Lập trình căn bản - Chương 10: Kiểu tập tin

Đối với các kiểu dữliệu ta đã biết nhưkiểu số, kiểu mảng,kiểu cấu trúc thì dữ

liệu được tổchức trong bộnhớtrong (RAM) của máy tính nên khikết thúc việc thực

hiện chương trình thì dữliệu cũng bịmất; khi cần chúng ta bắt buộc phải nhập lại từ

bàn phím. Điều đó vừa mất thời gian vừa không giải quyết được các bài toán với số

liệu lớn. Đểgiải quyết vấn đề, người ta đưa ra kiểu tập tin (file) cho phép lưu trữdữ

liệu ởbộnhớngoài (đĩa). Khi kếtthúc chương trình thì dữliệu vẫn còn do đó chúng ta

có thểsửdụng nhiều lần. Một đặc điểmkhác của kiểu tập tin là kích thước lớn với số

lượng các phần tửkhông hạn chế(chỉbịhạn chếbởi dung lượng của bộnhớngoài).

pdf10 trang | Chuyên mục: C/C++ | Chia sẻ: dkS00TYs | Lượt xem: 2468 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt nội dung Lập trình căn bản - Chương 10: Kiểu tập tin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
àm 
printf()), varexpr: danh sách các biểu thức, mỗi biểu thức cách nhau dấu phẩy (,). 
Định dạng Ý nghĩa 
%d Ghi số nguyên 
%[.số chữ số thập phân] f Ghi số thực có theo quy tắc làm 
tròn số. 
%o Ghi số nguyên hệ bát phân 
%x Ghi số nguyên hệ thập lục phân 
%c Ghi một ký tự 
%s Ghi chuỗi ký tự 
%e hoặc %E hoặc %g 
hoặc %G 
Ghi số thực dạng khoa học (nhân 10 mũ x) 
 Ví dụ: Viết chương trình ghi chuỗi ký tự lên tập tin văn bản D:\\Baihat.txt 
#include 
#include 
int main() 
{ 
FILE *f; 
clrscr(); 
 f=fopen("D:\\Baihat.txt","r+"); 
 if (f!=NULL) 
 { 
 fputs("Em oi Ha Noi pho.\n",f); 
 fputs("Ta con em, mui hoang lan; ta con em, mui hoa sua.",f); 
 fclose(f); 
 } 
 getch(); 
 return 0; 
} 
Nội dung tập tin Baihat.txt khi được mở bằng trình soạn thảo văn bản Notepad. 
Trang 108 
Lập trình căn bản 
III.2. Đọc dữ liệu từ tập tin văn bản 
III.2.1 Hàm getc() 
 Hàm này dùng để đọc dữ liệu từ tập tin văn bản đang được mở để làm việc. 
 Cú pháp: int getc(FILE *f) 
 Hàm này trả về mã Ascii của một ký tự nào đó (kể cả EOF) trong tập tin liên 
kết với con trỏ f. 
III.2.2 Hàm fgets() 
 Cú pháp: char *fgets(char *buffer, int n, FILE *f) 
Hàm này được dùng để đọc một chuỗi ký tự từ tập tin văn bản đang được mở ra 
và liên kết với con trỏ f cho đến khi đọc đủ n ký tự hoặc gặp ký tự xuống dòng ‘\n’ (ký 
tự này cũng được đưa vào chuỗi kết quả) hay gặp ký tự kết thúc EOF (ký tự này không 
được đưa vào chuỗi kết quả). 
Trong đó: 
- buffer (vùng đệm): con trỏ có kiểu char chỉ đến cùng nhớ đủ lớn chứa các ký 
tự nhận được. 
- n: giá trị nguyên chỉ độ dài lớn nhất của chuỗi ký tự nhận được. 
- f: con trỏ liên kết với một tập tin nào đó. 
- Ký tự NULL (‘\0’) tự động được thêm vào cuối chuỗi kết quả lưu trong vùng 
đêm. 
- Hàm trả về địa chỉ đầu tiên của vùng đệm khi không gặp lỗi và chưa gặp ký tự 
kết thúc EOF. Ngược lại, hàm trả về giá trị NULL. 
III.2.3 Hàm fscanf() 
 Hàm này dùng để đọc dữ liệu từ tập tin văn bản vào danh sách các biến theo 
định dạng. 
 Cú pháp: fscanf(FILE *f, const char *format, varlist) 
 Trong đó: format: chuỗi định dạng (giống hàm scanf()); varlist: danh sách các 
biến mỗi biến cách nhau dấu phẩy (,). 
Ví dụ: Viết chương trình chép tập tin D:\Baihat.txt ở trên sang tập tin 
D:\Baica.txt. 
#include 
#include 
int main() 
{ 
 FILE *f1,*f2; 
 clrscr(); 
 f1=fopen("D:\\Baihat.txt","rt"); 
 f2=fopen("D:\\Baica.txt","wt"); 
 if (f1!=NULL && f2!=NULL) 
 { 
 int ch=fgetc(f1); 
 while (! feof(f1)) 
 { 
 fputc(ch,f2); 
 ch=fgetc(f1); 
 } 
Trang 109 
Lập trình căn bản 
 fcloseall(); 
 } 
 getch(); 
 return 0; 
} 
IV. TRUY CẬP TẬP TIN NHỊ PHÂN 
IV.1 Ghi dữ liệu lên tập tin nhị phân - Hàm fwrite() 
 Cú pháp: size_t fwrite(const void *ptr, size_t size, size_t n, FILE *f) 
 Trong đó: 
 - ptr: con trỏ chỉ đến vùng nhớ chứa thông tin cần ghi lên tập tin. 
 - n: số phần tử sẽ ghi lên tập tin. 
 - size: kích thước của mỗi phần tử. 
 - f: con trỏ tập tin đã được mở. 
 - Giá trị trả về của hàm này là số phần tử được ghi lên tập tin. Giá trị này bằng n 
trừ khi xuất hiện lỗi. 
IV.2 Đọc dữ liệu từ tập tin nhị phân - Hàm fread() 
 Cú pháp: size_t fread(const void *ptr, size_t size, size_t n, FILE *f) 
Trong đó: 
- ptr: con trỏ chỉ đến vùng nhớ sẽ nhận dữ liệu từ tập tin. 
 - n: số phần tử được đọc từ tập tin. 
 - size: kích thước của mỗi phần tử. 
 - f: con trỏ tập tin đã được mở. 
- Giá trị trả về của hàm này là số phần tử đã đọc được từ tập tin. Giá trị này 
bằng n hay nhỏ hơn n nếu đã chạm đến cuối tập tin hoặc có lỗi xuất hiện.. 
IV.3 Di chuyển con trỏ tập tin - Hàm fseek() 
 Việc ghi hay đọc dữ liệu từ tập tin sẽ làm cho con trỏ tập tin dịch chuyển một số 
byte, đây chính là kích thước của kiểu dữ liệu của mỗi phần tử của tập tin. 
 Khi đóng tập tin rồi mở lại nó, con trỏ luôn ở vị trí ngay đầu tập tin. Nhưng nếu 
ta sử dụng kiểu mở tập tin là “a” để ghi nối dữ liệu, con trỏ tập tin sẽ di chuyển đến vị 
trí cuối cùng của tập tin này. 
 Ta cũng có thể điều khiển việc di chuyển con trỏ tập tin đến vị trí chỉ định bằng 
hàm fseek(). 
 Cú pháp: int fseek(FILE *f, long offset, int whence) 
 Trong đó: 
- f: con trỏ tập tin đang thao tác. 
- offset: số byte cần dịch chuyển con trỏ tập tin kể từ vị trí trước đó. Phần tử 
đầu tiên là vị trí 0. 
- whence: vị trí bắt đầu để tính offset, ta có thể chọn điểm xuất phát là: 
0 SEEK_SET Vị trí đầu tập tin 
Trang 110 
Lập trình căn bản 
1 SEEK_CUR Vị trí hiện tại của con trỏ tập tin 
2 SEEK_END Vị trí cuối tập tin 
- Kết quả trả về của hàm là 0 nếu việc di chuyển thành công. Nếu không 
thành công, 1 giá trị khác 0 (đó là 1 mã lỗi) được trả về. 
IV.4 Ví dụ 
Ví dụ 1: Viết chương trình ghi lên tập tin CacSo.Dat 3 giá trị số (thực, nguyên, 
nguyên dài). Sau đó đọc các số từ tập tin vừa ghi và hiển thị lên màn hình. 
#include 
#include 
int main() 
{ 
 FILE *f; 
 clrscr(); 
 f=fopen("D:\\CacSo.txt","wb"); 
 if (f!=NULL) 
 { 
 double d=3.14; 
 int i=101; 
 long l=54321; 
 fwrite(&d,sizeof(double),1,f); 
 fwrite(&i,sizeof(int),1,f); 
 fwrite(&l,sizeof(long),1,f); 
 /* Doc tu tap tin*/ 
 rewind(f); 
 fread(&d,sizeof(double),1,f); 
 fread(&i,sizeof(int),1,f); 
 fread(&l,sizeof(long),1,f); 
 printf("Cac ket qua la: %f %d %ld",d,i,l); 
 fclose(f); 
 } 
 getch(); 
 return 0; 
} 
 Ví dụ 2: Mỗi sinh viên cần quản lý ít nhất 2 thông tin: mã sinh viên và họ tên. 
Viết chương trình cho phép lựa chọn các chức năng: nhập danh sách sinh viên từ bàn 
phím rồi ghi lên tập tin SinhVien.dat, đọc dữ liệu từ tập tin SinhVien.dat rồi hiển thị 
danh sách lên màn hình, tìm kiếm họ tên của một sinh viên nào đó dựa vào mã sinh 
viên nhập từ bàn phím. 
 Ta nhận thấy rằng mỗi phần tử của tập tin SinhVien.Dat là một cấu trúc có 2 
trường: mã và họ tên. Do đó, ta cần khai báo cấu trúc này và sử dụng các hàm đọc/ghi 
tập tin nhị phân với kích thước mỗi phần tử của tập tin là chính kích thước cấu trúc đó. 
#include 
#include 
#include 
typedef struct 
{ 
 char Ma[10]; 
 char HoTen[40]; 
Trang 111 
Lập trình căn bản 
} SinhVien; 
void WriteFile(char *FileName) 
{ 
 FILE *f; 
 int n,i; 
 SinhVien sv; 
 f=fopen(FileName,"ab"); 
 printf("Nhap bao nhieu sinh vien? ");scanf("%d",&n); 
 fflush(stdin); 
 for(i=1;i<=n;i++) 
 { 
 printf("Sinh vien thu %i\n",i); 
 printf(" - MSSV: ");gets(sv.Ma); 
 printf(" - Ho ten: ");gets(sv.HoTen); 
 fwrite(&sv,sizeof(sv),1,f); 
 fflush(stdin); 
 } 
 fclose(f); 
 printf("Bam phim bat ky de tiep tuc"); 
 getch(); 
} 
void ReadFile(char *FileName) 
{ 
 FILE *f; 
 SinhVien sv; 
 f=fopen(FileName,"rb"); 
 printf(" MSSV | Ho va ten\n"); 
 fread(&sv,sizeof(sv),1,f); 
 while (!feof(f)) 
 { 
 printf(" %s | %s\n",sv.Ma,sv.HoTen); 
 fread(&sv,sizeof(sv),1,f); 
 } 
 fclose(f); 
 printf("Bam phim bat ky de tiep tuc!!!"); 
 getch(); 
} 
void Search(char *FileName) 
{ 
 char MSSV[10]; 
 FILE *f; 
 int Found=0; 
 SinhVien sv; 
 fflush(stdin); 
 printf("Ma so sinh vien can tim: ");gets(MSSV); 
 f=fopen(FileName,"rb"); 
 while (!feof(f) && Found==0) 
 { 
 fread(&sv,sizeof(sv),1,f); 
 if (strcmp(sv.Ma,MSSV)==0) Found=1; 
 } 
 fclose(f); 
 if (Found == 1) 
 printf("Tim thay SV co ma %s. Ho ten la: %s",sv.Ma,sv.HoTen); 
Trang 112 
Lập trình căn bản 
 else 
 printf("Tim khong thay sinh vien co ma %s",MSSV); 
 printf("\nBam phim bat ky de tiep tuc!!!"); 
 getch(); 
} 
int main() 
{ 
 int c; 
 for (;;) 
 { 
 clrscr(); 
 printf("1. Nhap DSSV\n"); 
 printf("2. In DSSV\n"); 
 printf("3. Tim kiem\n"); 
 printf("4. Thoat\n"); 
 printf("Ban chon 1, 2, 3, 4: "); scanf("%d",&c); 
 if(c==1) 
 WriteFile("d:\\SinhVien.Dat"); 
 else if (c==2) 
 ReadFile("d:\\SinhVien.Dat"); 
 else if (c==3) 
 Search("d:\\SinhVien.Dat"); 
 else break; 
 } 
 return 0; 
} 
 Ngoài ra thư viện stdio.h còn định nghĩa một số hàm khác cho phép thao tác 
với tập tin, sinh viên có thể tham khảo trong phần trợ giúp. 
V. BÀI TẬP 
V.1 Mục đích yêu cầu 
 Nắm vững cách sử dụng kiểu dữ liệu tập tin. Phân biệt nó với tất cả các kiểu dữ 
liệu có cấu trúc đã học. Làm quen và biết cách thao tác trên tập tin. Vận dụng các kiến 
thức đã học viết các chương trình trong phần nội dung. 
V.2 Nội dung 
1. Viết chương trình quản lý một tập tin văn bản theo các yêu cầu: 
a- Nhập từ bàn phím nội dung một văn bản sau đó ghi vào đĩa. 
b- Đọc từ đĩa nội dung văn bản vừa nhập và in lên màn hình. 
c- Đọc từ đĩa nội dung văn bản vừa nhập, in nội dung đó lên màn hình và cho 
phép nối thêm thông tin vào cuối tập tin đó. 
2. Viết chương trình cho phép thống kê số lần xuất hiện của các ký tự là chữ 
(‘A’..’Z’,’a’..’z’) trong một tập tin văn bản. 
3. Viết chương trình đếm số từ và số dòng trong một tập tin văn bản. 
4. Viết chương trình nhập từ bàn phím và ghi vào 1 tập tin tên là DMHH.DAT với mỗi 
phần tử của tập tin là 1 cấu trúc bao gồm các trường: Ma (mã hàng: char[5]), Ten (Tên 
Trang 113 
Lập trình căn bản 
hàng: char[20]).Kết thúc việc nhập bằng cách gõ ENTER vào Ma. Ta sẽ dùng tập tin 
này để giải mã hàng hóa cho tập tin DSHH.DAT sẽ đề cập trong bài 5. 
5. Viết chương trình cho phép nhập từ bàn phím và ghi vào 1 tập tin tên DSHH.Dat 
với mỗi phần tử của tập tin là một cấu trúc bao gồm các trường : mh (mã hàng: 
char[5]), sl (số lượng : int), dg ( đơn giá: float), st (Số tiền: float) theo yêu cầu: 
 - Mỗi lần nhập một cấu trúc 
 - Trước tiên nhập mã hàng (mh), đưa mh so sánh với Ma trong tập tin 
DMHH.DAT đã được tạo ra bởi bài tập 1, nếu mh=ma thì in tên hàng ngay bên cạnh 
mã hàng. 
 - Nhập số lượng (sl). 
 - Nhập đơn giá (dg). 
 - Tính số tiền = số lượng * đơn giá. 
 Kết thúc việc nhập bằng cách đánh ENTER vào mã hàng. Sau khi nhập xong 
yêu cầu in toàn bộ danh sách hàng hóa có sự giải mã về tên hàng theo mẫu sau: 
| STT | MA HANG| TEN HANG | SO LG |DON GIA|SO TIEN| 
| 1 | a0101 |Duong cat trang | 25 | 10000.00 |250000.00 | 
| 2 | b0101 |Sua co gai Ha Lan | 10 | 40000.00 |400000.00 | 
Trang 114 

File đính kèm:

  • pdfPhan2Chuong10.pdf