Múa trong sân khấu Dù Kê – Nét độc đáo của nghệ thuật múa Khmer Nam Bộ
Tóm tắt
Người Khmer Nam Bộ có một nền nghệ thuật vô cùng đặc sắc với đủ các loại hình âm nhạc, múa, hát và
sân khấu. Nổi bật là các điệu múa được đem biểu diễn trong sinh hoạt, trong các lễ hội và trong sân khấu
chuyên nghiệp của người dân Khmer. Trải qua nhiều năm tháng, kho tàng ngôn ngữ múa Khmer Nam Bộ
ngày càng phong phú, đa dạng và tinh tế. Điều đó, được thể hiện rõ nét khi nhiều chất liệu múa Khmer
truyền thống được sử dụng trong sân khấu Dù Kê và đóng một vai trò quan trọng trong các vở diễn.
răng nanh: lúc lật lên, chúc xuống; lúc biến mất vào trong miệng, lúc lại chĩa ra ngoài. + Kỹ thuật múa: nhảy, quay, đá chân + Kỹ thuật vũ đạo khi sử dụng vũ khí như: gậy thần, đao, kiếm Các động tác múa, vũ đạo, vũ thuật của vai diễn Chằn cũng rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, các diễn viên sân khấu Dù Kê từ trước tới nay vẫn quen học theo cách truyền nghề truyền thống của người Khmer. Vì vậy, các động tác chưa có tên và cũng chưa có hệ thống giáo trình đào tạo cơ bản. Qua nhiều lần đi điền dã, sưu tầm, tác giả bài viết đã khai thác được một số động tác múa cơ bản của Yeak Krông Riếp (Vua Chằn): + Múa tay không (9 động tác): Kbach Đơ Chinh; Kbach Sa Đăm; Kbach Puông; Kbach Đot Thoi; Kbach Tot Chhaquên; Kbach Tot Sađam; Kbach Chháp Chhót; Kbach Som Đel Rich; Kbach Chốt Chi. + Múa với đạo cụ gậy thần (5 động tác): Kbach Puông Kanh Đầm Bon; Kbach Đot Thoi; Kbach Tot Chhaquên; Kbach Tot Sađam; Kbach Chhap Đom Bon; Kbach Chốt Chi. Những động tác trên được đúc kết từ những động tác hay tổ hợp động tác hay được sử dụng trong vai diễn này. Động tác múa trong vai Chằn Krông Riếp chủ yếu là các động tác với các tư thế tay cao, rộng; các bước chân rộng chắc với các kỹ thuật nhảy, quay nhằm thể hiện sức mạnh hơn người. Để diễn tốt được vai diễn Yeak Krông Riếp, người diễn viên phải tập luyện rất nhiều. Có thể nói, đây là vai diễn khó nhất về kỹ thuật biểu diễn hình thể cũng như kỹ thuật diễn xuất trong sân khấu Dù Kê. Hay nói cách khác, độ khó của vai diễn này cũng chính là sự thành công của người diễn viên khi thể hiện tốt vai diễn. Chằn nữ trong sân khấu Dù Kê gọi là Yeak Kâynây. Ngôn ngữ múa Chằn nữ trong sân khấu Dù Kê phong phú hơn sân khấu Rô Băm. Có lẽ vì các vở diễn trong sân khấu Rô Băm ít vai Chằn nữ, nên vai diễn này do nam đóng và động tác múa cũng giống Chằn nam. Còn trong sân khấu Dù Kê, vai Chằn nữ vẫn do nữ đóng và cũng có nhiều động tác múa riêng cho vai Chằn nữ. Động tác múa cơ bản Chằn nữ (mới sưu tầm) có: + Múa tay không (7 động tác): Kbach Pa Rê Kala; Kbach Hô; Kbach Tot Chhaquên; Kbach Tot Sađam; Kbach On Cuôi; Kbach Pa KRông Riếp; Kbach Salap Sach; Kbach Chop. + Múa với đạo cụ gậy thần (7 động tác): Kbach Canh Đom Bon Tâu Pơrây; Kbach Vi Đom Bon; Kbach Hôl; Kbach Tot Chhaquên; Kbach Tot Sađam; Kbach On Cuôi; Kbach Bun Chhua; Kbach Đơ. MÚA TRONG SÂN KHẤU DÙ KÊ – NÉT Đ C ĐÁO CỦA NGH THUẬT MÚA KHMER NAM B 118 Các động tác múa vai Chằn nữ thường là những động tác với: khung tay thoáng và rộng; các thế chân thường trụ trên một chân (co chân, đá chân, chân bước lùi sau nhún xuống) nhằm thể hiện tài năng và sức mạnh rộng lớn của Chằn nữ. Các động tác múa kỹ thuật khó về đá chân và nhảy, quay cũng có như của nam nhưng số lượng ít hơn và độ khó cũng thấp hơn. Trang phục vai diễn phù hợp với nội dung của vở, không cách điệu nhiều. Vai diễn Chằn nữ đòi hỏi người diễn viên ngoài việc múa tốt các động tác kỹ thuật, thì việc diễn xuất để thể hiện được tính cách của vai ác cũng vô cùng quan trọng. Đó cũng chính là nép đẹp và hấp dẫn của vai diễn Yeak Kâynây. Tuy sân khấu Rô Băm và Dù Kê đều có vai diễn Chằn trong các vở diễn, đều có ngôn ngữ múa riêng nhằm thể hiện tính cách của nhân vật ác. Nhưng chất liệu múa Chằn Dù Kê khác với Chằn Rô Băm do Chằn của sân khấu Rô Băm là sự tiếp biến Chằn từ sân khấu Campuchia, còn Chằn trong sân khấu Dù Kê lại chịu nhiều ảnh hưởng của sân khấu Hồ Quảng của người Hoa và Cải lương của người Việt. Nhận định về vấn đề này, có một số tác giả như Thạch Thị Omnara viết: “Vai Chằn cũng là một trong những vai chịu ảnh hưởng của các loại hình sân khấu Hồ Quảng và Cải lương. Đây là một vai rất đặc biệt trong các vở diễn về những tích cổ. Chằn trong vở Dù Kê khác Chằn trong múa cổ điển” [5, tr.193]. Hay NSƯT Sơn Lương viết: “Lối biểu diễn động tác vũ đạo, vũ thuật trong giao chiến của các nhân vật Chằn ảnh hưởng khá nhiều của động tác hát Tiều” [3, tr.217]. Sự khác biệt của những dòng văn hóa – nghệ thuật khác nhau đã cho vai diễn Chằn của sân khấu Rô Băm và sân khấu Dù Kê có được những chất liệu múa khác nhau để thể hiện vai diễn này . Vai diễn Chằn luôn là vai diễn chính của các vở diễn trong sân khấu Dù Kê. Qua vai diễn này, kho tàng nghệ thuật múa của sân khấu Dù Kê càng thêm phong phú, đa dạng với nhiều thể loại và hình thức múa. Tóm lại, sân khấu Dù Kê tuy không xử dụng ngôn ngữ múa là ngôn ngữ chính của vở diễn như sân khấu Rô Băm. Nhưng sự xuất hiện của các điệu múa trước vở diễn, trong vở diễn hay múa tính cách nhân vật (Chằn) cũng đủ nói lên vai trò quan trọng của nghệ thuật múa trong sân khấu Dù Kê. Với khối lượng các động tác, các điệu múa tập thể minh họa, gây không khí hay múa tính cách nhân vật, sân khấu Dù Kê đã đóng góp một phần đáng kể cho nghệ thuật múa truyền thống của người Khmer nói riêng và nghệ thuật múa dân tộc Việt Nam nói chung. Đó là một kho tàng văn hóa phi vật thể vô cùng quý giá mà chúng ta phải có trách nhiệm nghiên cứu, sưu tầm, gìn giữ và bảo lưu. Hiện nay, một số trường đào tạo tại Trà Vinh, Sóc Trăng và Thành phố Hồ Chí Minh đã có giáo trình dạy múa Khmer truyền thống nhằm đáp ứng cho việc gìn giữ và phát huy múa truyền thống Khmer nói chung và cho sân khấu Dù Kê nói riêng. Điều đó đã thể hiện được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, của các đơn vị đào tạo cho sự phát triển lâu dài. Tuy nhiên, để sân khấu Dù Kê được phát triển trong thời kỳ hội nhập, để các điệu múa truyền thống Khmer vẫn sống mãi trong nhân dân và trên sân khấu Dù Kê, chúng ta cần phải quan tâm đào tạo nguồn nhân lực một cách tổng thể trên nhiều phương diện cho sân khấu Dù Kê trong đó có múa Dù Kê . TRẦN THỊ LAN HƯƠNG 119 3. Đào tạo nguồn nhân lực cho sân khấu Dù Kê. Đào tạo nguồn nhân lực cho sân khấu Dù Kê là một trong những bước quan trọng cho sự tồn tại của sân khấu này. Để có được một đội ngũ làm công tác chuyên môn tốt từ: biên kịch, đạo diễn, diễn viên, nhạc công đáp ứng nhu cầu thực tế, điều đó phụ thuộc rất nhiều vào công tác đào tạo nguồn nhân lực. Việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho sân khấu Dù Kê nói riêng và nghệ thuật sân khấu Khmer nói chung đòi hỏi phải có một đội ngũ giảng viên có trình độ: có phương pháp sư phạm tốt, có trình độ chuyên môn bảo đảm theo yêu cầu thực tiễn. Để đáp ứng được điều đó, theo tôi cần phải tiến hành các bước: - Cần đưa ra những kế hoạch cụ thể và khả thi: + Thành lập Ban xây dựng đề án “Đào tạo nguồn nhân lực cho sân khấu Dù Kê Khmer Nam Bộ từ nămđến năm” gồm những người có chuyên môn và kinh nghiệm tốt, dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo miền Tây Nam Bộ (tập trung tại hai tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng). - Triển khai các vấn đề: + Xây dựng giáo trình giảng dạy + Tổ chức những lớp tập huấn cho giảng viên sẽ về đào tạo tại các trường, các đoàn, các chùa để có được những kiến thức cơ bản cho việc truyền nghề tại các đơn vị và địa phương. Cần kết hợp tốt giữa đào tạo chính quy tại các trường nghệ thuật chuyên nghiệp với đào tạo truyền nghề tại gia đình và tại các chùa ở phum, sóc. + Mở các lớp bồi dưỡng,nâng cao cho các nhà biên kịch và đạo diễn đang làm nghề của sân khấu Dù Kê. + Tuyển sinh các lớp đào tạo diễn viên Dù Kê ngắn hạn và dài hạn cùng những lớp chuyên ngành có liên quan đến sân khấu như: nhạc cụ dân tộc, biên kịch, đạo diễn sân khấu Trong quá trình đào tạo, chú ý tập trung đào tạo tài năng trong đào tạo đồng đều để tìm ra những nhân tố tốt cung cấp cho sân khấu Khmer. + Có chế độ đãi ngộ đặc biệt với những học sinh đi học các ngành này (Nhà nước bao cấp học phí 100%) Tóm lại, Việc đào tạo nguồn nhân lực cho sân khấu Dù Kê là vấn đề cấp thiết, tránh để cho sân khấu bị mai một hoặc suy yếu mới quan tâm. Việc gìn giữ, bảo lưu và phát huy nghệ thuật truyền thống dân tộc không phải là trách nhiệm của riêng một ai. Sự đồng thuật giữa các cấp, các ngành, các cơ sở đào tạo cùng với tình yêu nghệ thuật vốn có của người dân Khmer chắc chắn sân khấu Dù Kê nó riêng và sân khấu Khmer Nam Bộ nói chung sẽ phát huy tốt vốn văn hóa truyền thống dân tộc trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Hiện nay, Trường Trung cấp Văn hóa - Nghệ thuật Trà Vinh đã đào tạo được 2 khóa diễn viên cho sân khấu Dù Kê. Đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh; Đoàn nghệ thuật Khmer Sóc Trăng; Trường Đại học Trà Vinh; Trường Trung cấp Múa Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã đưa vào giảng dạy những động tác, điệu múa Khmer cổ điển và dân gian cho học sinh/sinh viên. Ngoài những nơi đào tạo chính quy, chùa Khmer cũng đã đóng góp một phần quan trọng trong việc đào tạo và gìn giữ những giá trị nghệ thuật truyền thống dân tộc của người dân Khmer. Đây là những đơn vị đào tạo chính nguồn nhân lực cho sân khấu Rô Băm và Dù Kê Khmer Nam Bộ, nhằm đáp ứng tốt nhu cầu thị MÚA TRONG SÂN KHẤU DÙ KÊ – NÉT Đ C ĐÁO CỦA NGH THUẬT MÚA KHMER NAM B 120 hiếu ngày càng cao của khán giả trong thời kỳ hội nhập. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Tâm Anh (2015), Hình tượng Chằn (YAK) trong văn hóa Khmer Nam Bộ, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 2. Lê Ngọc Canh (2013), Nghệ thuật múa truyền thống Khmer Nam bộ, Đề tài NCKH cấp Bộ, Hà Nội. 3. Sơn Lương (2012), Tìm hiểu nghệ thuật sân Dù kê Khmer Nam Bộ trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng (Giai đoạn từ năm 1920 đến năm 2000), Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Sóc Trăng xuất bản. 4. Nhiều tác giả (1998) Về sân khấu truyền thống Khmer Nam Bộ, Sở Văn hóa Thông tin Sóc Trăng và Phân viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam tại TP. HCM xuất bản. 5. Nhiều tác giả (2013), Kỷ yếu hội thảo khoa học “Nghệ thuật sân khấu Dù Kê Khmer Nam bộ - Di sản văn hóa dân tộc”, tổ chức tại Trường Đại học Trà Vinh, ngày 11 - 12/11/2013. Ngày nhận bài: 12/6/2017 Biên tập xong: 15/7/2017 Duyệt đăng: 20/7/2017
File đính kèm:
- mua_trong_san_khau_du_ke_net_doc_dao_cua_nghe_thuat_mua_khme.pdf