Mô hình huy động vốn từ cộng đồng: Kinh nghiệm cho Việt Nam

Tóm tắt: Bài báo tập trung vào những phân tích và thảo luận về mô hình huy động vốn từ cộng đồng

(HĐVTCĐ - Crowdfunding) thông qua việc sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp các thông tin thu

thập được từ các trang web của chính phủ cùng các tạp chí kinh tế uy tín khác. Phần một cung cấp định

nghĩa về mô hình HĐVTCĐ và 4 loại hình chính của mô hình này, bao gồm: nhận phần thưởng, hỗ trợ từ

thiện, góp vốn cho vay và góp cổ phần. Phần thứ hai sẽ thảo luận và so sánh về những quy định của luật

pháp ở Mỹ và Ấn Độ nhằm kiểm soát quá trình hoạt động của mô hình HĐVTCĐ. Phần cuối sẽ rút ra

những kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc áp dụng mô hình HĐVTCĐ vào thị trường tài chính.

pdf12 trang | Chuyên mục: Quản Trị Tài Chính | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 255 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Mô hình huy động vốn từ cộng đồng: Kinh nghiệm cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
g vốn cho ý tưởng kinh doanh của mình [9]. 
Hiện nay, trên toàn thế giới có khoảng hơn 400 website gọi vốn từ cộng đồng đang hoạt 
động. Trong đó, IndieGoGo hay KickStarters là những website khá nổi tiếng và đã hỗ trợ cho 
nhiều ý tưởng kinh doanh thành công. Thông qua những website này, các start-up trên thế giới 
đã huy động được khoảng 3 tỉ đô la trong năm 2012. 
Nguyễn Trường Sơn Tập 126, Số 5A, 2017 
120 
Hình 2. Một số Website nổi tiếng trên thế giới thành công với mô hình Crowdfunding 
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Crowdfunding trên toàn cầu, trong những năm gần 
đây, ở Việt Nam cũng đã hình thành nhiều website hoạt động theo mô hình Crowdfunding, thu 
hút được nhiều sự quan tâm của các start-up Việt, điển hình là một số website như: 
Betado.com (IG9.vn) 
Betado.com là một Website khá nổi tiếng trong cộng đồng start-up Việt với ý tưởng kết 
nối những người Việt trẻ sáng tạo, năng động với cộng đồng và khách hàng tiềm năng, đồng 
thời kêu gọi các nhà tài trợ, nhà đầu tư đóng góp nguồn vốn để thực hiện dự án. 
Comicola.com 
Comicola được biết đến là trang web gây quỹ cộng đồng và hệ thống phát hành, giới 
thiệu truyện tranh Việt Nam bài bản và hiệu quả hàng đầu ở Việt Nam. Tổng số tiền đầu tư của 
cộng đồng cho 12 dự án truyện tranh trên Comicola tính đến năm 2016 khá ấn tượng với hơn 
1,9 tỷ đồng. 
Hình 3. Trang web chính thức của Comicola.com 
Firststep.vn 
Firststep là nơi để các start-up chia sẽ ý tưởng kinh doanh đến với cộng đồng. Những ý 
tưởng thật sự mang lại lợi ích cho cộng đồng sẽ được các nhà đầu tư quan tâm góp vốn. Tuy 
nhiên, đối với tất cả các dự án ở Firststep đều được yêu cầu phải đưa ra những video và mô tả 
ngắn gọn, rõ ràng về dự án giúp cộng đồng và các nhà đầu tư nhìn nhận được một cách tổng 
quát nhất về ý tưởng kinh doanh. 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 126, Số 5A, 2017 
121 
Hình 4. Trang web chính thức của Firstep.vn 
Fundingvn.com 
FundingVN ra đời với chức năng chính là kết nối các ý tưởng kinh doanh đến với cộng 
đồng nhà đầu tư trên cơ sở giải quyết các vấn đề về nguồn vốn và phát triển kinh doanh. 
FundingVN cho phép các start-up đăng tải các dự án lên website www.fundingvn.com, đồng 
thời các dự án này sẽ được xét duyệt và thẩm định kĩ càng bởi các chuyên gia của FundingVN 
trước khi ý tưởng đó được tiếp cận với các nhà đầu tư, điều này nhằm giảm thiểu tối đa các rủi 
ro cho nhà đầu tư. 
Hình 5. Trang web chính thức của Fundingvn.com 
Fundstart.vn 
Được thành lập năm 2015, FundStart.vn được biết đến chủ yếu với các hoạt động trên 
nhiều lĩnh vực khác nhau như điện ảnh, âm nhạc, nghệ thuật, thiết kế, game, điện tử, công nghệ 
[20]. 
Qua những nghiên cứu và phân tích việc ứng dụng mô hình Crowdfunding trên thế giới 
và thực trạng của việc áp dụng mô hình này ở Việt Nam, để phát triển một cách có hiệu quả 
hơn trong thời gian tới, một số vấn đề cần tập trung là: 
Xây dựng khung pháp lý kiểm soát quá trình hoạt động của mô hình huy động vốn từ 
cộng đồng một cách chặt chẽ bằng cách thiết lập hạn mức tối đa số tiền có thể tham gia cho các 
Nguyễn Trường Sơn Tập 126, Số 5A, 2017 
122 
nhà đầu tư và số tiền tối đa mà một dự án khởi nghiệp có thể huy động; quy định về việc phân 
loại đối tượng được tham gia và không được tham gia; đặt ra những yêu cầu trong việc cung 
cấp những thông tin thiết yếu cho nhà đầu tư từ các cá nhân, tổ chức muốn huy động vốn 
thông qua mô hình Crowdfunding. 
Tổ chức hoạt động hệ thống Website huy động vốn từ cộng đồng một cách chuyên 
nghiệp: tăng cường khả năng tương tác giữa các cá nhân, tổ chức đưa ra ý tưởng kinh doanh và 
các nhà đầu tư; cập nhật nhanh nhất các thông tin cần thiết của dự án kinh doanh cho nhà đầu 
tư; xây dựng website với khả năng bảo mật an toàn nhất. 
Đề xuất những chính sách nhằm duy trì tính ổn định của thị trường tài chính nhằm cải 
thiện niềm tin của các nhà đầu tư vào thị trường này. 
Mở các khóa đào tạo cơ bản và chuyên sâu trong việc ứng dụng và vận hành mô hình 
Crowdfunding, điều này giúp cho các nhà đầu tư có một nền tảng kiến thức chuyên môn tốt 
hơn trước khi tham gia vào hình thức huy động vốn này, từ đó có thể đưa ra về những nhận 
định về tính khả thi của việc thực hiện dự án để có được những quyết định đúng đắn nhất, 
giúp nhà đầu tư tiết kiệm được thời gian và nguồn lực tài chính. 
Hình 6. Quy trình hoạt đ ng của Fundstart 
5 Kết luận 
Mô hình HĐVTCĐ là một mô hình huy động vốn mới trên thị trường tài chính và đã 
được nhiều quốc gia áp dụng trên toàn thế giới, đó là mô hình huy động vốn từ cộng đồng. Bên 
cạnh việc cung cấp những khái niệm về mô hình huy động vốn này, bài viết cũng đã chỉ ra 
những loại hình nổi bật cũng như phân tích những lợi ích cho nhà đầu tư và mục tiêu của từng 
loại hình đó. Để có một cách nhìn tổng quát và thực tiễn nhất, bài viết đã khái quát lịch sử hình 
thành và phát triển của mô hình HĐVTCĐ cũng như liên hệ thực tế, chỉ ra những nét khác biệt 
về khung pháp lý trong việc kiểm soát các hoạt động của mô hình này ở Mỹ và Ấn Độ. Ngoài 
ra, thông qua những đánh giá về thực trạng của việc ứng dụng mô hình HĐVTCĐ ở Việt Nam, 
cùng với việc phân tích những thuận lợi và khó khăn trong quá trình ứng dụng mô hình này ở 
Mỹ và Ấn Độ, một số bài học kinh nghiệm đã được rút ra cho Việt Nam, như sau: (i) Cần xây 
dựng khung pháp lý nhằm kiểm soát quá trình hoạt động của mô hình Crowdfunding một cách 
chặt chẽ; (ii) Tổ chức hoạt động hệ thống Website huy động vốn từ cộng đồng một cách chuyên 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 126, Số 5A, 2017 
123 
nghiệp; (iii) Duy trì tính ổn định của thị trường tài chính nhằm cải thiện niềm tin của các nhà 
đầu tư; (iv) thường xuyên mở các khóa đào tạo cơ bản và chuyên sâu trong việc ứng dụng và 
vận hành mô hình Crowdfunding. 
Thực hiện được các giải pháp nêu trên, trong thời gian tới, Crowdfunding hứa hẹn sẽ là 
một mô hình huy động vốn hiệu quả và là công cụ đáng tin cậy, được quan tâm bởi nhiều nhà 
đầu tư ở Việt Nam. 
Nguyễn Trường Sơn Tập 126, Số 5A, 2017 
124 
Tài liệu tham khảo 
1. Ahlers (2014), Equity Crowdfunding, , 
[Ngày truy cập: 28 tháng 01 năm 2017]. 
2. Belleflamme, P (2015), Crowdfunding: giving rewards or sharing profits?, IPdigIT, 
 [Ngày 
truy cập: 23 tháng 01 năm 2017]. 
3. Belleflamme, P, Lambert, T and Schwienbacher, A (2010), Crowdfunding: An industrial 
organization perspective, In Prepared for the workshop Digital Business Models: Understanding 
Strategies, held in Paris on June, pp. 25–26, 
, [Ngày truy cập: 05 
tháng 02 năm 2017]. 
4. Financial exchanges (2015),Tìm hiểu Crowdfunding, 
tuc/tim-hieu-crowdfunding/8, [Ngày truy cập: 29 tháng 01 năm 2017]. 
5. Fitzsimmons, C (2014), Mass support: crowdfunding for start-up, Fairfax Media, 
[Ngày truy cập: 19 tháng 02 năm 2017]. 
6. Gajda & Mason (2013), Crowdfunding for impact in Europe and the USA, European 
Crowdfunding Network, <
content/uploads/2013/12/CrowdfundingForImpact.pdf>, [Ngày truy cập: 16 tháng 02 năm 
2017]. 
7. Hanna, J & Hoffman, R (2014), The World’s Bank: How Crowdfunding is Disrupting old 
Banking, , [Ngày 
truy cập: 28 tháng 01 năm 2017]. 
8. Khadem, N (2014), Crowdfunding in Australia a step closer, Fairfax Media, 
<
122nkv.html3>, [Ngày truy cập: 30 tháng 01 năm 2017]. 
9. Mai Duy Quang (2013), Gọi vốn cộng đồng tiếp sức cho khởi nghiệp, 
, [Ngày truy cập: 09 tháng 02 năm 2017]. 
10. Meyskens, M, & Bird, L (2015), Crowdfunding and Value Creation, Entrepreneurship Research 
Journal, 5, 2, pp. 155–166, Business Source Complete, EBSCOhost. 
11. O’Connor, SM (2013), Crowdfunding’s Impact on Start-up IP Strategy, University of 
Washington – School of law, pp. 2013–34, 
, [Ngày truy cập: 11 tháng 02 
năm 2017]. 
12. Securities and exchange board of India (2013), Consultation Paper on Crowdfunding in India, 
, [Ngày truy cập: 14 
tháng 02 năm 2017]. 
13. Securities and Exchanges Board of India (SEBI) (2014), Consultation paper on crowdfunding in 
India, [Ngày truy cập: 
17 tháng 02 năm 2017]. 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 126, Số 5A, 2017 
125 
14. The World Bank (2013), Crowdfunding’s potential for the developing world, 
ES%20(1).pdf,[Ngày truy cập: 10 tháng 02 năm 2017]. 
15. Thornton, J & Wilmot, G (2015), New crowdfunding rules: implication for small business, 
Guardian News, <
crowdfunding-rules-small-businesses>,[Ngày truy cập: 18 tháng 02 năm 2017]. 
16. U.S Securities and Exchange Commission (2013), SEC issues proposal on crowdfunding, 
 [Ngày truy 
cập: 27 tháng 01 năm 2017]. 
17. UK crowdfunding (2015), The history of Crowdfunding,
crowdfunding, [Ngày truy cập: 02 tháng 02 năm 2017]. 
18. Valanciene, L, & Jegeleviciute, S (2013), VALUATION OF CROWDFUNDING: BENEFITS 
AND DRAWBACKS, Economics & Management, 18, 1, pp. 39–48, Business Source 
Complete, EBSCOhost. 
19. Zandvliet, K (2011), Equity or Debt? The next step in crowdfunding,< 
>.[Ngày 
truy cập: 15 tháng 02 năm 2017]. 
20. Những trang Crowdfunding gọi vốn cộng đồng ở Việt Nam (2016), <
sinh-thai/nhung-trang-crowdfunding-goi-von-cong-dong-o-viet-nam.html>.[Ngày truy 
cập: 19 tháng 02 năm 2017]. 
Nguyễn Trường Sơn Tập 126, Số 5A, 2017 
126 
MODELS FOR CAPITAL MOBILIZATION FROM THE 
COMMUNITY (CROWDFUNDING): EXPERIENCE FOR 
VIET NAM 
Nguyen Truong Son* 
Quang Tri Department of Planning and Investment– 34 Hung Vuong st, Dong Ha city, Quang Tri province 
Abstract. This paper focuses on the analysis and discussion of the crowdfunding models collected from 
government websites and other prestigious economic journals. The first part of the paper provides the 
definition of the models and its four main types including reward-based, donation-based, debt, and equity 
crowdfunding. The second part discusses and compares the laws of the United States and India for 
controlling the operation of the models. The final section draws some experiences for Vietnam in the 
application of the models for the financial market. 
Keywords: Crowdfunding, start-up 

File đính kèm:

  • pdfmo_hinh_huy_dong_von_tu_cong_dong_kinh_nghiem_cho_viet_nam.pdf
Tài liệu liên quan