Luận án tóm tắt Nghiên cứu phương pháp tổng hợp cảm biến dùng cho kỹ thuật dẫn đường các Robot di động
Robot là một hệ thống cơ điện tử, bao gồm 3 bộ phận cơ bản: bộ
cảm nhận, bộ điều khiển và bộ chấp hành.
Trong những năm gần đây trên thế giới, cùng với việc thông minh
hóa robot là nhu cầu phát triển các robot di động đã dẫn đến sự bùng
nổ trong nghiên cứu phát triển các hệ thống robot di động tự quản trị,
hoạt động tự quản trị có nghĩa là chương trình được nạp sẵn trong bộ
nhớ của robot, trong quá trình robot hoạt động không cần có tác nhân
điều khiển từ bên ngoài; khác với robot công nghiệp thực ra chỉ là một
máy tự động được lập trình lặp đi lặp lại.
Robot di động thông minh là mục tiêu đề tài nghiên cứu của Luận
án này, đó là máy có thể di chuyển đến mọi nơi trong một môi trường
nhất định và theo một định nghĩa thông dụng ở trên thế giới, thì nó là
một loại robot di động hoạt động tự trị.
nhà là khung ảnh 2D. Thực hiện phép hợp (U) tất cả các điểm ảnh có tọa độ (x,y), ta được kết quả “ép” các khung trong ảnh 3D của môi trường theo phương z thành một bản đồ 2D duy nhất trên mặt phẳng x- y như hình 3.18. Hình 3.18 Ép ảnh 3D thành 2D trên mặt phẳng xy Hình 3.19 Hình 3.19 a) Ví dụ minh họa quét ảnh 3D; b) hình chiếu các điểm ảnh hướng về cảm biến trên mặt phẳng xy, ứng với một giá trị góc quét k có nhiều điểm ảnh (tròn hay tam giác) có các giá trị R khác nhau; c) mặt cắt đứng của quá trình quét với các điểm ảnh cùng có giá trị quét k nhưng có chiều cao khác nhau nên có giá trị R khác nhau. (a) (c) (b) 18 Giải thuật 3D-to-2D IPaBD Bước 1: Xuất phát từ tập hợp số liệu điểm ảnh 3D, thực hiện phép hợp tất cả các điểm ảnh lên mặt phẳng tọa độ (x,y). Bước 2: Với mỗi góc quét ngang k, tìm và chọn 1 giá trị Rk = Rmin. Bước 3: Loại bỏ các điểm có z > zngưỡng và z = 0. Bước 4: Thực hiện giải thuật phân đoạn ảnh (nếu cần). 3.2.3. Thực nghiệm xây dựng bản đồ và áp dụng cho vạch đường đi và điều khiển robot. 3.2.3.1. Kết quả xây dựng bản đồ bằng giải thuật IpaBD. Ảnh 3D thu được tại hiện trường như hình 3.20 với điểm xuất phát S(0,0)mm và đích D(-2200,6800)mm. Robot có chiều cao bằng zngưỡng = 1.200mm. Tại hiện trường, có một cổng (A) có thanh dầm nằm thấp hơn chiều cao của robot và một cổng (B) có thanh dầm nằm cao hơn robot. Ngoài ra có một hành lang (C) với chiều cao không hạn chế nhưng ở vị trí bên cạnh. Robot cần chọn cho mình một đường đi từ S tới đích D ngắn nhất mà không va chạm với các vật cản. Hình 3.20 Ảnh chụp 3D môi trường toàn cục Hình 3.22 Kết quả bản đồ thu được do giải thuật IPaBD 3.2.3.2. Thực nghiệm vạch đường đi và điều khiển robot nhờ bản đồ dẫn đường. Không gian mặt sàn được rời rạc hóa thành một ma trận M(j,k) ô chữ nhật, mỗi ô có kích thước (a a) cm, gọi là ô chiếm giữ. Giá trị a được chọn bằng 1/3 đường kính thiết diện ngang của robot. Như vậy tâm một ô chiếm giữ M(j,k) sẽ có tọa độ là (j.a+a/2, k.a+a/2) và chiếm một vùng tọa độ x từ j.a đến j(a+1) và vùng tọa độ y từ k.a đến k(a+1). 19 Nếu điểm ảnh trên bản đồ có tọa độ nằm trong vùng tọa độ ô nào thì ô đó được gọi là bị chiếm giữ và được gán giá trị logic “1”, các ô còn lại thuộc về không gian tự do, có giá trị “0”. Kết quả lập trình sử dụng giải thuật tìm kiếm A* từ điểm xuất phát S tới điểm đích D trên bản đồ số hóa từ hình 3.22 cho đường đi tối ưu qua các lưới chiếm giữ được biểu diễn trên hình 3.23. Ở đây không gian bản đồ được chia thành 4040 ô. Do kích thước của robot là (8080 cm), mỗi ô được chọn là (2020 cm). Ta thấy bản đồ của các vùng bị chiếm giữ bao gồm cả phần dãn ảnh (có độ sáng đậm). Hình 3.23 Vạch đường cho robot trên bản đồ IPaBD bằng giải thuật tìm kiếm A*. Hình 3.24 Bản đồ Voronoi với đường đi tối ưu qua nút B (đường đậm nét). 3.3. Kết luận. Tác giả lần đầu tiên đã thử nghiệm việc tổng hợp cảm biến với 4 cảm biến như vậy trên một mô hình robot đa cảm biến ở Viêt nam, cho được kết quả tôt, phù hợp giữa lý thuyết và thực nghiệm. Phương pháp tổng hợp dữ liệu cảm biến theo không gian cũng đã được tác giả nghiên cứu để phát triển xây dựng bản đồ dẫn đường 2D từ các dữ liệu 3D. Qua đó, tác giả đã phát triển một giải thuật mới giải quyết vấn đề này với tên gọi giải thuật ép ảnh và phát hiện vật cản IPaBD. Nội dung của những nghiên cứu trong chương này đã được công bố tại [3-9]. 20 CHƯƠNG 4 ĐIỀU KHIỂN CHUYỂN ĐỘNG 4.1. Điều khiển bám quĩ đạo theo hàm Lyapunov kết hợp với tổng hợp cảm biến bằng bộ lọc Kalman mở rộng. Hình 4.1 Thế và các thông số của robot. 2 2 2 2 2 2 2 2 2 atan 2 , atan 2 , x x y y y y x x y y y x (4.1) Mục tiêu của bộ điều khiển bây giờ trở thành tìm luật điều khiển vận tốc sao cho (,,) tiến tới zero khi robot tiến về đích. Mô hình động học của robot di động có thể được biểu diễn như sau: cos sin x y (4.2) Trong đó, và v lần lượt là vận tốc góc và vận tốc dài của robot. Mô hình động học của robot được mô tả qua các biến dẫn đường (,,) như sau: cos sin sin α -ω ν α / ρ ν α / ρ (4.3) 4.1.1. Thiết kế bộ điều khiển. 4.1.1.1. Điều khiển ổn định trong tập cấu hình toàn cục g. Chọn hàm Lyapunov như sau: 2 2 1 2 2/ 2 ( ) / 2 0 cos ( cos sin / )( ) / g gV V V h k k k h (4.7) Trong đó kv và kα là các hệ số vận tốc, để đáp ứng điều kiện tối ưu của luật điều khiển thì đạo hàm bậc nhất của Vg1 và Vg2 luôn luôn có giá 21 trị âm do đó các biến dẫn đường sẽ hội tụ về không ở tại tọa độ đích. Khi đó, có thể chứng minh được rằng đạo hàm của hàm Lyapunov V theo các biến dẫn đường sẽ luôn âm hệ thống sẽ xuất phát từ cấu hình trong g tiến đến cấu hình trong l. Luật điều khiển cấu hình toàn cục có thể viết lại như sau: cos ( cos sin / )( ) / k k k h (4.11) 4.1.1.2. Điều khiển ổn định hệ thống trong tập cấu hình cục bộ l. Ta có thể chứng minh được rằng luật điều khiển (4.11) ổn định tiệm cận trong cấu hình toàn cục g .Tuy nhiên nó lại không ổn định trong cấu hình cục bộ l. Do đó ta sẽ phải thiết kế lại bộ điều khiển để hệ vòng kín bền vững. Chọn luật điều khiển cho cấu hình cục bộ của tập l được đưa bởi như sau: cos e k k (4.15) 2 2 2cos 0l v eV k k (4.18) 4.1.2. Ước lượng trạng thái của robot. Thông thường từ mô hình động học chuyển động của robot, xác định các sai số của hệ thống, nhưng đối với chúng tôi các sai số của hệ thống được định nghĩa thông qua bộ lọc Kaman mở rộng. Để xác định các yếu tố đầu vào và v để điều khiển robot đi theo quỹ đạo (4.7). Các nhiễu đo (X, Y, θ) ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả của mô hình điều khiển, bộ lọc Kalman mở rộng được sử dụng để tổng hợp dữ liệu từ các cảm biến (như trình bày ở chương 3) và chuyển động học của robot để ước lượng chính xác hơn trạng thái của hệ thống như biểu diễn trên hình 4.2. Hình 4.2 Sơ đồ khối của vòng điều khiển. 22 4.1.3. Kết quả mô phỏng và thực nghiệm. Hình 4.3 Kết quả mô phỏng. Hình 4.4 Kết quả thực nghiệm. Hình 4.5 Kết quả điều khiển ổn định. 4.2. Điều khiển tránh vật cản cục bộ bằng tổng hợp dữ liệu các cảm biến siêu âm. Hình 4.7 Sơ đồ bố trí các cảm biến siêu âm cho phương pháp Improved-VFH. Hình 4.8 Cơ chế cập nhật thông tin trong Improved-VFH. Để khắc phục các nhược điểm “cực tiểu cục bộ”, chúng tôi đã áp dụng phương pháp VFH của J. Borenstein và cải tiến để phù hợp với cấu hình robot, phương pháp đó được đặt tên là Improved-VFH với một hệ thống 8 cảm biến siêu âm đo khoảng cách như hình 4.7, cho phép phát hiện các vật cản phía trước và hai bên cạnh robot. Phương pháp này vẫn sử dụng biểu đồ lưới như trong VFH nhưng với luật cập nhật được minh họa như hình 4.8. Nghĩa là mỗi lần đọc thông tin từ cảm biến siêu âm, thuật toán chỉ gán các giá trị 2 hoặc 3 tại các ô như trong hình vẽ, ngoài ra tất cả các ô khác đều được gán giá trị 0. 23 4.3. Kết quả thực nghiệm và thảo luận. Chúng tôi điều khiển dẫn đường toàn cục theo theo quỹ đạo dẫn đường và tránh vật cản cục bộ bằng phương pháp Improved-VFH. 4.3.1. Điều khiển dẫn đường toàn cục bằng đồ thị Voronoi và tránh vật cản cục bộ. Hình 4.9 cho kết quả khả quan khi robot có khả năng tránh được vật cản xuất hiện bất ngờ theo phương pháp Improved-VFH và tiếp tục bám theo quỹ đạo toàn cục để về tới đích. Hình 4.9 Tránh vật cản đột xuất trên quỹ đạo robot với phương pháp Improved-VFH. 4.3.2. Điều khiển dẫn đường toàn cục bằng đồ thị A* và tránh vật cản cục bộ. Hình 4.10 Tránh vật cản đột xuất trên quỹ đạo robot với phương pháp Improved-VFH. Hình 4.10 cho kết quả khả quan hơn nữa, như đã thấy sau cổng B là hai bình cứu hỏa đặt gần nhau tuy rằng trong bản đồ tránh vật 2D được xây dựng bằng thuật toán ở trên không được hiện thị bởi vì bị chắn bởi một phần cổng B (do trong cùng một góc quét tia laser chỉ phát hiện được các vật cản gần nó nhất), nhưng do áp dụng phương pháp 24 Improved-VFH robot vẫn đi qua được. Nếu dùng các phương pháp khác tại đó sẽ tạo thành hợp lực đẩy robot ra xa cửa. 4.4. Kết luận. Kết quả việc kết hợp sử dụng hàm điều khiển Lyapunov với bộ lọc Kalman như vậy cho phép tăng tính chính xác và ổn định của quỹ đạo chuyển động. Phương pháp hàm Lyapunov tuy có thể đòi hỏi một quãng đường đi dài hơn nhưng bù lại sẽ có được một quỹ đạo liên tục, đáp ứng được cả góc hướng của robot tại điểm đích. Các kết quả nghiên cứu này đã được công bố trên [10,11]. CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ THẢO LUẬN HƯỚNG PHÁT TRIỂN 5.2. Những đóng góp chính của Luận án. 1. Đã thiết kế, xây dựng thành công một robot di động đa cảm biến, đặc biệt là đã xây dựng cải tiến thành công một thiết bị đo xa laser 2D thành một cảm biến đo xa 3D. 2. Đã nghiên cứu đề xuất một giải thuật tổng hợp dữ liệu cảm biến IPaBD, cho phép xây dựng thành công bản đồ dẫn đường 2D chứa đựng các thông tin hình ảnh 3D phong phú. 3. Đã thực nghiệm thành công quá trình tổng hợp tới 4 cảm biến hiện đại. 4. Đã đề xuất một giải pháp tăng hiệu quả của khâu điều khiển chuyển động bằng việc chia khâu này thành 2 quá trình (cấu hình) với 2 hàm Lyapunov khác nhau và kết hợp quá trình sau với việc tổng hợp cảm biến bằng lọc Kalman mở rộng. 5. Trên cơ sở tổng hợp một số cảm biến siêu âm ít hơn thông thường, đã thử nghiệm thành công một giải thuật cải tiến Improved- VFH từ giải thuật VFH, nhằm khắc phục hiện tượng “cực tiểu cục bộ”, đưa robot đến đích an toàn. 5.3. Hướng phát triển tương lai. Tất cả kết quả nghiên cứu kể trên chỉ mới thực hiện ở môi trường trong nhà, hướng sắp tới đề tài sẽ áp dụng các kết quả trên cho việc dẫn đường các xe tự hành di chuyển trên các địa hình ngoài trời.
File đính kèm:
- Luận án tóm tắt Nghiên cứu phương pháp tổng hợp cảm biến dùng cho kỹ thuật dẫn đường các Robot di động.pdf