Kỹ thuật lập trình Java căn bản - Chương 4: Các gói và giao diện

Mục tiêu bài học

Kết thúc chương này, các bạn có thể:

 Định nghĩa một giao diện

 Cài đặt một giao diện

 Sử dụng giao diện như là một kiểu dữ liệu

 Định nghĩa gói

 Tạo và sử dụng các gói

 Vai trò của các gói trong việc điều khiển truy cập

 Những thành phần của gói java.lang

 Những thành phần của gói java.util

pdf36 trang | Chuyên mục: Java | Chia sẻ: dkS00TYs | Lượt xem: 2585 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Kỹ thuật lập trình Java căn bản - Chương 4: Các gói và giao diện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ề vị trí 
đầu tiên tìm thấy. 
insertElementAt(Object, int) Chèn đối tượng được chỉ định tại vị trí được chỉ định. 
isEmpty() Trả về True nếu lớp Vector không có phần tử. 
lastElement() Trả về phần tử cuối cùng trong lớp Vector. 
lastIndexOf(Object) Tìm kiếm lóp Vector, và trả về chỉ mục của đối tượng tìm 
thấy cuối cùng. 
lastIndexOf(Object, int) Tìm kiếm lớp Vector bắt đầu tại số chỉ mục được chỉ định, 
và trả về chỉ mục của phần tử cuối cùng tìm thấy. 
removeAllElements() Xoá tất cả các phần tử từ lớp Vector. 
removeElement(Object) Xoá đối tượng được chỉ định từ lớp Vector. 
removeElementAt(int) Xoá đối tượng tại chỉ mục được chỉ định. 
setElementAt(Object, int) Thay thế đối tượng tại chỉ mục được chỉ định với đối 
tượng được chỉ định. 
setSize(int) Thiết lập kích thước của lớp Vector thành kích thước mới 
được chỉ định. 
Size() Trả về số của các phần tử hiện thời trong lớp Vector. 
toString() Trả về một chuỗi chứa nội dung của lớp Vector. 
trimToSize() Định lại kích thước của lớp Vector để di chuyển dung 
lượng thừa trong nó. 
Bảng 4.11 Các phương thức lớp Vector 
Chương trình sau tạo ra một lớp Vector vect. Nó chứa 6 phần tử: “Numbers In Words”, “One”, “Two”, 
“Three”, “Four”, “Five”. Phương thức removeElement()được sử dụng để xoá các phần tử từ vect. 
Chương trình 4.13 
import java.util.*; 
public class VectorImplementation 
{ 
97 Core Java 
 public static void main(String args[]) 
 { 
 Vector vect = new Vector(); 
 vect.addElement(“One”); 
 vect.addElement(“Two”); 
 vect.addElement(“Three”); 
 vect.addElement(“Four”); 
 vect.addElement(“Five”); 
 vect.insertElementAt(“Numbers In Words”,0); 
 vect.insertElementAt(“Four”,4); 
 System.out.println(“Size: “+vect.size()); 
 System.out.println(“Vector “); 
 for(int i = 0; i<vect.size(); i++) 
 { 
 System.out.println(vect.elementAt(i)+” , “); 
 } 
 vect.removeElement(“Five”); 
 System.out.println(“”); 
 System.out.println(“Size: “+vect.size()); 
 System.out.println(“Vector “); 
 for(int i = 0;i<vect.size();i++) 
 { 
 System.out.print(vect.elementAt(i)+ “ , “); 
 } 
 } 
} 
Các Gói & Giao Diện 98 
Quá trình hiển thị kết quả sẽ được mô tả như hình dưới. 
Hình 4.5 Kết quả của chương trình minh hoạ lớp Vector. 
4.6.4 Lớp StringTokenizer 
Một lớp StringTokenizer có thể sử dụng để tách một chuỗi thành các phần tử (token) nhỏ hơn. Ví dụ, mỗi từ 
trong một câu có thể coi như là một token. Tuy nhiên, lớp StringTokenizer đã đi xa hơn việc phân tách các từ 
trong câu. Để tách ra các thành token ta có thể tuỳ biến chỉ ra một tập dấu phân cách các token khi khởi tạo 
đối tượng StringTokenizer. Nếu ta không chỉ ra tập dấu phân cách thì mặc định là dấu trắng (space, tab, ...). 
Ta cũng có thể sử dụng tập các toán tử toán học (+, *, /, và -) trong khi phân tích một biểu thức. 
Bảng sau tóm tắt 3 phương thức xây dựng của lớp StringTokenizer: 
Phương thức xây dựng Ý nghĩa 
StringTokenizer(String) Tạo ra một đối tượng StringTokenizer mới dựa 
trên chuỗi được chỉ định. 
StringTokenizer(String, Strìng) Tạo ra một đối tượng StringTokenizer mới dựa 
trên (String, String) chuỗi được chỉ định và một 
tập các dấu phân cách. 
StringTokenizer(String, String, boolean) Tạo ra một đối tượng StringTokenizer dựa trên 
chuỗi được chỉ định, một tập các dấu phân cách, 
và một cờ hiệu cho biết nếu các dấu phân cách sẽ 
được trả về như các token hay không. 
Bảng 4.12 Các phương thức xây dựng của lớp StringTokenizer. 
Các phương thức xây dựng ở trên được sử dụng trong các ví dụ sau: 
StringTokenizer st1 = new StringTokenizer(“A Stream of words”); 
StringTokenizer st2 = new StringTokenizer(“4*3/2-1+4”, “+-*/”, true); 
StringTokenizer st3 = new StringTokenizer(“aaa,bbbb,ccc”, “,”); 
99 Core Java 
Trong câu lệnh đầu tiên, StringTokenizer của “st1” sẽ được xây dựng bằng cách sử dụng các chuỗi được cung 
cấp và dấu phân cách mặc định. Dấu phân cách mặc định là khoảng trắng, tab, các ký tự xuống dòng. Các dấu 
phân cách này thì chỉ sử dụng khi phân tách văn bản, như với “st1”. 
Câu lệnh thứ hai trong ví dụ trên xây dựng một đối tượng StringTokenizer cho các biểu thức toán học bằng 
cách sử dụng các ký hiệu *, +, /, và -. 
Câu lệnh thứ 3, StringTokenizer của “st3” sử dụng dấu phẩy như một dấu phân cách. 
Lớp StringTokenizer cài đặt giao diện Enumeration. Vì thế, nó bao gồm các phương thức hasMoreElements() 
và nextElement(). Các phương thức có thể sử dụng của lớp StringTokenizer được tóm tắt trong bảng sau: 
Phương thức Mục đích 
countTokens() Trả về số các token còn lại. 
hasMoreElements() Trả về True nếu còn có token đang được đánh 
dấu trong chuỗi. Nó thì giống hệt như 
hasMoreTokens. 
hasMoreTokens() Trả về True nếu còn có token đang được đánh 
dấu trong chuỗi. Nó giống hệt như 
hasMoreElements. 
nextElement() Trả về token kế tiếp trong chuỗi. Nó thì giống 
như nextToken. 
nextToken() Trả về Token kế tiếp trong chuỗi. Nó thì giống 
như nextElement. 
nextToken(String) Thay đổi bộ dấu phân cách bằng chuỗi được 
chỉ định, và sau đó trả về token kế tiếp trong 
chuỗi. 
Bảng 4.13 Các phương thức lớp StringTokenizer. 
Hãy xem xét chương trình đã cho ở bên dưới. Trong ví dụ này, hai đối tượng StringTokenizer đã được tạo ra. 
Đầu tiên, “st1” được sử dụng để phân tách một biểu thức toán học. Thứ hai, “st2” phân tách một dòng của các 
trường được phân cách bởi dấu phẩy. Cả hai tokenizer, phương thức hasMoreTokens() và nextToken() được 
sử dụng đế duyệt qua tập các token, và hiển thị các token. 
Chương trình 4.13 
import java.util.*; 
public class StringTokenizerImplementer 
{ 
 public static void main(String args[]) 
 { 
 // đặt một biểu thức toán học và tạo một tokenizer cho chuỗi đó. 
 String mathExpr = “4*3+2/4”; 
 StringTokenizer st1 = new StringTokenizer(mathExpr,”*+/-“, true); 
Các Gói & Giao Diện 100 
 //trong khi vẫn còn các token, hiển thị System.out.println(“Tokens of mathExpr: “); 
 while(st1.hasMoreTokens()) 
 System.out.println(st1.nextToken()); 
 //tạo một chuỗi của các trường được phân cách bởi dấu phẩy và tạo //một tokenizer cho chuỗi. 
 String commas = “field1,field2,field3,and field4”; 
 StringTokenizer st2 = new StringTokenizer(commas,”,”,false); 
 //trong khi vẫn còn token, hiển thị. 
 System.out.println(“Comma-delimited tokens : “); 
while (st2.hasMoreTokens()) 
System.out.println(st2.nextToken()); 
 } 
} 
Kết quả chạy chương trình được mô tả như hình dưới. 
Hình 4.6 Kết quả chạy chương trình minh hoạ lớp StringTokenizer. 
101 Core Java 
Tóm tắt bài học 
 Khi không có sự thi hành để thừa kế, một giao diện được sử dụng thay cho một lớp trừu tượng. 
 Một gói là một thư mục để tổ chức các giao diện và các lớp của bạn. 
 CLASSPATH là một danh sách của các thư mục mà JVM tìm kiếm các tập tin lớp. 
 Lớp java.lang.Math cung cấp các phương thức để thực hiện các hàm toán học. 
 Các kiểu dữ liệu nguyên thủy có thể được xử lý truy cập thông qua các lớp trình bao bọc (Wrapper) của 
chúng. 
 Các lớp String được sử dụng để tạo và xử lý chuỗi, các chuỗi có thể được gán, có thể được so sánh và 
được nối vào nhau. 
 String Pool đại diện cho tất cả các chuỗi đã được tạo ra trong một chương trình. 
 Lớp StringBuffer cung cấp các phương thức khác nhau để xử lý chuỗi. Các đối tượng của lớp này thì linh 
động hơn. Đó là, các ký tự hoặc các chuỗi có thể được chèn vào giữa đối tượng StringBuffer, hoặc được 
nối vào vị trí cuối cùng của chuỗi. 
 Lớp Runtime đóng gói môi trường thời gian chạy. 
 Lớp System cung cấp các tiện ích như là, xuất, nhập chuẩn, và các luồng lỗi. 
 java.util chứa các lớp sau: 
 Hashtable 
 Random 
 Vector 
 StringTokenizer 
 Lớp Hashtable có thể được sử dụng để tạo một mảng của các khoá và các giá trị. Nó cho phép các phần tử 
được tra cứu bởi khoá hoặc giá trị. 
 Lớp Random là một bộ tạo số giả ngẫu nhiên mà có thể trả về các giá trị kiểu integer, dấu phẩy động 
(floating-point), hoặc phân bố Gaussian. 
 Lớp Vector có thể sử dụng để lưu trữ bất kỳ các đối tượng nào. Nó có thể lưu trữ các đối tượng của nhiều 
lớp khác nhau. 
 Lớp StringTokenizer cung cấp một cơ chế mềm dẻo cho việc phân tách các chuỗi. 
Kiểm tra sự tiến bộ 
1. …………………luôn là lệnh đầu tiên trước các lệnh: import, class trong chương trình Java. 
2. Một giao diện có thể chứa nhiều các phương thức. Đúng/Sai 
Các Gói & Giao Diện 102 
3. Trong khi tạo gói, thì mã nguồn phải nằm trong thư mục có tên như tên gói. 
 Đúng/Sai 
4. ………………..là một danh sách của các thư mục, mà JVM sẽ tìm kiếm các tập tin lớp. 
5. Lớp bao bọc (wrapper) cho các kiểu dữ liệu double và long cung cấp hai hằng số là 
……………….và……………... 
6. …………………phương thức được sử dụng để thay thế một ký tự trong lớp StringBuffer bằng một ký tự 
khác tại vị trí được chỉ định. 
7. ……………………...được sử dụng để ánh xạ các khoá với các giá trị. 
8. Phương thức…………………. của lớp StringTokenizer trả về số token còn lại. 
Bài tập 
1. Tạo một giao diện và sử dụng nó trong một chương trình của Java để hiển thị bình phương và luỹ thừa 
3 của một số. 
2. Tạo một gói và viết một hàm, hàm đó trả về giai thừa của một đối số được truyền vào trong một 
chương trình. 
3. Viết một chương trình bằng cách sử dụng các hàm của lớp Math để hiển thị bình phương của các số 
lớn nhất và nhỏ nhất của một tập các số được nhập vào bởi người sử dụng tại dòng lệnh. 
4. Hãy tạo ra sổ ghi nhớ của chính bạn, nơi mà những con số được nhập vào như sau: 
Joy 34543 
Jack 56765 
Tina 34567 
Bảng 4.14 
Chương trình phải làm như sau: 
 Kiểm tra xem số 3443 có tồn tại trong sổ ghi nhớ của bạn hay không. 
 Kiểm tra xem mẫu tin của Jack có hiện hữu trong sổ ghi nhớ của bạn hay không. 
 Hiển thị số điện thoại của Tina. 
 Xoá số điện thoại của Joy. 
 Hiển thị các mẫu tin còn lại. 
5. Viết một chương trình mà nhập vào một số điện thoại tại dòng lệnh, như một chuỗi có dạng (091) 
022-6758080. Chương trình sẽ hiển thị mã quốc gia (091), mã vùng (022), và số điện thoại (6758080) 
(Sử dụng lớp StringTokenizer). 

File đính kèm:

  • pdfKỹ thuật lập trình Java căn bản - Chương 4_Các gói và giao diện.pdf
Tài liệu liên quan