Kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh thương mại quốc tế diễn biến phức tạp
Tóm tắt: Nền kinh tế Việt Nam nói chung, hệ thống Ngân hàng thương mại (NHTM)
Việt Nam nói riêng đang hội nhập sâu rộng với cộng đồng quốc tế và thị trường tài chính
quốc tế. Các hoạt động thương mại, đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp, xuất khẩu lao động, du
lịch quốc tế, kiều hối, du học. của Việt Nam với thế giới ngày càng phát triển mạnh. Theo
đó, hoạt động kinh doanh ngoại hối của các NHTM tại Việt Nam ngày càng phát triển mạnh,
nhất là các NHTM của Việt Nam có thế mạnh về lĩnh vực này và các ngân hàng nước ngoài
tại Việt Nam. Trong gần 2 năm: 2018 và từ đầu năm 2019 đến nay, thị trường ngoại hối quốc
tế có sự biến động mạnh, đặc biệt là USD và Nhân dân tệ (NDT – CNY), với tác động của
căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc kéo dài, sự mất giá mạnh của NDT, FED 3
lần tăng lãi suất trong năm 2018 và giữ nguyên từ đầu năm 2019 đến nay, giá dầu thô diễn
biến 2 chiều: tăng khá nhưng cũng giảm đáng kể, đàm phán Brexit kéo dài và Quốc hội Anh
chưa thông qua các điều khoản Brexit. Vậy trong bối cảnh năm 2018 và từ đầu năm 2019
đến nay dưới tác động của căng thẳng quan hệ thương mại Mỹ - Trung Quốc thường xuyên
gia tăng, thương mại quốc tế diễn biễn phức tạp, hoạt động kinh doanh ngoại hối của các
NHTM Việt Nam ra sao? Bài viết xin được phân tích về chủ đề này.
ế của BIDV chỉ tăng nhẹ 1,4% lên 2.520 tỷ đồng. Ngân hàng này vẫn nằm trong top 5 ngân hàng có lợi nhuận lớn nhất ngành trong quý 1. Nhìn lại trong năm 2018, dựa trên báo cáo tài chính hết quý 3/2018, kết quả tổng hợp cho thấy, 20 ngân hàng có lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối, đạt hơn 4.200 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2018, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2017, cho thấy đây vẫn là mảng kinh doanh hấp dẫn; đồng thời các NHTM cũng chủ động, linh hoạt, có kinh nghiệm hơn và phòng ngừa rủi ro tốt hơn. Tổng số 20 NHTM được đề cập, đó là Vietcombank, BIDV, Sacombank, ACB, MBB, VPBank, Techcombank, HDBank, ABBank, VietCapitalBank, SeABank, VietBank, Saigonbank, Kienlongbank, Bac A Bank, TPBank, VietABank, LienVietPostBank, VIB, NCB. Tổng hợp con số đầy đủ thì lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối đạt 4.293 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ. Riêng quý 3/2018, 20 ngân hàng này có lãi 1.290 tỷ đồng từ kinh doanh ngoại hối. Đây là quý có sự biến động mạnh nhất của NDT và VND so với USD, tức là có mức độ rủi ro lớn nhất, nhưng các NHTM Việt Nam vẫn duy trì được số lãi ổn định từ hoạt động kinh doanh này. Trong số đó, có 16 trên tổng số 20 NHTM Việt Nam được tổng hợp, phân tích có tăng trưởng dương ở mảng kinh doanh ngoại hối trong 9 tháng đầu năm 2018, cá biệt có một số ngân hàng có tốc độ tăng trưởng rất cao trên 100%. VPBank cùng kỳ năm 2017 bị lỗ tới 43 tỷ đồng thì 9 tháng đầu năm 2018 có lãi tới 251 tỷ đồng; VietCapitalBank hoạt động kinh doanh ngoại hối có lãi 115 tỷ đồng, tăng gần 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái, đây là động lực chính cho tăng trưởng lợi nhuận hợp nhất cùa ngân hàng này trong 3 quý đầu năm 2018. BIDV, một trong những NHTM Việt Nam có thị phần lớn nhất trên thị trường ngoại hối cũng có tăng trưởng lãi kinh doanh ngoại hối tới 55% đạt 797 tỷ đồng. Tham khảo số liệu so sánh kết quả kinh doanh ngoại hối trong 2 năm qua 2017-2018 của 10 NHTM Việt Nam được lựa chọn ở hình vẽ dưới đây: Hình 3 Nguồn: [9]. Đơn vị: tỷ đồng 58 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion Bên cạnh một số NHTM có kết quả kinh doanh ngoại hối tăng trưởng cao, thì một số NHTM khác, như: Vietcombank, Sacombank, BacABank và LienVietPostBank lại giảm so với cùng kỳ, riêng LienVietPostBank còn bị lỗ gần 7 tỷ đồng. Đối với riêng Vietcombank cho dù bị giảm 6% so với cùng kỳ năm 2017, nhưng Vietcombank vẫn có mức lãi từ kinh doanh ngoại hối đạt hơn 1.600 tỷ đồng, dẫn đầu các NHTM Việt Nam và có khoảng cách rất xa so với các NHTM khác. Trong nhiều năm gần đây, Vietcombank vẫn luôn giữ được thế mạnh truyền thống, có thị phần lớn nhất trong hoạt động kinh doanh ngoại hối. Tham khảo số liệu về lĩnh vực kinh doanh này 2 năm trước đó: 2016 – 2017 của Vietcombank cũng thấy rõ điều đó. Tính đến hết năm 2017, Vietcombank đạt doanh số kinh doanh ngoại tệ tăng 27,22% so với cùng kỳ và đạt 120,3% mục tiêu đề ra trong kế hoạch kinh doanh của năm 2017; Chuyển tiền kiều hối tăng 14,9% so với cùng kỳ 2016. Hình 4: Diễn biến doanh số kinh doanh ngoại tệ và chuyển tiền kiều hối của Vietcombank các năm 2016 - 2017 Nguồn: [7] Cũng trong khoảng thời gian nói trên, Vietcombank liên tục duy trì vị trí hàng đầu về mua bán ngoại tệ trên thị trường. Nhóm NHTM Việt Nam có thị phần lớn tiếp theo đó là BIDV, VietinBank, Sacombank, Techcombank, ACB, MBB, Eximbank và VPBank cũng đang tham gia cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường ngoại hối. Tại VPBank, kinh doanh ngoại hối vốn không phải là thế mạnh nhiều năm trước khi thường xuyên bị lỗ nặng: năm 2017 bị lỗ 159 tỷ đồng, năm 2016 lỗ 319 tỷ đồng, năm 2015 lỗ 290 tỷ đồng. Nhưng năm 2018 VPBank đang có bước thay đổi mạnh mẽ khi không chỉ thoát lỗ mà còn có lãi tới 251 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm ở mảng kinh doanh này. Kinh doanh ngoại hối thậm chí còn trở thành một trong những yếu tố cứu cánh cho tăng trưởng lợi nhuận của VPBank khi thu nhập từ tín dụng tăng chậm lại, hoạt động dịch vụ và mua bán chứng khoán sụt giảm. Ngoài các NHTM nói trên, thì trong 9 tháng đầu năm 2018 một số NHTM khác của Việt Nam cũng đạt số lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối ở mức khá, như: Sacombank đạt lãi 313 tỷ đồng, ACB đạt 308 tỷ đồng, MB đạt 302 tỷ đồng, Techcombank 247 tỷ đồng. Những NHTM này thậm chí còn phải cạnh tranh gay gắt với những ngân hàng nước ngoài có ưu thế về nguồn ngoại tệ dồi dào, 59Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion kinh nghiệm trên thị trường tài chính quốc tế, khách hàng là các nhà xuất khẩu lớn. Ví dụ, đến nay chưa thấy công bố kết quả kinh doanh 9 tháng, tuy nhiên 6 tháng đầu năm 2018 tại HSBC Việt Nam, đã có lãi từ kinh doanh ngoại hối đạt tới 347 tỷ đồng, chỉ đứng sau Vietcombank, BIDV và tương đương với VietinBank. Trên thực tế, hoạt động kinh doanh ngoại hối là một mảng nhiều rủi ro, lên xuống khá thất thường, ngay cả ở những Ngân hàng lớn, giàu kinh nghiệm. Tuy nhiên, các NHTM Việt Nam cũng sẽ không bỏ qua mảng kinh doanh có nhiều triển vọng, nhiều tiềm năng bởi nhu cầu chi tiêu ngoại tệ cho các hoạt động du lịch, du học, định cư,...ở nước ngoài ngày càng lớn. Lượng kiều hối về Việt Nam cũng tăng nhanh theo từng năm. Đồng thời, các NHTM Việt Nam còn phải cạnh tranh với mua bán ngoại tệ trên thị trường “chợ đen”, chủ yếu là các cửa hàng vàng. Mặc dù các NHTM Việt Nam trong nhiều năm qua đưa ra không ít chương trình khuyến mại tặng quà, tặng tiền cho khách hàng thực hiện giao dịch ngoại tệ với ngân hàng,...hay bổ sung nhiều tiện ích, như cho phép đổi ngoại tệ tại cây ATM, thì thói quen mua bán ngoại tệ trên thị trường tự do của người dân vẫn khó thay đổi. Đặc biệt là với những giao dịch Nhân dân tệ của tư nhân, của cá nhân ở khu vực biên giới phía Bắc. Hành lang pháp lý tạo cơ hội cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam mở rộng kinh doanh mua bán Nhân dân tệ trong bổi cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc Trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung gia tăng, nhiều dự báo sẽ chỉ ra rằng, các cơ hội gia tăng quan hệ thương mại, đầu tư, du lịch quốc tế của Việt Nam và Trung Quốc sẽ lớn hơn, giao dịch bằng NDT sẽ lớn hơn, tập trung là khu vực biên giới. Đây là một mảng thị trường kinh doanh ngoại hối mà nhiều NHTM đang mở rộng cơ hội. Trong các báo cáo tài chính của các NHTM CP Việt Nam được đề cập nói trên, phần kinh doanh ngoại hối chỉ đề cập chung, tổng thể, không có thuyết minh chi tiết giao dịch mua bán NDT. Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động này có phát sinh tại một số NHTM Việt Nam và đạt kết quả kinh doanh khá. Về cơ sở pháp lý, NHNN Việt Nam đã kịp thời ban hành Thông tư số: 19/2018/ TT-NHNN, hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc, có hiệu lực thi hành từ 12/10/2018. Đây là điều kiện cho các NHTM Việt Nam đẩy mạnh cạnh tranh về giao dịch mua bán NDT ở khu vực biên giới, nhất là trong bối cảnh quan hệ thương mại Mỹ - Trung Quốc chưa giảm bớt căng thẳng. Theo quy định pháp lý nói trên, các đối tượng được sử dụng Nhân dân tệ trong thanh toán gồm thương nhân, cư dân biên giới Việt Nam, Trung Quốc có hoạt động thương mại biên giới giữa 2 nước; các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép kinh doanh ngoại hối. Cùng với đồng Nhân dân tệ, VND và ngoại tệ tự do chuyển đổi cũng được dùng trong các giao dịch thanh toán ở biên giới. Phương thức thanh toán bao gồm thanh toán qua ngân hàng, bằng VND hoặc Nhân dân tệ (CNY) tiền mặt. Ngoài ra, thông tư cũng quy định một số hoạt động ngoại hối khác, như: ủy thác thanh toán bằng đồng CNY, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu CNY tiền mặt và VND tiền mặt. 3. Kết luận và khuyến nghị Dự báo, dù diễn biến quan hệ thương mại Mỹ - Trung Quốc tới đây như thế nào đi 60 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion chăng nữa, thì quan hệ thương mại, đầu tư, du lịch, dịch vụ hành không,... giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ tiếp tục gia tăng lớn, các giao dịch về thanh toán, chuyển tiền, chuyển đổi tiền tệ của doanh nhân, cá nhân người Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục ở quy mô lớn hơn và NDT sẽ có những biến động khó lường. Bên cạnh đó, với việc CPTPP chính thức có hiệu lực từ 30/12/2018, các hiệp định thương mại khác giữa Việt Nam và các khối, các nước khác được thực thi, quan hệ thương mại, đầu tư, dịch vụ, du lịch, lao động, chuyên gia, thanh toán, chuyển tiền, giao dịch vốn,... của Việt Nam với cộng đồng quốc tế sẽ tiếp tục phát triển lên các mức độ mới. Thị trường tài chính quốc tế tiếp tục diễn biến với những tác động kinh tế, chính trị, thiên tai,....bất thường. Đó là những cơ hội và thách thức lớn đối với các NHTM Việt Nam. Tuy nhiên với kinh nghiệm rút ra trong thời gian qua, đặc biệt là trong năm 2018 và 6 tháng đầu năm 2019, chắc chắn hoạt động kinh doanh ngoại hối của các NHTM Việt Nam sẽ có kết quả bền vững hơn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước. Vấn đề đặt ra cho các NHTM Việt Nam, đó là tiếp tục tăng cường đào tạo cán bộ, thực hiện tốt các nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro theo thông lệ kinh doanh ngoại hối quốc tế, chủ động và linh hoạt mua bán ngoại tệ trên thị trường, chú trọng đến các nghiệp vụ phái sinh. Tài liệu tham khảo: 1. https://www.imf.org/en/Data 2. https://www.bankofamerica.com/ 3. ECB (2017), “ECB completes foreign reserves investment in Chinese renminbi equivalent to €500 million”, Press Release, June 2017; 4. https://www.thomsonreuters.com/en.html 5. Bloomberg 6. www.babypips.com 7. Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2017 của Vietcombank 8. https://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/quoc- te/tham-vong-quoc-te-hoa-dong-nhan-dan-te- cua-trung-quoc-3130004.html 9. -doanh-ngoai-hoi-trong-3-quy-dau-nam-20181 0271148322.chn Địa chỉ tác giả: Khoa tài chính ngân hàng _ Trường Đại học Mở Hà Nội Email: hailv@hou.edu.vn
File đính kèm:
- kinh_doanh_ngoai_hoi_cua_cac_ngan_hang_thuong_mai_viet_nam_t.pdf