Lựa chọn biện pháp nâng cao trí tuệ cảm xúc trong quá trình hình thành kỹ năng làm công tác chủ nhiệm lớp cho sinh viên trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh

Tóm tắt:

Bằng phương pháp phỏng vấn, tác giả đã lựa chọn, xây dựng và ứng dụng 4 biện pháp nâng

cao trí tuệ cảm xúc trong quá trình hình thành kĩ năng làm công tác chủ nhiệm lớp cho sinh viên

Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. Sau thời gian ứng dụng tiến hành đo trí tuệ cảm xúc của sinh

viên bằng test MSCEIT, đồng thời lấy ý kiến đánh giá của 70 chuyên gia và các giáo viên hướng

dẫn thực tập lần 2 về kĩ năng làm công tác chủ nhiệm lớp của sinh viên sau khi ứng dụng các biện

pháp nâng cao trí tuệ cảm xúc, đồng thời tìm hiểu mối tương quan giữa trí tuệ cảm xúc và kĩ năng

làm công tác chủ nhiệm lớp. Sau thực nghiệm trí tuệ cảm xúc của sinh viên có sự tiến bộ hơn, kĩ

năng làm công tác chủ nhiệm lớp của sinh viên cũng tốt hơn.

pdf5 trang | Chuyên mục: Giáo Dục Thể Chất | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 340 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Lựa chọn biện pháp nâng cao trí tuệ cảm xúc trong quá trình hình thành kỹ năng làm công tác chủ nhiệm lớp cho sinh viên trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 thành nhu cầu,
động lực rèn luyện trí tuệ cảm xúc.
- Cách thực hiện: Đưa chủ đề “vai trò của
trí tuệ cảm xúc với kĩ năng làm công tác chủ
nhiệm lớp nói riêng và cuộc sống nói chung” để
sinh viên chuẩn bị trước. Sau đó chọn thời gian,
địa điểm để sinh viên thảo luận về chủ đề trên
có sự quản lý của chuyên gia tâm lý. Sau đó
chuyên gia tâm lý tổng kết lại những vai trò của
trí tuệ cảm xúc đối với kĩ năng làm công tác chủ
nhiệm và thành công trong cuộc sống nói chung.
Biện pháp 3: Tác động hồi tưởng. Giúp sinh
viên hồi tưởng lại những tình huống trong công
tác chủ nhiệm, phân tích sự tham gia của các
thành phần trí tuệ trong những tình huống thành
công và thất bại để từ đó rút kinh nghiệm cho
công tác chủ nhiệm lớp sau này.
- Mục đích: Giúp sinh viên rút ra được những
bài học kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình
làm công tác chủ nhiệm lớp nói riêng và cuộc
sống nói chung về những thành công hay thất bại
do sự tác động tích cực hay tiêu cực của xúc cảm.
- Cách thực hiện: Khi tham gia biện pháp
này được luyện tập qua 3 bài tập cơ bản: 
+ Bài tập 1: Tập nhận ra các xúc cảm của bản
thân và của người khác qua các mối quan hệ
giao tiếp trong hoạt động chủ nhiệm lớp nói
riêng và trong quá trình thực tập, học tập nói
chung. Bài tập này nghiệm thể phải nhận ra
được xúc cảm của mình và của người khác trong
một số tình huống giao tiếp sư phạm đã gặp.
+ Bài tập 2: Tập xác định nguyên nhân dẫn
đến xúc cảm ở bản thân và người khác qua các
mối quan hệ giao tiếp trong các hoạt động như
ở bài tập 1. Bài tập này đòi hỏi nghiệm thể kể
71
Sè 2/2018
Bảng 1. Trí tuệ cảm xúc của sinh viên
trước và sau thực nghiệm (n=22)
Nghiệm
thể số
Điểm EQ
trước thực
nghiệm
Điểm EQ
sau thực
nghiệm
Sự gia
tăng
1 66.78 66.78 0.00
2 66.81 66.82 0.01
3 69.91 70.13 0.22
4 70.99 71.04 0.05
5 71.78 71.78 0.00
6 72.55 72.56 0.01
7 74.03 74.26 0.23
8 78.01 78.12 0.11
9 78.84 78.89 0.05
10 79.82 80.07 0.25
11 80.97 81.21 0.24
12 80.99 81.14 0.15
13 82.50 82.71 0.21
14 82.79 82.79 0.00
15 83.48 83.52 0.04
16 85.09 85.12 0.03
17 86.31 86.33 0.02
18 87.15 87.25 0.10
19 90.81 91.03 0.22
20 90.91 91.06 0.15
21 90.94 91.15 0.21
22 90.98 91.16 0.18
∑ 1762.44 1764.92 2.48
lại một số tình huống giao tiếp sư phạm mà ở
đó nhờ điều khiển được xúc cảm của bản thân
nên đã giải quyết thành công hoặc ngược lại, từ
đó rút ra bài học cho bản thân.
+ Bài tập 3: Tập vận dụng tri thức EQ để giải
quyết một số tình huống trong hoạt động trên.
Biện pháp 4: Tác động hiện tại.
- Mục đích: Nhằm nâng cao EQ cho sinh viên
thông qua việc học hỏi trao đổi, chia sẻ kinh
nghiệm giải quyết những khó khăn mà bản thân
họ đang gặp phải ở thời điểm hiện tại.
- Cách thực hiện: Khi tham gia biện pháp
này sinh viên phải tham gia vào ba hoạt động: 
+ Hoạt động 1: Mỗi sinh viên phải đưa ra
tình huống khó khăn mà mình đang gặp phải và
phương án giải quyết tình huống khó khăn.
+ Hoạt động 2: Các sinh viên khác đưa ra các
phương án bổ sung để giải quyết tình huống khó
khăn đó. 
+ Hoạt động 3: Cùng nhau thảo luận để chọn
ra giải pháp tối ưu nhất cho tình huống khó khăn
đã nêu.
3. Kết quả thực nghiệm
Sau thời gian ứng dụng các biện pháp nâng
cao trí tuệ cảm xúc đề tài tiến hành kiểm tra lại
trí tuệ cảm xúc của sinh viên bằng test MSCEIT,
kết quả xử lí số liệu thu được trình bày tại bảng
1. (Đề tài kí hiệu nghiệm thể bằng số từ 1 đến
22 và sắp xếp theo chiều EQ tăng dần) 
Qua bảng 1 cho thấy: Sau thực nghiệm tổng
số điểm EQ đã tăng lên 2.48 điểm. Điểm số EQ
của hầu hết các nghiệm thể đều tăng lên 0.01
điểm cho đến 0.25 điểm, chỉ có 3 nghiệm thể số
01; 05 và nghiệm thể số 14 là không tăng. Các
nghiệm thể có EQ tăng cao nhất đó là nghiệm
thể số 03; 07; 10;11; 13;19 và nghiệm thể 21 sau
thực nghiệm EQ đều tăng hơn 0.2 điểm. Những
nghiệm thể tăng ít như 02; 06; 17; 16; 15 đều có
EQ tăng dưới 0.05 điểm. Sự khác biệt về điểm
số EQ trước và sau thực nghiệm đã có ý nghĩa ở
mức t tính bằng 2.16 > t bảng 2.080. Điều này
có nghĩa là các biện pháp thực nghiệm nhằm
nâng cao EQ cho sinh viên đã có hiệu quả.
Không chỉ thể hiện ở điểm số EQ tăng đo được
bằng test mà thực tế khả năng kiểm soát cảm xúc
của bản thân các nghiệm thể sau thực nghiệm
cũng được tăng lên, khả năng nhận biết cảm xúc
của bản thân và của người khác tốt hơn. 
Chính vì vậy công tác chủ nhiệm lớp nói riêng
và cuộc sống của các em có thành công hơn. 
Đặc biệt, nếu phân theo mức độ EQ thì số
sinh viên có tỉ lệ EQ ở các mức độ tốt hơn sau
thực nghiệm nhiều hơn trước thực nghiệm, cụ
thể ở bảng 2.
Qua bảng 2 cho thấy: Số sinh viên có EQ ở
mức rất thấp đã giảm xuống từ 18.18% xuống
còn 13.64%. Sinh viên này sau khi được tác
động thực nghiệm đã có sự tiến bộ về khả năng
nhận biết cảm xúc của bản thân mình và nhận
biết cảm xúc của người khác. Trong số 22 sinh
viên trước khi nhận tác động thực nghiệm thì
không có sinh viên nào có EQ ở mức trung bình
trở lên. Nhưng sau thực nghiệm đã có 4 sinh
viên có EQ tăng lên mức trung bình, chiếm
72
BµI B¸O KHOA HäC
Bảng 2. Mức độ phân loại EQ của 22 sinh viên trước và sau thực nghiệm
Mức độ Rấtthấp Thấp
Dưới trung
bình
Trung
bình
Trên trung
bình Cao Rất cao
EQ ≤70 71-80 81-90 91-110 111-120 121-130 >130
Trước thực
nghiệm
mi 4.00 7.00 11.00 0.00 0 0 0
% 18.18 31.82 50.00 0.00 0 0 0
Sau thực
nghiệm
mi 3.00 7.00 8.00 4.00 0 0 0
% 13.64 31.82 36.36 18.18 0 0 0
Bảng 3. Kĩ năng làm công tác chủ nhiệm lớp của sinh viên
trước và sau thực nghiệm (n=22)
Kĩ năng làm công tác chủ nhiệm
lớp của sinh viên Xuất sắc Giỏi Khá
Trung
bình Yếu
Trước thực nghiệm
mi 0 1.00 9.00 12.00 0
% 0 4.55 40.90 54.55 0
Sau thực nghiệm
mi 0 2.00 11.00 9.00 0
% 0 9.09 50.00 40.91 0
18.18%. Đây là những sinh viên đã biết kiềm
chế và quản lý cảm xúc của bản thân, bước đầu
có khả năng điều khiển được cảm xúc của mình
trong quá trình giao tiếp với những người khác
để quá trình giao tiếp đạt hiệu quả như kế hoạch
đặt ra. Qua đó một lần nữa khẳng định rằng
những biện pháp ứng dụng đã có hiệu quả trong
việc nâng cao trí tuệ cảm xúc cho sinh viên. Vì
vậy cần phải ứng dụng rộng rãi những biện pháp
này trên nhiều đối tượng khác để sinh viên tự
mình rèn luyện nâng cao trí tuệ cảm xúc, góp
phần quan trọng vào sự thành công trong học
tập và cuộc sống nói chung.
Sau thực nghiệm trí tuệ cảm xúc của sinh
viên đã được nâng lên, điều đó đã ảnh hưởng tốt
đến kĩ năng làm công tác chủ nhiệm lớp. Công
tác chủ nhiệm lớp của sinh viên thực tập gồm
có sáu kĩ năng cơ bản, mỗi kĩ năng đều có tiêu
chuẩn để phân mức: Xuất sắc, giỏi, khá, trung
bình, yếu. Để đánh giá kĩ năng làm công tác chủ
nhiệm lớp của sinh viên chúng tôi lấy ý kiến
đánh giá của các chuyên gia về từng kĩ năng làm
công tác chủ nhiệm lớp của từng sinh viên và
tính giá trị % theo các mức:
Trí tuệ cảm xúc tốt sẽ giúp thực hiện tốt các kỹ năng của giáo viên chủ nhiệm lớp, một
kỹ năng sư phạm quan trọng trong quản lý sinh viên
73
Sè 2/2018
Biểu đồ 1. Kĩ
năng làm công
tác chủ nhiệm
lớp của sinh viên
trước và sau
thực nghiệm
(Bài nộp ngày 3/1/2017, Phản biện ngày 8/2/2017, duyệt in ngày 25/4/2018)
Qua bảng 3 cho thấy: Sau thực nghiệm kĩ
năng làm công tác chủ nhiệm lớp của sinh viên
đã có sự tiến bộ. Số sinh viên có kĩ năng làm
công tác chủ nhiệm lớp xếp loại giỏi đã tăng từ
4.55% lên đến 9.09%; loại khá cũng tăng lên từ
40.9% lên đến 50.0%; số sinh viên có kĩ năng
xếp loại trung bình đã giảm từ 54.55% xuống
còn 40.91%. Các thầy cô cho rằng sau thực
nghiệm các em ứng xử tình huống sư phạm
nhanh hơn và hợp lí hơn, giao tiếp với thầy cô
và các em học sinh chủ động hơn, lưu loát hơn,
biết nhận định chính xác được cảm xúc của các
em để có biện pháp tác động phù hợp và hiệu
quả. Điều quan trọng là các em đã biết tự mình
rèn luyện để kiềm chế cảm xúc, biết quản lý cảm
xúc của bản thân, nhận định chính xác cảm xúc
để ra quyết định đúng đắn kịp thời.
Từ sự phân tích trên đề tài thấy sau thực
nghiệm trí tuệ cảm xúc của sinh viên được nâng
cao, kĩ năng làm công tác chủ nhiệm lớp của
sinh viên cũng tốt hơn. Một lần nữa khẳng định
trí tuệ cảm xúc có mối tương quan thuận với kĩ
năng làm công tác chủ nhiệm lớp. Điều này còn
cho tháy những biện pháp tiến hành thực
nghiệm đã có tác dụng, cần được áp dụng trên
những đối tượng khác để giúp các em nâng cao
trí tuệ cảm xúc, từ đó nâng cao hiệu quả học tập
nói riêng và cuộc sống.
Để thấy rõ hơn sự tiến bộ của kĩ năng làm công
tác chủ nhiệm lớp của sinh viên khi trí tuệ cảm
xúc được nâng lên sau thực nghiệm, biểu đồ 1.
KEÁT LUAÄN
Kết quả nghiên cứu đã lựa chọn và xây dựng
được 04 biện pháp cơ bản giúp cho sinh viên
Trường Đại học TDTT Bắc Ninh nâng cao trí
tuệ cảm xúc EQ, đó là:
- Nâng cao nhận thức cho sinh viên về bản
chất của trí tuệ cảm xúc và kĩ năng cần thiết làm
công tác chủ nhiệm lớp;
- Thảo luận nhóm về vai trò của trí tuệ cảm
xúc với việc hình thành kĩ năng làm công tác
chủ nhiệm lớp;
- Tác động hồi tưởng. Giúp sinh viên hồi
tưởng lại những tình huống trong công tác chủ
nhiệm lớp, phân tích sự tham gia của các thành
phần trí tuệ trong những tình huống thành công
và thất bại để từ đó rút kinh nghiệm cho công
tác chủ nhiệm lớp;
- Tác động hiện tại giúp sinh viên nâng cao
EQ thông qua trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giải
quyết những khó khăn mà bản thân họ đang gặp
phải ở thời điểm hiện tại.
TAØI LIEÄU THAM KHAÛO
1. Daniel Goleman (2002), Trí tuệ cảm xúc,
(Dịch: Lê Diên), Nxb KHXH, Hà Nội.
3. Daniel Goleman (2003), Trí thông minh
xúc cảm, Những vấn đề về phương pháp luận
tiếp cận, (Dịch: Nguyễn Công Khanh), Nxb
ĐHSP, Hà Nội.
4. Phan Trọng Ngọ (2001), Tâm lý học trí
tuệ, Nxb ĐHQG, Hà Nội.
5. Trần Trọng Thủy (2000), Trình độ trí tuệ
của học sinh hiện nay, Đề tài cấp bộ.
6. Nguyễn Hữu Tú (2000), Trí tuệ cảm xúc,
bản chất và phương pháp chẩn đoán, tạp chí
Tâm lý học số 6.
7. Dương Thị Hoàng Yến (2004), “Trí tuệ
cảm xúc của giáo viên chủ nhiệm các lớp tiểu
học Hà Nội”, luận văn thạc sĩ Tâm lý học, Đại
học sư phạm Hà Nội.

File đính kèm:

  • pdflua_chon_bien_phap_nang_cao_tri_tue_cam_xuc_trong_qua_trinh.pdf
Tài liệu liên quan