Lí thuyết điều khiển nâng cao - Đề tài: Quadrotor
Nội dung báo cáo:
- Giới thiệu chung và lịch sử phát triển của Quadrotor
- Cấu tạo của Quadrotor
- Nguyên lí hoạt động
- Phương trình trạng thái
- Điều khiển
- Ứng dụng và hướng phát triển
- Đánh giá
LÍ THUYẾT ĐIỀU KHIỂN NÂNG CAO Đề tài: QUADROTOR Nhóm 7 _ lớp DD09KSTN Nội dung báo cáo: Giới thiệu chung và lịch sử phát triển của Quadrotor Cấu tạo của Quadrotor Nguyên lí hoạt động Phương trình trạng thái Điều khiển Ứng dụng và hướng phát triển Đánh giá Giới thiệu chung Chiếc quadrotor đầu tiên trên thế giới ra đời năm 1907 do 2 anh em nhà khoa học người Pháp Charles Richet và Charlaes Breguet chế tạo. Nó được mang tên là “Breguet – Richet Gyroplane No 1”. Yêu cầu được đưa ra là nó có thể cất cánh khỏi mặt đất với 1 phi công. Một động cơ 8 xi- lanh được sử dụng để quay 4 cánh quạt. Mỗi cánh quạt có 4 bản cánh. Hệ thống dây đai và pu-li được gắn lên nhằm truyền động từ động cơ cho các cánh. Bộ khung của chiếc quadrotor này làm từ các ống thép. Tổng trọng lượng của nó vào khoảng 500kg. Lần bay thử nghiệm đầu tiên diễn ra tại Douai- Pháp vào năm 1907. Nó đã có thể nâng cao khỏi mặt đất 1,5 m. Đến năm 1920, Etienne Oemichen, đã chế tạo một chiếc quadrotor với 8 cánh quạt linh hoạt nhằm điều khiển và tạo lực đẩy. Ban đầu, nó được gắn thêm một khí cầu để nâng và giữ ổn định cho cỗ máy này. Năm 1924, Oemichen đã thành công khi cho chiếc quadrotor bay mà không cần sự trợ giúp của khí cầu. Sau đó, nó không bao giờ được sử dụng nữa . Từ đó, các cấu hình của quadrotor không còn được chú ý như trước. Cho đến những năm 1980, quadrotor lại được quan tâm trở lại với kết cấu đơn giản, khả năng mang tải cao và giá thành thấp. Chiếc Draganflyer của hãng sáng chế Draganfly, là một trong những chiếc quadrotor thương mại điều khiển bằng sóng radio rất nổi tiếng. Nó được trang bị một bảng mạch điều khiển vị trí. Draganflyer có thể rất dễ dàng bay so với một chiếc trực thăng thông thường. Khung của nó làm bằng ống sợi các-bon có trọng lượng nhẹ nhưng đủ bền. Draganflyer sử dụng 3 cảm biến góc Gyro để giữ thăng bằng. Ngày nay, rất nhiều nhà nghiên cứu sử dụng Draganflyer như một phương tiện cơ bản phục vụ cho các công việc nghiên cứu. Ngày nay, việc nghiên cứu phát triển quadrotor được các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu chú trọng hơn. Đã có nhiều mô hình được thiết kế và được điều khiển bằng những phương pháp khác nhau bởi các trường đại học như: Trường đại học Pennsylvania ứng dụng luật điều khiển PI: Trường đại học British Columbia Vancouver, Canada: Trường đại học Cornell Cấu tạo Quadrotor cấu tạo gồm 2 bộ phận chính: phần cứng và phần mềm điều khiển: Phần cứng: Bao gồm phần khung quadrotor cùng với cánh quạt, các cảm biến, Số lượng Bộ phận 1 Bộ khung giữa 4 Cánh tay quạt 4 Đế motor 4 Motor DC 4 Bộ dẫn động 2 Cánh quạt đẩy 2 Cánh quạt kéo Ngoài ra, quadrotor còn dùng các cảm biến về tốc độ, vị trí Cảm biến quán tính (IMU): Cảm biến vị trí (GPS): Cảm biến xác định độ cao (MSL): Sơ đồ khối cấu tạo: Cấu tạo chi tiết: Nguyên lí hoạt động Quadrotor hoạt động dựa trên sự thay đổi tốc độ góc của 2 cánh quạt kéo và 2 cánh quạt đẩy, từ đó thay đổi độ xoay, nghiêng, lệch, làm thay đổi vị trí và tốc độ của quadrotor. Các trạng thái hoạt động của quadrotor: Thiết kế bộ điều khiển Sơ đồ khối hệ thống Phương trình trạng thái: Viết lại: Mô hình điều khiển: x,xdot y,ydot z,zdot ϕ,ϕdot θ,θdot ψ,ψdot QUAD ROTOR xdot, xddot ydot, yddot zdot, zddot ϕdot, ϕddot θdot, θddot ψdot, ψddot 1/s System dynamics Ω1 Ω2 Ω3 Ω4 Motor dynamics U1 U2 U3 U4 Feedback linearzation Hồi tiếp φreal θreal ψreal Tuyến tính hóa: xdot = x2; xddot = -1/m * (cos(x7)*sin(x9)*cos(x11) + sin(x7)*sin(x11)) * U1; ydot = x4; yddot = -1/m * (cos(x7)*sin(x9)*sin(x11) - sin(x7)*cos(x11)) * U1; zdot = x6; zddot = g - (1/m)*cos(x7)*cos(x9) * U1; phidot = x8; phiddot = x10*x12*(Iyy-Izz)/Ixx + Jr/Ixx*x10*omega + L/Ixx * U2; thetadot = x10; thetaddot = x8*x12*(Izz-Ixx)/Iyy - Jr/Iyy*x8*omega + L/Iyy * U3; psidot = x12; psiddot = x8*x10*(Ixx-Iyy)/Izz + U4/Izz; Đặt biến: x1 = x x2 = xdot x3 = y x4 = ydot x5 = z x6 = zdot x7 = ϕ x8 = ϕdot x9 = θ x10 = θdot x11 = ψ x12 = ψdot Mô phổng Kết quả ????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????? Ứng dụng và hướng phát triển Đời sống + Trò chơi, giải trí + Mang các thiết bị nghe nhìn phục vụ cho đời sống + Ứng dụng trong giao thông Lĩnh vực nghiên cứu Là một đề tài hấp dẫn đối với sinh viên của các trường đại học trên thế giới. Quadrotor ngày càng được phát triển toàn diện cả về phần cứng (hình dạng, kích thước) và phần điều khiển để ngày càng ổn định và hoàn thiện. Lĩnh vực quân sự Quadrotor tương lai sẽ dần dần thay thế trực thăng thông thường, là một sự lựa chọn hoàn thiện cho các thiết bị bay không người lái (UAV). Quadrotor có thể được thiết kế để có thể mang vũ khí chiến đâu hay các thiết bị điện tử khác phục vụ cho những mục đích khác nhau. Quadrotor có thể được thiết kế để làm nhiệm vụ tấn công, dò tìm, vận chuyển, . Việt Nam và Quadrotor Ngành Điều khiển tự động ở VN là một ngành khá mới mẻ nên việc nghiên cứu và ứng dụng về Quadrotor chưa được phổ biến. Nhưng đề tài về Quadrotor là một đề tài hấp dẫn đối với một số trường đại học và đã có nhiều nhóm sinh viên thành công trong việc thiết kế và điều khiển Quadrotor này. + Thiết kế của nhóm sinh viên trường Đh Sư pham kĩ thuật TpHCM Nguyễn Hải Băng Tâm và Nguyễn Lê Nhật Thắng: + Thiết kế của nhóm sinh viên BK4U trường Đh Bách Khoa TpHCM Tổng kết Với ưu điểm linh hoạt, ổn định, ứng dụng cao, Quadrotor là một lựa chọn tốt cho các ứng dụng của UAV so với một máy bay trực thăng thông thường. Quadrotor ngày càng được ứng dụng rộng rãi mọi lĩnh vực quân sự cũng như dân sự. Nó đã mang lại cho các nhà khoa học thêm nhiều lựa chọn cho công việc nghiên cứu. Tuy nhiên, ở Việt Nam, Quadrotor thực sự là một thiết bị khá mới mẻ, chưa được quan tâm nhiều. Một số người yêu thích đã cố gắng nghiên cứu và chế tạo thử. Quadrotor cần được nghiên cứu có chiều sâu hơn ở Việt Nam. ..THE END.
File đính kèm:
- li_thuyet_dieu_khien_nang_cao_de_tai_quadrotor.docx