Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội đối với học sinh “nghiện” internet tại tỉnh Bình Định

Tóm tắt. Bài viết phân tích 6 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Công tác xã hội trong

can thiệp, trợ giúp học sinh nghiện internet ở các trường Trung học cơ sở trên tại tỉnh Bình

Định. Dựa trên phân tích mô hình hồi quy đơn biến cho thấy, chỉ có 5 nhóm yếu tố liên

quan đến bản thân học sinh nghiện internet; Cán bộ trường học Cơ sở vật chất, nguồn lực;

yếu tố phụ huynh và cộng đồng là những yếu tố có ý nghĩa về mặt thống kê, do đó có ảnh

hưởng đến hoạt động Công tác xã hội. Trong đó, yếu tố tác động mạnh nhất là thuộc về bản

thân học sinh và cán bộ làm công tác tại trường học.

pdf15 trang | Chuyên mục: Xã Hội Học | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 317 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội đối với học sinh “nghiện” internet tại tỉnh Bình Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
h hưởng nhiều; 25% cán bộ đánh giá mức trung 
bình; 25% mức độ ít ảnh hưởng. Truyền thông chính là quá trình truyền tải các thông tin, thông 
điệp liên quan đến nguyên nhân, hậu quả, biện pháp phòng ngừa học sinh nghiện internet đến 
mọi người dân trong cộng đồng xã hội. Tuy vậy, thực tế cho thấy hiện nay công tác này vẫn 
triển khai còn ít, thậm một số nơi chưa thực hiện, vì thế mà hiện nay tình trạng nghiện internet, 
game online ở lứa tuổi thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên diễn ra rất nhiều. Tình trạng trộm 
cắp tài sản, vi phạm pháp luật trong thời gian qua ở nhiều tỉnh thành, trong đó có tỉnh Bình Định 
diễn có nguyên nhân bắt nguồn từ nghiện Games online. Điều đó cho thấy cần tăng cường công 
tác truyền thông để nâng cao nhận thức cho giới trẻ, cũng như các bậc phụ huynh về tác hại của 
nghiện internet, Games online. 
2.2.7. Phân tích các yếu tố cụ thể ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội theo mô hình hồi quy 
Bảng 7. Tổng hợp các trị số hồi quy tuyến tính đơn 
TT Các yếu tố 
R 
(Hệ số tương 
quan) 
β 
(Hệ số hồi quy 
được chuẩn hóa) 
R2 
Hiệu 
chỉnh 
P 
(Mức ý 
nghĩa) 
1 Yếu tố HS 0,408 0,459 0,250 0,000 
2 Yếu tố CBTH 0,309 0,309 0,095 0,002 
3 Yếu tố luật pháp, chính sách 0,050 -0,043 0,003 0,620 
4 Yếu tố nguồn lực nhà trường 0,227 0,227 0,051 0,023 
5 Yếu tố phụ huynh 0,396 0,258 0,157 0,000 
6 Yếu tố cộng đồng 0,308 0,207 0,094 0,002 
Nguyễn Văn Nga 
84 
Kết quả hồi quy đơn biến (Bảng 7) cho thấy cho thấy các yếu tố: Bản thân HS nghiện 
internet (R = 0,500; P = 0,00); CBTH (R = 0,309; P = 0,002); Cơ sở vật chất, nguồn lực nhà 
trường (R = 0,227; P = 0,023); Phụ huynh học sinh (R = 0,396; P = 0,00); Cộng đồng (R = 
0,308; P = 0,002), đều có mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,05 và đều là hệ số dương (lớn hơn 0) nên 
chúng có ảnh hưởng theo chiều thuận đến hoạt động công tác xã hội. Riêng yếu tố liên quan đến 
Luật pháp, chính sách (R = 0,050; P = 0,620) không có ý nghĩa về mặt thống kê do mức ý nghĩa 
lớn hơn 0,05, do đó chưa thể khẳng định có ảnh hưởng đến hoạt động CTXH trong trợ giúp HS 
nghiện internet. 
Trong số các yếu tố theo kết quả hồi quy đơn biến cho thấy, yếu tố thuộc về bản thân HS 
nghiện internet có ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động CTXH (R2 = 0,250). Điều này có nghĩa là 
yếu tố liên quan đến bản thân HS nghiện internet giải thích được 25% sự biến đổi hiệu quả các 
hoạt động công tác xã hội. Hay nói cách khác nếu HS nghiện internet có nhận thức được hậu 
quả của việc nghiện internet, có suy nghĩ tích cực và thái độ hợp tác theo định hướng trợ giúp 
của CBTH thì việc cai nghiện internet của các em sẽ dần được tốt hơn. Yếu tố ảnh hưởng mạnh 
tiếp theo là phụ huynh của HS, với R2 = 0,157, tức là nó giải thích được 15,7% sự biến đổi các 
hoạt động CTXH trong trợ giúp HS nghiện internet nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi tiêu 
cực. Điều này nói lên rằng nếu phụ huynh có con em bị nghiện internet được nâng cao sự hiểu 
biết về nghiện internet; có thái độ quan tâm đến con em mình và tích cực hợp tác với CBTH 
trong quá trình trợ giúp HS thì hiệu hiệu quả các hoạt động CTXH sẽ mang lại hiệu quả tích 
cực. Một số yếu tố khác giải thích được sự thay đổi của hoạt động CTXH thấp hơn như: CBTH 
là 9,5% và yếu tố cộng đồng giải thích được 9,4% sự thay đổi, riêng yếu tố nguồn lực của nhà 
trường có mức giải thích thấp nhất (5,1%). 
Bảng 8. Tổng hợp các trị số hồi quy tuyến tính chung 
TT Các yếu tố 
β 
 (Hệ số hồi 
quy chưa 
chuẩn hóa) 
SD 
(Độ lệch 
chuẩn của 
sai số) 
β 
 (Hệ số hồi 
quy được 
chuẩn hóa) 
P 
(Mức ý 
nghĩa) 
1 Yếu tố HS 0,366 0,478 0,399 0,001 
2 Yếu tố CBTH 0,019 0,105 0,016 0,001 
3 Yếu tố luật pháp, chính sách -0,087 0,121 -0,102 0,875 
4 Yếu tố nguồn lực nhà trường 0,011 0,076 0,016 0,256 
5 Yếu tố phụ huynh 0,071 0,069 0,109 0,867 
6 Yếu tố cộng đồng 0,085 0,074 0,127 0,343 
Hệ số chung 0,543 0,295 
Như vậy, phân tích từng yếu tố cụ thể thì có 5 yếu tố liên quan đến bản thân HS nghiện; 
CBTH; Luật pháp, chính sách; Phụ huynh HS và cộng đồng đều có tác động đến hiệu quả các 
hoạt động CTXH trong can thiệp, trợ giúp đối với HS nghiện internet ở những khía cạnh và mức 
độ khác nhau. Và, kết quả theo mô hình hồi quy đa biến (Bảng 8) cho thấy sự tác động của các 
yếu tố nêu trên giải thích được gần 29,5% sự thay đổi của hoạt động CTXH. Trong đó, yếu tố 
tác động mạnh nhất và có ý nghĩa về mặt thống kê (p = 0,001 < 0,05) là yếu tố liên quan đến 
bản thân HS nghiện internet; yếu tố này có hệ số tương quan tương đối cao (R = 0,408) và giải 
thích được 39,9% sự thay đổi của hoạt động CTXH. Đối với yếu tố liên quan đến CBTH (P = 
0,001 < 0,05) có mối tương quan tương cũng tương đối cao (R = 0,309), nhưng giải thích được 
1,6% sự thay đổi của hoạt động CTXH (mức ảnh hưởng thấp). 
Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội đối với học sinh “nghiện” internet tại tỉnh Bình Định 
85 
3. Kết luận 
Có thể nói với sự phát triển mạnh mẽ của mạng internet, trong những năm trở lại đây hiện 
tượng nghiện internet ở thanh thiếu niên và học sinh ở Việt Nam đang ngày một tăng cao, điều 
đó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân các chủ thể mà có những tác động nhất định đến 
gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội. Việc triển khai các hoạt động CTXH như tham vấn, 
tư vấn; hỗ trợ y tế và chăm sóc sức khỏe; giáo dục truyền thông; biện hộ hay vận động, kết nối 
nguồn lực nhằm can thiệp/trị liệu và phòng ngừa đối với HS nghiện internet có mang lại hiệu 
quả như mong đợi hay không còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố, thành phần tham gia. Tổng hợp 
kết quả phân tích trên cho thấy chỉ có yếu tố thuộc về bản thân HS nghiện internet và yếu tố 
CBTH là có ảnh hưởng đến hoạt động CTXH. Điều này đồng nghĩa với việc cần tăng cường 
thay đổi nhận thức, thái độ của HS nghiện internet để hoạt động can thiệp CTXH mang lại hiệu 
quả. Bên cạnh đó, CBTH cũng phải thay đổi về tư duy, tăng cường nâng cao chuyên môn, kĩ 
năng tác nghiệp, cũng như có thái độ tích cực trong quá trình can thiệp, trợ giúp HS nghiện 
internet. Tuy nhiên, tác giả cũng cho rằng, việc trợ giúp HS nghiện internet nâng cao nhận thức 
và thay đổi hành vi là quá trình lâu dài về mặt thời gian, có nhiều trở ngại, do vậy rất cần sự 
phối hợp của nhà trường, gia đình và cộng đồng xã hội để quá trình triển khai các hoạt động 
được mang lại hiệu quả. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Ivan Goldberg, 1996. Internet addiction disorder. Retrieved November. 24, tr. 2004. 
[2] Mark D Griffiths, 1996. Internet addiction: an issue for clinical psychology?. Clinical 
Psychology Forum, Nottingham Trent University, tr. 32-36. 
[3] Richard A Davis, 2001. A cognitive-behavioral model of pathological Internet use. 
Computers in human behavior. 17(2), tr. 187-195. 
[4] Kimberli S Young, 1998. Internet addiction: The emergence of a new clinical disorder", 
Cyberpsychology & behavior. 1(3), tr. 237-244. 
[5] Hồ Văn Dũng và Phùng Đình Mẫn, 2012. Phát hiện thang đo khuynh hướng nghiện 
internet cho thanh thiếu niên Việt Nam. Tạp chí Tâm lí học, số 6 (159), 6 – 2012. 
[6] Thủ tướng Chính phủ, 2010. Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020 - 
Số: 32/2010/QĐ-TTg. 
[7] Nguyễn Thơ Sinh, 2008. Các học thuyết tâm lí nhân cách. Nxb Lao động, Hà Nội. 
[8] 8. Hoàng Thị Loan, 2017. Công tác xã hội nhóm đối với học sinh nam nghiện game online 
tại Trường Trung học cơ sở Gia Hòa, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Luận văn Thạc sĩ 
Công tác xã hội, Trường Đại học Lao động – Xã hội, Hà Nội. 
[9] Nguyễn Thị Thu Thủy, 2015. công tác xã hội cá nhân trong hỗ trợ sinh viên cai nghiện 
game online tại trường đại học Hải Dương. Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội, Trường Đại 
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội. 
[10] Shiyong Zheng và các cộng sự, 2015. Social Work in Teen Addiction Correction Services 
Research under the New Situation, 2015 4th National Conference on Electrical, Electronics 
and Computer Engineering, Atlantis Press. 
[11] Bộ LĐ-TB&XH, 2017. Quy định về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với người làm 
công tác xã hội được quy định tại, Số 01/2017/TT-BLĐTBXH, ngày 2/2/2017. 
[12] Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Bộ Nội vụ, 2015. Thông tư liên tịch quy định mã số, tiêu 
chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở công lập, Số 22/2015/TTLT-
BGDĐT-BNV, ngày 16/9/2015. 
Nguyễn Văn Nga 
86 
[13] Thông tin-Bộ Bưu chính Bộ Văn hóa, Viễn thông-Bộ Công an,, 2006. Thông tư liên tịch 
Của bộ văn hóa - thông tin - bộ bưu chính, viễn thông - bộ công an số 60/2006/ttlt-bvhtt-
bbcvt-bca ngày 01 tháng 6 năm 2006 về quản lí trò chơi trực tuyến (online games), Số: 
60/2006/TTLT-BVHTT-BBCVT-BCA. 
[14] Chính phủ, 2009. Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lí, cung cấp, 
sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet, số 28/2009/NĐ-CP, 
Ngày 20 tháng 3 năm 2009 
[15] Chính phủ, 2013. Nghị định quản lí, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên 
mạng, Số: 72/2013/NĐ-CP, ngày 15 tháng 07 năm 2013. 
[16] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018. Thông tư Hướng dẫn Công tác xã hội trong trường học, 
Số: 33/2018/TT-BGDĐT, ngày 28 tháng 12 năm 2018. 
ABSTRACT 
Some factors affecting social work activities for internet addictive students 
in Binh Dinh province 
Nguyen Van Nga 
Department of Social Sciences and Humanities, Quy Nhon University 
The paper analyzes 6 groups of factors affecting social work activities in interventions to 
help students who has internet addiction in the upper secondary schools in Binh Dinh province. 
Based on analysis of the univariate regression model, there are only 5 groups of factors related 
to internet addicted students themselves; School officials; Material facilities and resources; 
Parents and community factors, are statistically significant. Thus, they affect social work 
activities. In particular, the most impactful factor belongs to students themselves and staffs 
working at school. 
Keywords: Internet addiction, junior high school student, community service. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_yeu_to_anh_huong_den_hoat_dong_cong_tac_xa_hoi_doi_vo.pdf