Lập trình Java cơ bản - Chương 5: AWT

Các ứng dụng phần mềm hiện nay vô cùng thân thiện vì được trình bày nhiều màn hình giao diện đồ họa đẹp mắt. Các ngôn ngữ lập trình hiện nay được cung cấp các đối tượng đồ họa, chúng có thể được điều khiển bởi người lập trình viên, hay bởi người sử dụng. Một trong số những kết quả quan trọng nhất chính là các ngôn ngữ hiện nay được dựa trên Giao diện người dùng đồ họa (Graphical User Interface - GUI). Trong chương này, ta sẽ thảo luận về Java hỗ trợ tính năng GUI cùng các sự thi hành của chúng.

 

GUI cung cấp chức năng nhập liệu theo cách thân thiện với người dùng. GUI biến đổi từ ứng dụng đến ứng dụng và có thể chứa nhiều điều khiển như textbox, label, listbox hay các điều khiển khác. Các ngôn ngữ lập trình khác nhau cung cấp nhiều cách khác nhau để tạo GUI. Các phần mềm giống như VB hay VC++ có thể cung cấp chức năng kéo và thả trong khi đó phần mềm giống như C++ yêu cầu người lập trình phải viết toàn bộ mã để xây dựng một GUI.

 

Một phần tử (element) GUI được thiết lập bằng cách sử dụng thủ tục sau:

 

 Tạo element, instance, checkbox, label, hay listbox

 Xác định sự xuất hiện khởi đầu của các phần tử

 Quyết định xem phần tử đó có nên chiếm giữ vị trí được chỉ ra hay không

 Thêm phần tử vào giao diện trên màn hình

 

doc35 trang | Chuyên mục: Java | Chia sẻ: dkS00TYs | Lượt xem: 5145 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt nội dung Lập trình Java cơ bản - Chương 5: AWT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
hay window.
Cho ví dụ, để đăng ký một thành phần với listener, ta có thể sử dụng:
exitbtn.addActionListener(This); 
Xác định tất cả các sự kiện được xử lý. Các sự kiện có thể là một ‘ActionEvent’ nếu một button được click hay một ‘mouseEvent’ nếu như chuột được kéo đi.
Thi hành các phương thức của listener và viết hàm xử lý sự kiện tương ứng với các phương thức.
Bảng sau đây chỉ ra các sự kiện khác nhau và mô tả về chúng:
Lớp sự kiện
Mô tả 
ActionEvent
Phát sinh khi một button được nhấn, một item trong danh sách chọn lựa được nhắp đôi hay một menu được chọn. 
AdjustmentEvent
Phát sinh khi một thanh scrollbar được sử dụng.
ComponentEvent
Phát sinh khi một thành phần được thay đổi kích thước, được di chuyển, bị ẩn hay làm cho hoạt động được.
FocusEvent
Phát sinh khi một thành phần mất hay nhận focus từ bàn phím.
ItemEvent
Phát sinh khi một menu item được chọn hay bỏ chọn; hay khi một checkbox hay một item trong danh sách được click.
WindowEvent
Phát sinh khi một cửa sổ được kích hoạt, được đóng, được mở hay thoát.
TextEvent
Phát sinh khi giá trị trong thành phần text field hay text area bị thay đổi.
MouseEvent
Phát sinh khi chuột di chuyển, được click, được kéo hay bị thả ra.
KeyEvent
Phát sinh khi input được nhận từ bàn phím.
Các giao diện được thi hành để xử lý một trong số những sự kiện này là:
ActionListener
AdjustmentListener
ComponentListener
FocusListener
ItemListener
WindowListener
TextListener
MouseListener
MouseMotionListener
KeyListener
Các giao diện định nghĩa một số phương thức để xử lý mỗi sự kiện. Những phương thức này sẽ được nạp chồng trong lớp mà thi hành những giao diện này.
Chương trình sau đây sử dụng một ActionListener để xử lý các sự kiện liên quan với một button. ActionEvent có hai phương thức:
getSource(): Để trả về nguồn của sự kiện.
toString(): Để trả về chuỗi tương đương với sự kiện.
Chương trình 5.13 trình bày cách tính gấp đôi của một số được nhập vào. Chương trình này được thực hiện bằng cách kết hợp các phương thức của lớp, nghĩa là các phương thức xử lý sự kiện và giao diện. Việc click trên một button sẽ làm khởi động ActionEvent và gọi phương thức actionPerformed(). Nó sẽ kiểm tra button được click với sự trợ giúp của hàm getSource và trả về kết quả thích hợp.
Chương trình 5.13
import java.awt.*;
import java.awt.event.*;
class evttest extends Frame implements ActionListener
{
	Label lab=new Label(“Enter a number”);
	TextField tf1=new TextField(5);
	TextField tf2=new TextField(5);
	Button btnResult=new Button(“Double is”);
	Button ext=new Button(“exit”);
	public evttest(String title)
	{
	super(title);
	setLayout(new FlowLayout());
	btnResult.addActionListener(this);
	ext.addActionListener(this);
	add(lab);
	add(tf1);
	add(btnResult);
	add(tf2);
	add(ext);
	}
	public void actionPerformed(ActionEvent ae)
	{
	if (ae.getSource()==btnResult)
	{
	int num=Integer.parseInt(tf1.getText())*2;
	tf2.setText(String.valueOf(num));
	}
	if (ae.getSource()==ext)
	{
	System.exit(0);
	}
	}
	public static void main(String args[])
	{
	evttest t=new evttest(“Event handling”);
	t.setSize(300,200);
	t.show();
	}
}
Kết xuất của chương trình được chỉ ra ở hình bên dưới:
Hình 5.16 Xử lý sự kiện
Hình 5.17 chỉ ra một phần của cây phân cấp các lớp của gói event.
Hình 5.17 Gói Event
Hình sau chỉ ra thứ tự phân cấp các giao diện của các event listener.
Hình 5.18 Event Listener
Hình sau là danh sách các listener được sử dụng cho các thành phần chỉ ra. 
Hình 5.19 Action Listener
Hình 5.20 Item Listener
Hình 5.21 Window Listener
Các listener cho lớp Component được chỉ ra ở hình 5.22:
Hình 5.22 Các Component
5.6 Thực đơn (menu)
Ngôn ngữ Java có một tập hợp các lớp đối tượng để tạo các menu. Có hai loại menu – pull down và pop-up. Menu làm cho ứng dụng ta xây dựng dễ sử dụng hơn. Chỉ duy nhất một thanh menubar được đặt trong một frame. Menubar là một thanh nằm ngang được đặt tại đỉnh của frame. Nó liệt kê các mục được chọn khác nhau hay menu. Một menu độc lập có thể chứa các mục chọn con, các mục con này được gọi là menuitem. Java cung cấp các checkbox menuitem, chúng có thể được bật hay mở, phụ thuộc vào trạng thái. Hình 5.14 minh họa cách sử dụng của menubar, menu, menuItem, và CheckboxMenuItem.
Chương trình 5.14
import java.awt.*;
import java.awt.event.*; 
class MyFrame extends Frame implements ActionListener, MouseListener
{
	MenuItem exitItem;
	PopupMenu optionsMenu;
	Frame frame;
	public MyFrame()
	{
	setTitle("Menu Example");
	setSize(300,200);
	MenuBar mbar=new MenuBar();
	setMenuBar(mbar);
	Menu fileMenu=new Menu("File");
	mbar.add(fileMenu);
	fileMenu.addActionListener(this);
	MenuItem newItem=new MenuItem("New");
	fileMenu.add(newItem);
	MenuItem openItem=new MenuItem("Open");
	fileMenu.add(openItem);
	fileMenu.addSeparator();
	MenuItem saveItem=new MenuItem("Save");
	fileMenu.add(saveItem);
	MenuItem saveAsItem=new MenuItem("Save As");
	fileMenu.add(saveAsItem);
	fileMenu.addSeparator();
	exitItem=new MenuItem("Exit");
	fileMenu.add(exitItem);
	saveAsItem.addActionListener(this);
	Menu editMenu=new Menu("Edit");
	mbar.add(editMenu);
	editMenu.addActionListener(this);	
	MenuItem cutItem=new MenuItem("Cut");
	editMenu.add(cutItem);
	MenuItem copyItem=new MenuItem("Copy");
	editMenu.add(copyItem);
	MenuItem pasteItem=new MenuItem("Paste");
	editMenu.add(pasteItem);
	editMenu.addSeparator();
	Menu helpMenu=new Menu("Help");
	mbar.add(helpMenu);
	helpMenu.addActionListener(this);
	MenuItem contentItem=new MenuItem("Content");
	helpMenu.add(contentItem);
	MenuItem indexItem=new MenuItem("Index");
	helpMenu.add(indexItem);
	Menu findMenu=new Menu("Find");
	helpMenu.add(findMenu);
	addMouseListener(this);
	MenuItem nameItem=new MenuItem("Search by Name");
	findMenu.add(nameItem);
	MenuItem cacheItem=new MenuItem("Search from cache");
	findMenu.add(cacheItem);
	optionsMenu=new PopupMenu("Options");
	editMenu.add(optionsMenu);
	optionsMenu.addActionListener(this);
	MenuItem readItem=new MenuItem("Read Only");
	optionsMenu.add(readItem);
	optionsMenu.addSeparator();
	Menu formatMenu=new Menu("Format text");
	optionsMenu.add(formatMenu);
	this.add(optionsMenu);
	formatMenu.addActionListener(this);
	CheckboxMenuItem insertItem=new CheckboxMenuItem("Insert",true);
	formatMenu.add(insertItem);
	CheckboxMenuIte overtypeItem=new CheckboxMenuItem("Overtype",false);
	formatMenu.add(overtypeItem);
	}
	public void actionPerformed(ActionEvent ae)
	{
	if (ae.getActionCommand().equals("Exit"))
	{	
	System.exit(0);
	}
	}
	public void mouseEntered(MouseEvent m){}
	public void mouseExited(MouseEvent m){}
	public void mouseClicked(MouseEvent m)
	{
	optionsMenu.show(this,m.getX(),m.getY());
	}
	public void mouseReleased(MouseEvent m){}
	public void mousePressed(MouseEvent m){}
	public static void main(String[] args)
	{
	MyFrame frame=new MyFrame();
	frame.show();
	}
}
Khi bạn thực thi chương trình trên, một màn hình với các trình đơn File, Edit và Help được hiển thị. Khi bạn click vào mục File, bạn sẽ thấy kết xuất sau đây:
Hình 5.23 Pull-down Menu
Một menu có thể chứa các menu con. Khi bạn click vào trình đơn Help, 3 mục con có tên là Content, Index và Find sẽ xuất hiện. Trong trình đơn Find, có 2 mục con là Search by name và Search from Cache. Mặt khác một pop-up menu sẽ hiện ra nếu bạn nhấn chuột phải trên màn hình:
Hình 5.24 Pop-up menu
Các mục chọn được trình bày trên pop-up menu là Read-Only và Format text. Mục ‘Format text’ có 2 mục con là Insert và Overtype. Những mục chọn con này thuộc kiểu Checkboxmenuitem. Khi bạn click vào mục chọn, nó sẽ được đánh dấu và bạn có thể thấy dấu chọn tương ứng trên mục được chọn đó. Ngôn ngữ Java cung cấp các lớp khác nhau. Những lớp này được sử dụng để tạo thanh Menubar, Menu, MenuItem và Checkboxmenuitem trong chương trình.
Tóm tắt
GUI giúp chúng ta tạo giao diện hình ảnh cho một ứng dụng. Mặt khác nó cũng giúp ta phát triển các ứng dụng người dùng nhiều hiệu quả hơn.
Thành phần GUI là một đối tượng trực quan. Người dùng có thể sử dụng chuột hay bàn phím để tương tác với đối tượng này.
Các thành phần GUI như các button, label, checkbox và radio button mà được sử dụng trong ứng dụng hay applet thì có thể được thấy trên màn hình. Bất cứ thao tác nào mà liên quan tới tất cả các thành phần GUI đều được tìm thấy trong lớp Component. Ta cần sử dụng các lớp tồn tại trong gói java.awt để tạo các thành phần GUI này.
Hệ thống GUI xử lý tất cả các tương tác của người dùng với sự hỗ trợ của mô hình event-driven. Một sự kiện được kích hoạt khi người sử dụng tạo một hành động như là di chuyển chuột, nhấn phím, nhả phím v.v….
Các kiểu trình bày khác nhau:
Flowlayout
BorderLayout
CardLayout
GridLayout
GridBagLayout
Phương thức ‘setLayout()’ được sử dụng để tạo một layout.
Flowlayout là Layout Manager mặc định cho các applet và các panel. Các thành phần được xắp xếp từ góc trái trên đến góc phải bên dưới của màn hình.
Borderlayout xắp xếp các thành phần trong ‘North’, ‘South’, ‘East’, ‘West’ và ‘Center’ của một container.
Gridlayout đặt các thành phần trong các dòng và các cột. Tất cả các thành phần đều có cùng kích thước.
Cardlayout đặt các thành phần trên đỉnh của các thành phần khác. Nó tạo một stack của một số thành phần, thường thường là các panel.
Gridlayout bố trí các thành phần một cách chính xác hơn layout manager. Nó tương tự như grid layout. Sự khác nhau duy nhất ở đây là thành phần không cần có cùng kích thước và có thể được đặt trong bất kỳ dòng hay cột nào.
Trong mô hình xử lý sự kiện, ứng dụng cho phép bạn đăng ký các handler được gọi là các listener cho các đối tượng.
Một Event Listener lắng nghe một sự kiện đặc biệt nào đó mà một đối tượng thiết lập. Nó sẽ gọi lần lượt các phương thức xử lý sự kiện. Lớp layout manager cung cấp một phương tiện để điều khiển cách trình bày vật lý của các thành phần GUI.
Có hai kiểu menu – pull-down và pop-up.
!!! Check your progress & Exercise !!!

File đính kèm:

  • docLập trình Java cơ bản - Chương 5_AWT.doc
Tài liệu liên quan