến lí trí và 
tình cảm của con người, kích thích tính tích 
cực của con người, xây dựng ở con người 
những hành vi đạo đức tốt đẹp. 
2. NỘI DUNG 
Hiện nay phong trào ca hát đã được 
các cơ quan ban ngành quan tâm rất nhiều, 
các chương trình thiếu nhi cho tới người 
lớn được các đài truyền hình phát sóng liên 
tục như: the voice kid, the voice, X factor, 
tiếng hát hoa phượng đỏ, Việt Nam Idol, 
Tuyệt đỉnh tranh tài, Sao mai điểm hẹn, 
Bước nhảy hoàn vũ các hội thi tiếng hát 
măng non của HTV tổ chức, các hội thi 
măng non, thiếu niên của các trung tâm 
quận huyện, các trường Trung học phổ 
thông, THCS và Tiểu học đã thu hút đông 
đảo phụ huynh và các em học sinh hưởng 
ứng tham gia rất nhiệt tình. Qua những 
chương trình trên, chúng ta đã phát hiện ra 
nhiều tài năng từ những cuộc thi này. 
Chương trình biểu diễn văn nghệ hiện 
nay bao gồm ca, múa, kịch, thời trang. 
Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật 
thường xuyên được biểu diễn nhất, trong 
chương trình biểu diễn âm nhạc có đơn ca, 
song ca, tốp ca, hợp ca trong đó hình 
thức đơn ca thường được biểu diễn nhiều. 
Bản thân tôi đã trải qua gần 20 mươi 
năm hoạt động và biểu diễn hợp xướng và 
15 năm giảng dạy ở các trường văn hoá 
nghệ thuật; các trường sư phạm âm nhạc 
cũng như các trường phổ thông, tôi đã có 
dịp nghiên cứu, tìm hiểu, gặp trực tiếp các 
giáo viên và học sinh, qua những lần đứng 
lớp ở trường sư phạm khi giảng môn chỉ 
huy hợp xướng và kỹ thuật hát hợp xướng 
thì hầu hết sinh viên rất hứng thú, nhất là 
những học viên về trường phổ thông giảng 
dạy sau đó quay lại học tiếp lớp nâng cao 
trình độ chuyên môn. Nhưng khi bàn về 
chương trình và biểu diễn thì vướng mắc 
một số vấn đề sau: 
Nhìn lại chương trình giảng dạy âm 
nhạc trong trường phổ thông ở Việt Nam từ 
bậc Mầm Non, cấp I, cấp II. Trong chương 
trình giảng dạy âm nhạc ở trường phổ thông 
gần như không nói đến hợp xướng, chỉ nói 
đến khái niệm hợp xướng trong chương 
trình cấp II vì vậy các em ít có điều kiện 
tiếp xúc với nghệ thuật hát hợp xướng. 
Trong chương trình giảng dạy chúng ta có 
sinh hoạt hợp xướng nhưng còn mang tính 
hình thức so với một số các nước ở Châu 
Âu, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn 
Quốc thì việc giảng dạy hợp xướng của 
chúng ta chưa thực sự phát huy thế mạnh 
của loại hình nghệ thuật rất ưu việt này. 
Chúng ta khảo sát thời gian biểu học tập 
dành cho giáo dục âm nhạc ở một số nước 
để có được mức độ so sánh khách quan: 
 122 
Bảng phân bổ thời gian cho giáo dục Âm nhạc ở Hàn Quốc 
Lớp 
Thời gian phân bổ mỗi tuần 
Số tiết /tuần (phút) 
Tiêu đề Cấp 
1-2 3 (40 phút) Cuộc sống vui tươi Tiểu học 
3-6 3 (40 phút) Âm nhạc 
7 2 (45 phút) Âm nhạc Trung học CS 
8-9 1 (45 phút) Âm nhạc 
10 1 (45 phút) Âm nhạc Trung học PT 
Học Âm nhạc ở Nhật Bản 
 Lớp Số tiết học Âm nhạc/ năm Ghi chú 
Tiểu học 
1 68 
1 tiết = 45 phút 
2 70 
3 60 
4 60 
5 50 
6 50 
Trung học 
cơ sở 
7 45 
1 tiết = 50 phút 8 35 
9 35 
 Chương trình Giáo dục Âm nhạc ở Mỹ 
Cấp học Primary school Middle high school High school 
Lớp MG-4 (5) (5) 6-8 9-12 
Chương trình Giáo 
dục Âm nhạc 
Âm nhạc chuẩn phổ 
thông (General 
Music) 
-Âm nhạc chuẩn biểu 
diễn (Performance-
based music) 
-Phát triển năng lực cá 
nhân (Individual 
development) 
+ Hợp xướng (Choir) 
+ Dàn nhạc cổ điển 
(Instrumental 
Ensemble) 
+ Nhóm nhạc (Band) 
-Âm nhạc chuẩn biểu 
diễn (Performance-
based music) 
-Phát triển năng lực cá 
nhân (Individual 
development) 
+ Hợp xướng (Choir) 
+ Dàn nhạc cổ điển 
(Instrumental 
Ensemble) 
+ Nhóm nhạc (Band) 
Thời gian tiết học 20-30 phút 30-45 phút 30-45 phút 
123 
Hình thức dạy học Nhóm lớn, nhóm nhỏ 
Nhóm lớn, nhóm nhỏ, 
và cá nhân 
Nhóm lớn, nhóm nhỏ, 
và cá nhân 
Số lượng học sinh 15-20 
Phụ thuộc vào hình 
thức lớp 
Phụ thuộc vào hình 
thức lớp 
Số tiết Âm nhạc 4-5 tiết / tuần 4-5 tiết / tuần 4-5 tiết / tuần 
Điểm qua thời gian biểu học tập âm 
nhạc ở một số nước chúng ta thấy rằng: 
- Thời lượng học tập âm nhạc ở độ tuổi 
nhỏ luôn học với số tiết trung bình khoảng 
2 tiết trong 1 tuần và giảm dần ở những cấp 
học sau nhưng học liên tục cho đến lớp 12 
- Chúng ta nên tìm hiểu thêm về nội 
dung giảng dạy môn âm nhạc để có cái 
nhìn tổng thể và toàn diện. Qua đó có thể 
rút ra những kinh nghiệm quý báu cho dạy 
và học của chúng ta 
Vậy làm thế nào để chúng ta phát huy 
hiệu quả việc giảng dạy âm nhạc hợp 
xướng trong trường phổ thông? 
 - Hiện nay chúng ta đã có chương 
trình sách giáo khoa nhưng nội dung đã 
chuẩn chưa? Chỉ cần thay đổi một số bài ở 
phần phụ lục phù hợp cho chương trình 
giảng dạy và ngoại khóa là đủ hay cần có 
sự bổ sung thường xuyên để cập nhật đời 
sống biến động không ngừng? 
- Tăng cường việc thực hành để rèn 
luyện thẩm mỹ và đạo đức, tính kỉ luật 
trong sinh hoạt tập thể, văn hóa ứng xử 
trong giao lưu 
Bác Hồ đã từng nói “đoàn kết, đoàn 
kết, đại đoàn kết” từ mức độ hát tập thể 
chúng ta bổ sung thêm hát hợp xướng vì 
đây cũng là xu thế tương lai khi chúng ta 
hội nhập cùng giáo dục với thế giới. 
- Với thuận lợi hiện nay của Việt Nam 
là dạy lớp tập thể rất đông vì thế tôi tin 
rằng khi đưa những tác phẩm hát hợp 
xướng sẽ rất thuận lợi. 
- Nhạc viện TP.HCM và Trường Đại 
học Sài Gòn là những trường đào tạo hệ đại 
học sư phạm âm nhạc cho toàn phía nam 
cho tới nay đã đào tạo một đội ngũ giáo 
viên rất tốt. Trong chương trình các sinh 
viên được trang bị kiến thức về môn kỹ 
thuật hát tập thể, kỹ thuật hát hợp xướng, 
chỉ huy hợp xướng, phối hợp xướng, sáng 
tác. giúp cho giáo viên có thể tự chuyển 
soạn và biên soạn các ca khúc, hợp xướng 
để phục vụ cho nhu cầu công việc tập 
luyện và biểu diễn hợp xướng học đường. 
- Hàng năm, sở giáo dục có những tổng 
kết về chương trình phát huy tính sáng tạo 
để có những tác phẩm tốt bổ sung vào 
chương trình giảng dạy. Việc thực hành có 
thể được tiến hành đa dạng và phong phú 
không mang nặng hình thức, thể hiện từ 
những bài ca đơn giản, có tiết tấu sôi động, 
hát có kết hợp với múa, vừa hát vừa làm 
động tác, đóng các nhân vật trong tác 
phẩm. hát các chủ đề về thiên nhiên, ca 
ngợi tổ quốc, bạn bè, mái trường, gia đình 
Việc đưa giáo dục âm nhạc hợp xướng 
vào trong học đường không quá khó khăn 
đồng thời cũng rất cần thiết, đáp ứng nhu 
cầu xã hội ngày nay và hợp với xu thế phát 
triển thế giới, tạo được sự hứng thú cho giáo 
viên và học sinh, nâng cao dân trí hướng 
đạo thị hiếu tốt cho thanh thiếu niên, góp 
phần tạo nguồn tài năng âm nhạc trẻ. 
3. KẾT LUẬN 
Những điểm ưu việt của hợp xướng là 
sức mạnh của một tập thể, vẻ đẹp của giọng 
hát nhiều bè Đặc trưng cơ bản của hợp 
xướng là bằng giọng hát của cả một tập thể 
 124 
với những cung bậc trầm bổng tạo nên cảm 
nhận đa chiều hàm xúc tình cảm sâu rộng 
phong phú cho khán thính giả và cho chính 
những người tham dự hợp xướng. 
Hợp xướng có thể nói lên được những 
tâm tư, nguyện vọng của con người khi sống 
trong một xã hội, đại diện cho sức mạnh 
nhân dân, là tiếng nói thét lên sức mạnh. 
Hợp xướng còn đóng một số vai trò rất 
quan trọng như: giáo dục thẩm mỹ âm 
nhạc, thị hiếu âm nhạc, đánh thức xúc cảm 
nghệ thuật, liên tưởng sáng tạo góp phần 
phát triển trí tuệ, xây dựng ý thức tập thể 
và tạo khả năng nhận thức tốt, giúp con 
người ứng xử văn minh giao tiếp hoà đồng, 
rèn luyện văn hoá một cách toàn diện, phát 
triển khả năng nội tâm, rèn luyện sự quan 
sát tinh tế và giải quyết tình huống linh 
hoạt tạo tính đoàn kết, tuyên truyền, giáo 
dục truyền thống của đất nước, giáo dục 
học sinh biết sống và chia sẻ yêu thương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Đoàn Phi (2005), Chỉ huy dàn dựng hát tập thể, Nxb Đại học Sư phạm. 
2. Đoàn Phi (2007), Chỉ huy dàn dựng Hợp xướng, Nxb Đại học Sư phạm. 
3. F.A.Gievecto (1968), Phối khí, Hội nhạc sĩ Việt Nam dịch. 
4. Hồ Ngọc Khải (2013), So sánh Chương trình Giáo dục Âm nhạc của Việt Nam và Hoa 
Kỳ, website giáo dục âm nhạc Việt Nam. 
5. I.ievukhin (1967), Kỹ thuật chỉ huy, Nxb Leningrad. 
6. Lê Anh Tuấn (2011), Giáo dục Âm nhạc ở một số nước trên thế giới, website giáo dục 
âm nhạc Việt Nam. 
7. Minh Cầm (1982), Chỉ huy và biểu diễn hợp xướng, Vụ Đào Tạo – Bộ Văn hóa và 
Thông tin Hà Nội. 
8. Minh Cầm (2008), Tập bài giảng phối hợp xướng. 
9. Ngô Thị Nam (2004), Hát nhạc, Nxb Đại học Sư phạm. 
10. Nguyễn Thị Nhung (2005), Hình thức, thể loại âm nhạc, Nxb Đại học Sư phạm. 
11. Nguyễn Thị Thanh Thùy (2012), Quan niệm về giáo dục con người của Platon trong tác 
phẩm nền cộng hòa, Tạp chí khoa học xã hội số 06 Viện khoa học xã hội Việt Nam. 
12. Vũ Ngọc Pha, Doãn Chính (1993), Triết học tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia. 
13. Vũ Tự Lân, Lê Thế Hào (1998), Phương pháp hát và chỉ huy dàn dựng hát tập thể, 
Nxb Giáo dục. 
*Ngày nhận bài: 25/6/2014. Biên tập xong: 1/12/2014. Duyệt đăng: 6/12/2014 

File đính kèm:

  • pdfnang_cao_hieu_qua_hat_hop_xuong_trong_hoc_duong.pdf
Tài liệu liên quan