Lập trình Web ASP với tiếng Việt Unicode

Vềmặt bản chất, máy tính chỉlàm việc với các con số, do đó đểbiểu diễn các kí tựtrên máy tính cần phải

có một qui ước nhất quán giữa các kí tựcần biểu diễn và các con sốtương ứng mà máy tính xửlí. Qui ước

này được thểhiện qua các bước sau:

-Chọn tập các kí tựcần mã hóa (character set).

-Gán cho mỗi kí tựcần mã hóa một giá trịnguyên không âm, gọi là điểm mã (code point).

-Chuyển các điểm mã thành dãy các đơn vịmã (code units) đểcho phục vụcho việc lưu trữvà mã

hóa. Một đơn vịmã là một đơn vịcủa bộnhớ, có thểlà 8, 16, hay 32 bit. Các điểm mã không nhất

thiết phải có cùng số đơn vịmã.

pdf6 trang | Chuyên mục: ASP | Chia sẻ: dkS00TYs | Lượt xem: 1879 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt nội dung Lập trình Web ASP với tiếng Việt Unicode, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ong quá trình lưu trữ và truyền dữ liệu, người ta dùng các cách khác nhau để mã 
hóa các điểm mã thành các đơn vị mã. Mỗi cách mã hóa như vậy được gọi là một dạng biến đổi của 
Unicode (UTF – Unicode Transformation Format). Thông dụng nhất hiện nay là UTF-8 và UTF-16 dùng dãy 
các đơn vị mã có độ dài khác nhau để mã hóa các điểm mã. UTF-8 dùng 1 đến 4 đơn vị mã 8-bit trong khi 
UTF-16 dùng 1 đến 2 đơn vị mã 16-bit để mã hóa. Ví dụ sau minh họa cách mã hóa của UTF-8: 
- 128 kí tự đầu tiên của Unicode từ điểm mã U+0000 đến U+007F, được mã hóa thành 1 byte. 
- Từ điểm mã U+0080 đến U+07FF, được mã hóa thành 2 byte. 
- Từ điểm mã U+0800 đến U+FFFF, được mã hóa thành 3 byte. 
- Từ điểm mã U+0800 đến U+FFFF, được mã hóa thành 4 byte. 
Như vậy khi đề cập đến Unicode trong lập trình, cần phải xác định rõ chúng ta dùng bảng mã Unicode theo 
dạng biến đổi nào: UCS-2, UTF-8, hay UTF-16, … UCS-2 được dùng trong các hệ quản trị cơ sở dữ liệu 
như SQL Server 7.0/2000, Microsoft Access 2000, UTF-8 thường được dùng trong các ứng dụng web, trong 
khi UTF-16 lại được dùng trong các hệ thống như Windows 2000/XP, Java, … 
2. Lập trình web với tiếng Việt Unicode 
2.1. Chỉ định bảng mã dùng trong trang web 
Khi một trang web được server chuyển xuống cho client, trình duyệt sẽ dùng thông tin về bảng mã mà trang 
web đó sử dụng để chuyển dãy các byte trong tài liệu đó thành các kí tự tương ứng để hiển thị lên màn 
hình. Ngoài ra, một khi dữ liệu trong các FORM được gửi đi sau khi người dùng submit, trình duyệt cũng sẽ 
căn cứ vào bảng mã này để chuyển đổi dữ liệu khi truyền đi. Ví dụ, nếu trang web được chỉ định dùng bảng 
 3
mã windows-1252 thì khi FORM được submit, dữ liệu sẽ được mã hóa theo bảng mã này cho dù trước đó 
trong các hộp điều khiển của FORM, dữ liệu được gõ dưới dạng Unicode [3]. 
Việc chỉ định bảng mã có vai trò rất quan trọng trong việc hiển thị đúng nội dung mà người thiết kế mong 
muốn, bởi vì nếu không chỉ định bảng mã được dùng trong trang web hiện hành một cách rõ ràng, trình 
duyệt sẽ sử dụng bảng mã mặc định. Ví dụ, nếu dữ liệu chuyển đến cho trang web là E1 BB 81, nếu chỉ 
định bảng mã là UTF-8 thì 3 byte này chính là biểu diễn mã của kí tự “ề” trong khi nếu hệ thống dùng bảng 
mã mặc định, ví dụ như windows-1252, thì 3 byte này lại được xem như là biểu diễn 3 kí tự khác nhau và sẽ 
được hiển thị là “á»”. 
Để chỉ định bảng mã mà trang web hiện hành sử dụng, ta dùng tag META với thuộc tính HTTP-EQUIV được 
gán là Content-Type, và chỉ định tên của bảng mã được dùng trong thuộc tính CONTENT (Thông tin về các 
bảng mã được dùng trên Windows có thể xem tại [4]). Trong ví dụ sau, tag META được dùng để chỉ định 
bảng mã windows-1252 cho một trang web: 
Để yêu cầu trình duyệt sử dụng một bảng mã cho toàn bộ trang web, ta phải đặt tag META này trước tag 
BODY. Thông thường là đặt tag META này trong tag HEAD như ví dụ sau: 
New Page 1 
… 
Trong trường hợp bảng mã được chỉ định không có khả năng biểu diễn được tất cả các kí tự của trang web, 
người ta phải dùng đến số tham chiếu của kí tự (NCRs - numerical character references). Số tham chiếu kí 
tự là điểm mã của kí tự Unicode tương ứng mà nó biểu diễn. Số tham chiếu kí tự có hai dạng thập phân và 
thập lục phân. Dạng thập phân có cú pháp là “&#D;”, với D là số thập phân. Dạng thập lục phân có cú pháp 
là “&#xH;”, với H là số thập lục phân. Ví dụ: å và å là các số tham chiếu của kí tự “a” trong bảng 
mã Unicode. Một khi gặp số tham chiếu của kí tự, trình duyệt sẽ tham chiếu trực tiếp đến kí tự có điểm mã 
tương ứng trong bảng mã Unicode mà không sử dụng đến bảng mã được chỉ định hiện hành [5]. 
Lấy ví dụ một trang web được mã hóa với bảng mã windows-1252, lúc đó để hiển thị đoạn văn bản: “Tiếng 
Việt”, dữ liệu cho trang web phải là “Tiếng Việt” , trong đó ế và ệ lần lượt là các 
số tham chiếu của các kí tự “ế” và “ệ” trong bảng mã Unicode. 
Điều này cho phép giải thích tại sao, các trang web không dùng bảng mã UTF-8, ví dụ như windows-1252, 
vẫn có thể hiển thị được các kí tự Unicode không thuộc bảng mã đó hay khi chuyển đổi từ bảng mã UTF-8 
sang windows-1252, MS FrontPage 2000 lại tự động thêm vào các số tham chiếu kí tự theo cách trên. 
2.2. Hoạt động của webserver 
Khi trình duyệt yêu cầu một trang .asp, trình xử lí trang asp tại webserver sẽ thông dịch các mã lệnh ở trong 
trang web này và gửi kết quả về cho trình duyệt. Thông thường, lệnh Response.Write được dùng cho các 
kết xuất từ các hằng chuỗi hay từ các biến ra màn hình. Ví dụ như: 
 4
… 
<% 
 Response.Write “Chào mừng bạn đến với trang web này” ‘in một hằng chuỗi 
 Response.Write rs(”TEN_NV”) ‘in dữ liệu của một biến, ví dụ như là một trường của recordset 
%> 
… 
Để yêu cầu webserver mã hóa các dữ liệu trong các hằng chuỗi và biến theo bảng mã sẽ được dùng để 
hiển thị tại client, ta cần phải đặt thuộc tính CodePage về bảng mã tương ứng. Các lệnh trong ví dụ sau sẽ 
yêu cầu webserver mã hóa các chuỗi dữ liệu theo bảng mã UTF-8 (Thông tin về các codepage tương ứng 
với các bảng mã xem tại [4]): 
 // Dùng cho toàn bộ các trang trong Session hiện hành 
 // Dùng cho trang hiện hành 
Lấy ví dụ trong trường hợp dùng cơ sở dữ liệu SQL Server 7.0, dữ liệu được trả về từ các câu truy vấn theo 
bảng mã UCS-2. Nếu ta chỉ định CodePage là 65001, webserver sẽ tự động chuyển dữ liệu từ UCS-2 sang 
UTF-8, ngược lại nếu không chỉ định thuộc tính CodePage, webserver sẽ chuyển dữ liệu đó đến client theo 
bảng mã mặc định (ví dụ như windows-1252). Điều này giải thích cho trường hợp một số trang web asp hiển 
thị không đúng dữ liệu Unicode được lưu trong các cơ sở dữ liệu như SQL Server 7.0/2000, MS Access 
2000. 
Ngoài ra, các trang asp có sử dụng đoạn mã lệnh thiết lập CodePage là 65001 phải được lưu theo định 
dạng tương ứng là UTF-8 [6]. 
Như vậy, việc thiết lập thuộc tính CodePage trong trang asp sẽ giúp cho webserver hiểu được các dữ liệu 
được lưu trong các cơ sở dữ liệu, hằng chuỗi kí tự, … theo bảng mã nào để mã hóa (encode) nó trước khi 
chuyển đến cho trình duyệt. Việc chỉ định bảng mã dùng trong trang web bằng tag META sẽ giúp cho trình 
duyệt diễn dịch (decode) dữ liệu được chuyển đến từ webserver đúng nhất khi hiển thị [7]. 
2.3. Các bước cơ bản của lập trình web asp sử dụng tiếng Việt Unicode 
- Soạn và lưu trữ tập tin .asp dưới dạng mã hóa UTF-8. 
- Trong các tập tin asp, chèn các đoạn mã chỉ định cho web server và trình duyệt xử lí dữ liệu trong 
trang web như là UTF-8. Các đoạn mã này phải đặt ở đầu trang asp. Sử dụng ví dụ mẫu sau: 
- Sử dụng các hệ quản trị CSDL hỗ trợ Unicode như SQLServer 7.0/2000, MS Access 2000. Nếu 
dùng SQL Server thì phải khai báo kiểu dữ liệu cho các trường lưu dữ liệu Unicode là NCHAR, 
NVARCHAR, NTEXT, … Các kiểu dữ liệu như TEXT, MEMO, HYPERLINK trong MS Access 2000 
mặc định là hỗ trợ lưu dữ liệu Unicode. 
- Truy xuất cơ sở dữ liệu thông qua JScript/VBScript/ODBC. 
- Khi làm việc trên hệ quản trị CSDL SQL Server 7.0/2000, nếu dùng các hằng chuỗi trong các câu 
lệnh SQL, phải thêm tiếp đầu ngữ N (bắt buộc là chữ in hoa) vào [8]. Nếu không sử dụng tiếp đầu 
 5
ngữ này, SQL Server sẽ tự động chuyển chuỗi dữ liệu sang bảng mã mặc định hiện hành trước khi 
sử dụng nó trong các thao tác cập nhật CSDL. Ví dụ, nếu bạn dùng câu lệnh sau: INSERT INTO 
SINHVIEN(TEN_SV) VALUES(‘Trần Nam Hải’) thì hằng chuỗi dữ liệu ‘Trần Nam Hải’ sẽ được SQL 
Server xem như là chuỗi kí tự thường chứ không phải là chuỗi Unicode. Điều này sẽ dẫn đến hậu 
quả là dữ liệu sẽ được lưu trữ không chính xác. Ví dụ như dữ liệu của kí tự “ầ” trong chuỗi trên là 
E1 BA A7, sẽ được lưu thành 3 kí tự khác nhau. Trong khi đó nếu dùng câu lệnh INSERT INTO 
SINHVIEN(TEN_SV) VALUES(N‘Trần Nam Hải’) thì 3 byte E1 BA A7 sẽ được xem như là một kí tự 
khi lưu xuống [9]. 
3. Hỗ trợ Unicode của các phần mềm 
3.1. Các phần mềm hỗ trợ soạn thảo trang web 
- Visual Studio.NET, Notepad, MS FrontPage2002: Hỗ trợ lưu tập tin dưới dạng UTF-8 
- Visual InterDev 6.0: Nếu trong trang asp ta sử dụng các hằng chuỗi được gõ vào dưới dạng 
Unicode, ví dụ như: Response.Write “Chào mừng bạn “ thì lúc lưu tập tin, chương trình sẽ phát hiện 
ra trong trang asp này có xuất hiện kí tự Unicode và yêu cầu lưu xuống dưới dạng Unicode, nếu 
không các kí tự Unicode sẽ bị mất. Tuy nhiên, nếu chọn lưu dưới dạng Unicode thì chương trình sẽ 
lưu tập tin này dưới dạng mã hóa UCS-2. Hiện nay webserver IIS không thể xử lí được trang asp 
này [10]. Do đó không nên dùng Visual InterDev 6.0 để soạn thảo các trang asp trong các ứng dụng 
Unicode tiếng Việt. 
- Các phần mềm thông dụng hỗ trợ gõ tiếng Việt Unicode: UniKey, VietKey. 
3.2. Các phần mềm hệ thống khác 
- SQL Server 7.0/2000 và MS Access 2000 hỗ trợ Unicode. Với mỗi kí tự Unicode, hệ thống sẽ sử 
dụng bảng mã UCS-2 để lưu trữ, nghĩa là dùng cố định 2 byte cho một kí tự. SQL 6.5 và MS Access 
97 không hỗ trợ Unicode. 
- IIS 5.0 không thể đọc được các tập tin lưu dưới dạng UCS-2 [10], không hỗ trợ CodePage của bảng 
mã UTF-16 là 1200 [11]. IIS 4.0 không hỗ trợ CodePage của bảng mã UTF-8 là 65001 [11]. 
Tóm lại 
Unicode ra đời nhằm khắc phục hạn chế về số lượng kí tự được mã hóa của các bảng mã 8-bit trước đó, 
cho phép mọi ngôn ngữ có thể sử dụng chung một bảng mã duy nhất. Do vấn đề tương thích trong lưu trữ 
và truyền dữ liệu mà Unicode có các dạng mã hóa khác nhau như UCS-2, UTF-8, UTF-16. UTF-8 là dạng 
mã hóa Unicode thông dụng nhất trong các ứng dụng web hiện nay. 
Để viết các ứng dụng web dùng tiếng Việt Unicode, cần chọn các phần mềm soạn thảo hỗ trợ lưu trữ tập tin 
dưới dạng mã hóa UTF-8 như Visual Studio.NET, MS FrontPage2000, NotePad, … ; sử dụng các hệ quản 
trị CSDL hỗ trợ Unicode như SQL Server 7.0/2000, MS Access 2000, …; đặt các đoạn mã chỉ định bảng mã 
mà webserver và trình duyệt dùng để mã hóa và giải mã dữ liệu. 
Tài liệu trích dẫn 
1.  
2.  
3.  
4.  
5.  
 6
6.  
7.  
8.  
9.  
10.  
11. [LN];Q254313 
HẾT 

File đính kèm:

  • pdfLap_trinh_Web_ Asp_voi_tieng_Viet_Unicode.pdf
Tài liệu liên quan