Lượng giá chương trình giáo dục sức khỏe - Trương Trọng Hoàng

1. Trình bày được các khái niệm và các tiêu chuẩn liên quan đến lượng giá hoạt động giáo dục sức khỏe

2. Liệt kê được những nhóm nhân sự thực hiện việc lượng giá

3. Nắm được các phương pháp lượng giá kiến thức, thái độ, hành vi và cách thu thập những thông tin định tính liên quan đến chương trình

4. Ứng dụng để lượng giá các hoạt động và chương trình giáo dục sức khỏe.

 

doc7 trang | Chuyên mục: Y Học Gia Đình | Chia sẻ: tuando | Lượt xem: 575 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Lượng giá chương trình giáo dục sức khỏe - Trương Trọng Hoàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
n phải nhờ người bên ngoài chương trình để kết quả lượng giá được khách quan, đồng thời nếu người bên ngoài là những người làm lượng giá chuyên nghiệp thì việc lượng giá sẽ bảo đảm chính xác hơn.
Người thực hiện chương trình cũng rất cần tham gia lượng giá vì nhiều lý do. Thứ nhất họ hiểu biết về chương trình GDSK, những điểm mạnh cũng như điểm yếu, thứ hai quan trọng hơn, họ sẽ trực tiếp thu nhận các ý kiến phản hồi về những mặt thành công cũng như thất bại của chương trình từ làm cơ sở cho việc tìm kiếm các giải pháp củng cố và cải tiến chương trình. Ngoài ra việc nhận những phải hồi trong lượng giá còn giúp cho người thực hiện chương trình có những niềm vui, sự khích lệ nếu thật sự những nỗ lực của họ mang lại lợi ích cho đối tượng.
Ngoài người thực hiện chương trình ta còn có thể lôi cuốn đối tượng đích tham gia vào việc lượng giá. Ðây là phương pháp lượng giá có tham gia trong đó cộng đồng xem chương trình GDSK là của chính mình và lượng giá là một công việc đo đạc hiệu quả của chương trình từ đó chính cộng đồng sẽ cùng hoạch định biện pháp khắc phục khó khăn hoặc phát huy thế mạnh của chương trình.
Lượng giá là để làm tốt hơn chứ không phải là sự kiểm tra để trừng phạt, do đó nhân sự thực hiện việc lượng giá không nhất thiết phải là người bên ngoài chương trình mà tốt hơn hết nên là sự kết hợp của cả 3 thành phần: người bên ngoài, người thực hiện và đối tượng đích của chương trình.
4. THỜI ĐIỂM THỰC HIỆN VIỆC LƯỢNG GIÁ
Việc lượng giá ngoài việc thực hiện vào thời điểm cuối chương trình còn có thể thực hiện sau từng giai đoạn để có thể kịp thời điều chỉnh kế hoạch bảo đảm cho việc đạt mục tiêu vào cuối chương trình.
Ngoài việc lượng giá chương trình, còn có lượng giá từng hoạt động trong đó ta xem xét việc đạt các mục tiêu cụ thể của từng hoạt động, ví dụ lượng giá sau mỗi buổi GDSK. Nói một cách khác lượng giá càng sớm càng có nhiều cơ hội để điều chỉnh các hoạt động trong chương trình GDSK cho phù hợp và hiệu quả hơn.
5. CÁCH THỨC THỰC HIỆN VIỆC LƯỢNG GIÁ
Ðể biết chương trình đạt hay không đạt các mục tiêu của GDSK ở một nhóm đối tượng cụ thể, ta có thể tiến hành nhiều hoạt động thăm dò từ đơn giản đến phức tạp. Ngoài ra ứng với mỗi nội dung lượng giá ta lại có những phương pháp cụ thể đặc thù.
5.1. Lượng giá Kiến thức, Thái độ, Niềm tin
Tùy quy mô lượng giá mà cách thức tiến hành có khác nhau:
Quy mô nhỏ: sau một buổi GDSK nhóm (nói chuyện, thảo luận nhóm...)
Ghi nhận sự hiểu biết qua các ý kiến, thắc mắc của thành viên tham dự
Ghi nhận các trả lời qua các hoạt động thi đố
Ghi nhận thái độ, niềm tin qua các phát biểu
Chọn ngẫu nhiên một số thành viên tham dự để hỏi trực tiếp
Phát phiếu trắc nghiệm để tất cả các thành viên trả lời
Quy mô lớn: lượng giá một chương trình
Ghi nhận qua các kênh hồi báo khác nhau: kết quả hội thi, bài viết, thắc mắc, phỏng vấn một số đối tượng chọn lọc...
Điều tra KABP (KABP survey): chọn mẫu ngẫu nhiên trong dân số khảo sát và dựa vào bảng câu hỏi tiến hành phỏng vấn trực tiếp (mặt đối mặt) hoặc gián tiếp (gởi bảng câu hỏi đối tượng đọc và tự trả lời).
5.2. Lượng giá Hành vi
5.2.1. Thăm dò qua điều tra phỏng vấn
Điều tra KABP: giống trên
Giám sát hành vi (Behavioral surveillance): chọn một số nhóm đối tượng để theo dõi tỉ lệ thực hiện hành vi. Phương pháp này ít tốn kém hơn và có thể cho kết quả nhanh hơn.
Lưu ý: có 2 cách phỏng vấn:
Hỏi trực tiếp (phỏng vấn mặt đối mặt): đòi hỏi người phỏng vấn phải có kỹ năng giao tiếp tốt để giúp người được hỏi có thể bộc bạch trung thực thay vì giấu giếm hành vi không đúng của mình.
Hỏi gián tiếp (bảng câu hỏi tự điền): người trả lời đỡ ngượng hơn nhưng nếu chưa được giải thích kỹ dễ xảy ra hiện tượng trả lời lấy lệ.
5.2.2. Ghi nhận các hành động thực tiễn hoặc kết quả của chúng
Dựa vào sự quan sát. Ví dụ: quan sát tình trạng vệ sinh cá nhân của học sinh (móng tay cắt ngắn, áo quần, mình mẩy, sạch sẽ...); đánh giá chỉ số lăng quăng BI v.v
Dựa vào các test chỉ điểm. Ví dụ: test kiểm tra nồng độ rượu trong máu; test kiểm tra heroin nước tiểu; test nhuộm màu mảng bám răng
Dựa vào các số liệu thu thập từ các cơ sở y tế. Ví dụ: số lượng phụ nữ đặt vòng.
Dựa vào số lượng các công trình đã thực hiện. Ví dụ số lượng giếng nước, số lượng hố xí hợp vệ sinh...
Dựa vào các số liệu về các vật phẩm có liên quan. Ví dụ: số lượng xà phòng, số lượng kim ống chích mới bán ra, số lượng mày đếm bước chân, số lượng vòng đeo tay biểu tượng...
5.2.3. Lượng giá Hành vi xảy ra có điều kiện
Có những hành vi mà sau một chương trình GDSK đối tượng vẫn chưa thực hiện cho đến khi có điều kiện xảy ra. Ví dụ: xử trí khi mắc bệnh, tiêm vắc xin uốn ván khi đạp đinh hoặc vắc xin phòng dại khi bị chó dại cắn v.v Lượng giá chương trình GDSK về những hành vi này chính là việc tính xác suất khả năng hành vi xảy ra trong tương lai dựa trên các yếu tố có thể đo đạc trong hiện tại dựa trên các lý thuyết về hành vi.
Cụ thể như theo Lý thuyết về Hành vi có lý do và Hành vi được hoạch định thì đại đa số hành vi của con người là có dự định trước. Cũng theo lý thuyết này thì Dự định bản thân nó lại do nhiều yếu tố ảnh hưởng mà đơn giản nhất là Thái độ đối với hành vi và Chuẩn mực chủ quan. Ðối tượng càng có thái độ tích cực đối với hành vi và chuẩn mực chủ quan phù hợp thì càng có nhiều khả năng thực hiện hành vi trong tương lai.
Thái độ đối với hành vi cụ thể được cấu thành bởi 2 yếu tố: Niềm tin rằng hành vi dẫn đến một kết quả nào đó (có thể có lợi hoặc có hại) và sự Ðánh giá kết quả đối với bản thân.
Chuẩn mực chủ quan hay cảm nhận chủ quan của một người rằng họ nên hay không nên thực hiện một hành vi bắt nguồn từ các chuẩn mực xã hội khách quan. Chuẩn mực chủ quan được cấu thành bởi 2 yếu tố: Niềm tin rằng một người nào đó trong xã hội muốn đối tượng thực hiện hành vi và Ðộng cơ thúc đẩy đối tượng làm theo ý muốn của người đó (uy tín, ảnh hưởng của người đó đối với đối tượng).
Dựa vào lý thuyết này, ta có thể lượng giá khả năng xảy ra của một hành vi trong tương lai bằng cách hỏi về 4 yếu tố cấu thành này. Ví dụ: để lượng giá về hành vi chích vắc xin uốn ván khi đạp đinh, ta có thể hỏi các câu hỏi:
- Khi đạp đinh sau khi săn sóc vết thương tại chỗ ta cần phải làm gì ? (Hỏi về hành vi)
- Bạn nghĩ làm việc đó có lợi ích hay không và nếu có thì ở mức độ nào đối với bạn? Không lợi gì/Lợi ít/Lợi vừa/Lợi nhiều (Hỏi về niềm tin về lợi ích của hành vi kết hợp với đánh giá kết quả đối với bản thân)
- Bạn biết về thông tin này từ ai? (Hỏi về nguồn thông tin)
- Bạn tin tưởng nguồn thông tin này đến mức độ nào? Không tin/Tin ít/Tin vừa/Tin nhiều.
5.3. Thu thập những thông tin định tính liên quan đến chương trình
Đây cũng là một hoạt động rất quan trọng phục vụ cho việc lượng giá/đánh giá một chương trình. Các thông tin định tính thu thập bao gồm mức độ quan tâm, sự cảm nhận của đối tượng thụ hưởng về chương trình, những yếu tố định tính dẫn đến kết quả đạt hay không đạt chỉ tiêu v.v Để thu thập những thông tin này thường ta sử dụng các phương pháp thu thập thông tin định tính như họp mặt cộng đồng (community meeting), thảo luận nhóm tiêu điểm (focus group discussion), phỏng vấn sâu (in-depth interviews), câu hỏi điều tra mở (open-ended survey questions), quan sát với vai trò người tham gia (participant observation) v.v
6. CHIA SẺ THÔNG TIN VỀ LƯỢNG GIÁ
Những thông tin về kết quả lượng giá không chỉ cần thiết trong hồ sơ báo cáo cấp trên mà còn cho tất cả những người tham gia thực hiện chương trình GDSK, các đối tượng thụ hưởng và kể cả những người thực hiện những chương trình GDSK tương tự trong tương lai. Nên cố gắng chia sẻ thông tin đến càng nhiều người cần nó càng tốt vì thông tin cũng là một nguồn lực.
Cần phân biệt những loại thông tin về lượng giá sau đây:
- Thông tin đã xử lý: những số liệu về các chỉ báo mục tiêu và những thông tin định tính đã tổng hợp về thái độ của người dân, các yếu tố dẫn đến việc đạt hay không đạt mục tiêu, các góp ý, đề xuất của người dân v.v... Đây là những thông tin được ghi nhận trong các báo cáo.
- Thông tin thô: những số liệu thô hoặc các bản ghi trả lời phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm tiêu điểm v.v... Khối lượng thông tin thô rất lớn, có những thông tin được thể hiện trong báo cáo lượng giá nhưng cũng có những thông tin khác chưa được đề cập hoặc chỉ đề cập một cách khái quát. Nên lưu giữ kỹ các thông tin này để khi cần có thể lấy ra tham khảo thêm.
TÓM TẮT BÀI GIẢNG
Bài giảng giới thiệu các khái niệm và các tiêu chuẩn liên quan đến lượng giá hoạt động giáo dục sức khỏe cũng như giới thiệu và phân tích điểm mạnh, điểm yếu của các nhóm nhân sự thực hiện việc lượng giá. Phần quan trọng nhất bài giảng trình bày về các phương pháp lượng giá kiến thức, thái độ, hành vi và cách thu thập những thông tin định tính liên quan đến chương trình.
CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ
Ý nào không đúng trong định nghĩa sau đây về lượng giá?
Tiến trình thu thập các ý kiến của người thực hiện chương trình
Nhằm mục đích để biết ta đã thực hiện đạt, vượt hay không đạt mục tiêu
Làm cơ sở để đánh giá việc thực hiện chương trình GDSK
Rút kinh nghiệm cho các chương trình GDSK sau
CDC khuyến cáo sử dụng 4 nhóm tiêu chuẩn để đánh giá các hoạt động giáo dục nhưng không phải là điều nào sau đây?
Hữu dụng
Khả thi
Thiện
Tin cậy
Lượng giá Kiến thức, Thái độ, Niềm tin theo quy mô nhỏ có thể sử dụng nhiều cách nhưng không phải là cách nào sau đây?
Chọn ngẫu nhiên một số thành viên của Ban tổ chức để hỏi trực tiếp
Ghi nhận sự hiểu biết qua các ý kiến, thắc mắc của thành viên tham dự
Ghi nhận các trả lời qua các hoạt động thi đố
Ghi nhận thái độ, niềm tin qua các phát biểu
Lượng giá Hành vi có nhiều cách nhưng không phải cách nào sau đây?
Điều tra KABP
Giám sát hành vi
Ghi nhận các hành động thực tiễn hoặc kết quả của chúng
Đặt điều kiện để người được lượng giá trả lời.
ĐÁP ÁN 
1-A	2-D	3-A	4-D
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Centers for Disease Control and Prevention. Introduction to Program Evaluation for Public Health Programs: Evaluating appropriate antibiotic use programs. Atlanta, GA: Centers for Disease Control and Prevention, 2006.

File đính kèm:

  • docluong_gia_chuong_trinh_giao_duc_suc_khoe_truong_trong_hoang.doc
Tài liệu liên quan