Kỹ thuật Bel Canto trong đào tạo thanh nhạc Việt Nam

TÓM TẮT

Ra đời cùng với nghệ thuật oprera, kỹ thuật Bel canto được xem là thành tựu,

đỉnh cao kỹ thuật thanh nhạc của nhân loại. Nó là mẫu mực cho ca hát chuyên

nghiệp, nó góp phần nâng cao trình độ thẩm mỹ âm nhạc cho công chúng. Sứ mệnh

ấy thuộc các cơ sở đào tạo thanh nhạc thế giới và ở Việt Nam.

Ngày nay, công tác đào tạo thanh nhạc ở Việt Nam trên cơ sở kết hợp kỹ thuật

bel canto với nghệ thuật hát truyền thống Việt Nam được áp dụng từ thập kỷ 60 của

thế kỷ trước. Đấy là sự phối hợp ứng dụng khoa học giữa kỹ thuật thanh nhạc với

ngữ âm tiếng Việt và trở thành nguyên tắc trong đào tạo thanh nhạc chính thống ở

nhà trường.

pdf8 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Âm Nhạc | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 285 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Kỹ thuật Bel Canto trong đào tạo thanh nhạc Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 cho việc học hát 
như về độ tuổi, cơ thể, khẩu hình, hơi thở và các 
chế độ luyện tập
Trường phái Thanh nhạc Thụy Điển đã 
đưa ra một số cơ sở lý luận về đào tạo Thanh 
nhạc, xác định âm khu của giọng hát.
Tất cả các Trường phái trên tạo nên bức tranh 
đa sắc màu và các triết lý, phương pháp đào tạo 
thanh nhạc cho Thế giới. Tùy theo tập quán văn 
hóa, sở trường của mỗi dân tộc, việc vận dụng 
trường phái thanh nhạc vào đào tạo có khác nhau. 
Vì vậy các Học viện âm nhạc vẫn đông sinh viên 
học thanh nhạc với các kỹ thuật để biểu diễn tốt 
trong các Opera cổ điển và hiện đại. Nhiều cuộc 
thi thanh nhạc thế giới và khu vực với các kỹ 
thuật bel canto và kỹ thuật thanh nhạc hiện đại 
vẫn được tổ chức hàng năm ở nhiều quốc gia thu 
hút hàng ngàn thí sinh tham gia.
6. Ca hát chuyên nghiệp Việt Nam với nghệ 
thuật Bel canto 
Từ sự ảnh hưởng của Âm nhạc Châu Âu, âm 
nhạc Pháp thâm nhập Việt Nam thông qua tôn 
giáo, các đội kèn nhà binh, các lớp dạy nhạc ở 
các trường và các tư gia của người Pháp, Op-
era đã đến với công chúng Việt Nam khá sớm 
khoảng đầu thế kỷ XX. Nếu tính các hoạt động 
ca đoàn ở Nhà thờ Công giáo thì opera còn hiện 
diện sớm hơn, nhưng để đưa vào học đường thì 
opera thực sự trở thành chuyên ngành học từ khi 
Trường âm nhạc Việt Nam ra đời năm 1956 nay 
là Học viện âm nhạc Quốc gia Hà Nội.
Thông qua đội ngũ các ca sĩ, nhà sư phạm 
được đào tạo chuyên nghiệp tại một số nước 
châu Âu, các Nhạc viện, các trường Nghệ thuật 
ở Việt Nam đã hình thành đội ngũ các nhạc sĩ 
sáng tác, ca sỹ có kỹ thuật trở thành nòng cốt 
trong việc đưa kỹ thuật bel canto vào giảng dạy. 
Tất cả các cơ sở trên là những điều kiện thuận lợi 
để opera tham gia vào ca hát chuyên nghiệp Việt 
Nam hình thành và phát triển trong giới hạn, có 
uy tín trong khu vực và quốc tế.
Ngày nay, những Nhạc viện chính quy, những 
Cơ sở đào tạo Thanh nhạc như Học viện âm nhạc 
Quốc gia Hà Nội, Nhạc viện TP.HCM, Học viện 
âm nhạc Huế, Trường đại học Văn hóa Nghệ 
thuật Quân đội, Nhà hát Giao hưởng Hợp xướng 
Nhạc Vũ kịch Việt Nam, Nhà hát Giao hưởng 
Hợp xướng Nhạc Vũ kịch TP.HCM, tổ chức đào 
tạo có kết quả trong việc đưa opera vào giảng 
dạy thanh nhạc. Nhiều nghệ sỹ Việt Nam đạt các 
giải thưởng cao trên thế giới như Trung Kiên, Lê 
Dung, Minh Đức, Xuân Thanh, Rơchămphiang, 
Tạ Minh Tâm, Quang Thọ, Bích Thuỷ đã 
chứng minh cho sự phát triển và trưởng thành của 
nền âm nhạc Việt Nam - Ca hát chuyên nghiệp 
Việt Nam khi sử dụng nghệ thuật Bel canto. 
Có được thành tựu đó, các cơ sở đào tạo ca 
hát chuyên nghiệp đã biết kết hợp một cách hài 
hòa giữa kỹ thuật Bel canto châu Âu với kỹ thuật 
hát tròn vành rõ chữ trong truyền thống hát dân 
ca của dân tộc Việt Nam.
Trong các giáo trình, phương pháp hát dân 
tộc tròn vành rõ chữ được các giảng viên đào 
tạo Thanh nhạc tại các Nhạc viện, các Trường 
Âm nhạc xem là một nguyên tắc bất di bất dịch 
khi đào tạo ca sĩ thanh nhạc theo Trường phái 
Bel canto. Ngay từ năm 1965, trong cuộc Hội 
thảo về âm nhạc do Ban Nghiên cứu âm nhạc 
thuộc Vụ nghệ thuật - Bộ Văn hoá tổ chức, các 
nhà nghiên cứu, các nghệ sĩ, các chuyên gia 
thanh nhạc đã khẳng định “Tiếng hát Việt Nam 
phải tròn vành rõ chữ” là một phương châm Ca 
hát mang tính dân tộc đồng thời lại mang tính 
khoa học. Ngay từ khi Chèo cổ được hình thành 
từ xa xưa và phát triển ở đồng bằng Bắc bộ, kỹ 
năng này đã trở thành bắt buộc đối với tất cả các 
diễn viên.
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
48 SỐ 8 - THÁNG 8/2015
Bất kỳ một ngôn ngữ nào thì khi nói hoặc 
hát, người nói hay người hát cũng cần đem đến 
cho người nghe những thông tin: nói cái gì? hát 
cái gì? Vì vậy mà yếu tố rõ lời trong nói hoặc 
trong hát là một nguyên tắc bắt buộc. Tuy nhiên 
trong xu hướng thế giới mở, nghệ thuật bel canto 
đã dần được xem là kỹ thuật hát chuyên nghiệp 
của nhiều nước trên thế giới. Do đó Trường phái 
Thanh nhạc cổ điển Bel canto của Italia và Châu 
Âu đã và đang tiếp tục ảnh hưởng vào các hoạt 
động đào tạo Thanh nhạc của Việt Nam là xu thế 
tất yếu. 
7. Sự tương đồng một số kỹ thuật hơi thở 
Bel canto với ca hát dân tộc 
Một điều ngẫu nhiên là kỹ thuật hơi thở của 
trường phái Bel canto của châu Âu rất gần với ca 
hát dân tộc - kỹ thuật ca hát cổ truyền, đặc biệt ở 
Tuồng, Chèo... Theo kỹ thuật này, hơi thở trong 
khi hát được đề cập và sử dụng nhiều thuật ngữ 
như: hơi bụng, hơi gan, hơi hòm, hơi lá lách, hơi 
đan điền, hơi hột...hơi ruột, hơi gan, “hát rút ruột 
rút gan, hát thể tận can tràng”.
Về phương pháp hát cộng minh: Âm lượng 
của giọng hát có được bởi sự kết hợp một cách 
khoa học và tự nhiên giữa hoạt động phát âm 
của thanh đới với việc cộng hưởng những luồng 
sóng âm ấy nhờ có các xoang vang trên đầu và 
lồng ngực (lồng ngực, vòm hầu, hàm ếch, hốc 
mũi, hốc má, hốc trán, xoang bướm). Đây cũng 
là nguyên lý và cơ chế “phát thanh” nói chung 
của tất cả các Trường phái ca hát hàn lâm chuyên 
nghiệp trên thế giới từ trước tới nay. 
Kỹ thuật Thanh nhạc Bel canto chính là nghệ 
thuật huy động, phát huy, tận dụng các khả năng 
cộng hưởng tự nhiên nói trên một cách triệt để 
nhất, nhằm mục đích khuyếch đại giọng hát, 
làm cho tiếng hát có âm lượng lớn, có cường độ 
mạnh, có sức vang to...v.v... Tuy nhiên, hát cộng 
minh hay âm thanh có vị trí không có nghĩa đơn 
thuần chỉ là con số cộng một cách máy móc, giáo 
điều các khoảng vang âm học lại với nhau để 
thành một giọng hát đẹp (!). 
Đã từng xảy ra sự ngộ nhận về phương pháp 
hát cộng minh. Hoặc là coi phương pháp hát 
cộng minh Bel canto châu Âu là không dân tộc, 
làm cho tiếng hát “nhồm nhoàm”, “ồn ào” không 
rõ lời. Ngược lại, có thái độ sùng bái cách hát 
cộng minh Bel canto châu Âu một cách nô lệ, 
mù quáng và coi cách hát truyền thống dân tộc là 
thiếu khoa học. 
Các nghệ nhân Việt Nam rất có ý thức trong 
việc sử dụng kỹ thuật này từ dân gian. Ở nghệ 
thuật Tuồng, các xoang vang (Cộng minh) được 
gọi bằng thuật ngữ hơi như hơi hòm, hơi hàm, 
hơi hầu, hơi mũi, hơi óc, hơi mé... Ở nghệ thuật 
Chèo, lại có những tên gọi như: hơi hầu âm, hơi 
mé... Nghĩa là, trong kỹ thuật ca hát cổ truyền, 
cha ông ta đã từng biết kết hợp, sử dụng tất cả 
các xoang vang tự nhiên cần thiết làm cho giọng 
hát được tăng lên, phóng ra xa hơn, vang to hơn. 
Việc biết kết hợp sự cộng hưởng âm thanh đối 
với các xoang vang của ông cha ta như vậy đâu 
phải ngẫu nhiên mà thực chất xuất phát từ sự 
hiểu biết và cảm nhận có cơ sở khoa học về âm 
học hết sức đáng lưu ý.
Như vậy, khi đề cập đến “hát theo phương 
pháp cộng minh” theo kỹ thuật Bel canto cổ điển 
châu Âu, chúng ta càng sáng tỏ thêm sự nhận 
thức về tính khoa học được đúc kết, sàng lọc qua 
kinh nghiệm thực tiễn của cha ông ta trong kỹ 
thuật thanh nhạc cổ truyền dân tộc. Những cụm 
tính từ : “Tròn vành - Rõ chữ ” thực chất là sự 
cụ thể hóa các biện pháp kỹ thuật về hơi thở, về 
cộng hưởng âm thanh hay cộng minh, vị trí cũng 
vậy, những quan điểm đó tạo nên tiêu chí thẩm 
mỹ thẩm âm của người Việt, phù hợp với đặc 
điểm tâm sinh lý, ngôn ngữ Việt Nam từ ngàn 
xưa đến nay. 
Từ khi tiếp cận với kỹ thuật bel canto, nhiều 
nhạc sĩ, nghệ sĩ Việt Nam đã có ý thực vận dụng 
với kỹ thuật hát của dân tộc. Hai nhạc sĩ Việt 
Nam đã kết hợp nguyên lý tròn vành rõ chữ kết 
hợp với kỹ thuật Bel canto châu Âu để sáng tác 
đầu tiên các vở opera nổi tiếng là Đỗ Nhuận với 
Opera Cô Sao sáng tác năm 1964 công diễn lần 
đầu tiên tại Nhà hát lớn Hà Nội nhân dịp hai 
mươi năm nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, 
2/9/1965 và Người tạc tượng năm 1971. Nhạc 
sĩ Nhật Lai cũng đã viết Opera Bên bờ Krongpa 
năm 1968 được giới âm nhạc Việt Nam đánh giá 
cao.
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
49SỐ 8 - THÁNG 8/2015
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Giáo trình giảng dạy Thanh nhạc - Đại học - Trung học, Thư viện Nhạc viện Hà Nội - 1991.
[2] Mai Khanh, Sách học Thanh nhạc, NXB Văn hóa, Hà Nội.
[3] Nguyễn Trung Kiên (2004), Nghệ thuật Opera Viện Âm nhạc, Hà Nội.
[4] Nguyễn Trung Kiên (2001), Phương pháp sư phạm Thanh nhạc, Viện Âm nhạc, Hà Nội.
[5] Nguyễn Trung Kiên (2014), Những vấn đề sư phạm Thanh nhạc, Nxb Âm nhạc.
[6] Nguyễn Trung Kiên (1968), Tìm hiểu và phát triển giọng hát, NXB Vụ Văn hóa quần chúng.
[7] Hồ Mộ La (2005), Lịch sử nghệ thuật Thanh nhạc phương Tây, NXB Từ điển Bách khoa.
[8] Lô Thanh (1996), Giáo trình Đại học Thanh nhạc 5 năm, Đại học Nghệ thuật Huế.
[9] Lô Thanh (1991), Xây dựng và phát triển nghệ thuật Thanh nhạc Việt Nam. 
[10] Lô Thanh (1998), Thanh nhạc Việt Nam trong giai đoạn 1945-1975, Trường Đại học Nghệ 
thuật Huế 
[11] Trương Ngọc Thắng (2001), Công tác đào tạo Thanh nhạc tại Trường đại học Nghệ thuật 
Huế, Luận văn cao học, Nhạc viện Hà Nội.
[12] Trương Ngọc Thắng (2007), Ca hát chuyên nghiệp Việt Nam, quá trình hình thành và phát 
triển, Luận án Tiến sĩ, Nhạc viện Hà Nội. 
Dẫu chỉ mới dừng ở mức độ thể nghiệm, 
nhưng bước đầu việc vận dụng kỹ thuật mang 
tính kinh điển của thế giới và kỹ thuật dân gian 
Việt Nam vẫn được xem là thành công đầy hứa 
hẹn.
Kết luận
Không còn nghi ngờ gì nữa, kỹ thuật Bel 
canto là thành tựu, đỉnh cao kỹ thuật thanh nhạc 
của nhân loại. Nó là giá trị trường tồn, là mẫu 
mực cho ca hát chuyên nghiệp. Công tác đào tạo 
thanh nhạc với các kỹ thuật bel canto kết hợp 
với nghệ thuật hát truyền thống Việt Nam vẫn 
đang phát triển ở Học viện âm nhạc Quốc gia 
Hà Nội, Nhạc viện TP.HCM, Học viện âm nhạc 
Huế, Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân 
đội, các Trường cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật 
ở các tỉnh, thành phố trong cả nước. Kỹ thuật 
thanh nhạc Bel canto vẫn chiếm ưu thế trong 
phần lớn các ca sĩ đang hoạt động trong lĩnh vực 
ca hát chuyên nghiệp Việt Nam. Trong xu hướng 
thị trường âm nhạc hiện nay có nhiều lưa chọn, 
các phong trào có tuổi đời ngắn, dài khác nhau. 
Dù sao thì kỹ thuật bel canto vẫn có chỗ đứng. 
Nó góp phần nâng cao trình độ thẩm mỹ âm nhạc 
cho công chúng. Sứ mệnh ấy thuộc các cơ sở đào 
tạo thanh nhạc.
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
50 SỐ 8 - THÁNG 8/2015

File đính kèm:

  • pdfky_thuat_bel_canto_trong_dao_tao_thanh_nhac_viet_nam.pdf