Kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực quản lý và xử lý nước thải khu công nghiệp: Tiếp cận từ quan điểm kinh tế
Mục đích của b hệ thống quản lý và xử lý nước thải khu công nghiệp (KCN), từ đó chỉ ra cách thức áp dụng loại hình kiểm toán hoạt động trong các cuộc kiểm toán nước thải KCN t Nam. Kết quả nghiên cứu chỉ ra: việc đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong ài báo nhằm làm rõ cơ sở lý luận về kiểm toán hoạt động và phân tích ại Việt công tác quản lý là tương đối khó khăn do khó xác định các yếu tố đầu vào của hoạt động quản lý nước thải KCN. Mặt khác, KTV nên sử dụng yếu tố như chất lượng nước mặt, nước ngầm, khối lượng nước thải được thu gom và chất lượng nước thải sau khi xử lý như là chỉ số để đánh giá tính hiệu lực của hoạt động thu gom và xử lý nước thải. Bên cạnh đó, KTV nên xem xét khả năng thu gom tối đa nước thải của hệ thống thu gom nước thải KCN và công suất xử lý nước thải tối đa của các nhà máy xử lý nước thải như là chỉ số so sánh để đánh giá tính hiệu quả của hoạt động thu gom và xử lý nước thải
hu gom được chuyển về nhà máy xử lý nước thải tập trung để xử lý trước khi xả vào nguồn tiếp nhận dưới sự giám sát của hệ thống quan trắc tự động và quan trắc định kỳ. Như vậy, mục tiêu của hoạt động thu gom và xử lý nước thải là thu gom và xử lý hết nước thải và đảm bảo chất lượng nước thải sau khi thải ra môi trường đạt tiêu chuẩn như đã cam kết trong ĐTM, kế hoạch BVMT hoặc đề án BVMT của KCN. Chất lượng nước thải sau khi xử lý phải đảm bảo giảm thiểu mức tối đa các tác động vào môi trường, con người và hệ sinh thái. Do đó, khi tiến hành kiểm toán cần thiết phải xem xét; (i) hệ thống thu gom và quá trình vận hành của hệ thống xử lý nước thải; (ii) chất lượng nước thải sau khi đã xử lý và những tác động đến môi trường, con người và hệ sinh thái. Mặt khác, để hệ thống thu gom và xử lý nước thải đi vào hoạt động thì cần phải có các yếu tố đầu vào như đội ngũ nhân lực để vận hành, điện, các hóa chất cần thiết, các thiết bị giám sát theo dõi để điều chỉnh hóa chất đầu vào đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra. Do đó, khi tiến hành, KTV nên xem xét các yếu tố đầu vào để đánh giá tính kinh tế, tính hiệu quả của các hoạt động thu gom và xử lý nước thải KCN. NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN32 Số 117 - tháng 7/2017 lượng cấp giấy phép hoàn thành công trình; (iii) Quy trình và chất lượng cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước; (iv) Các kết luận và thực hiện các kiến nghị của công tác thanh kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng. Chúng có thể được xác định như là kết quả đầu ra của quá trình quản lý và sử dụng để đánh giá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả của quá trình quản lý. Tuy nhiên, để đánh giá được tính kinh tế, tính hiệu lực, tính hiệu quả đối với công tác quản lý cần phải xác định được các yếu tố đầu vào của hệ thống quản lý như: nguồn nhân lực, hệ thống các quy phạm pháp luật liên quan đến các hoạt động xả thải của KCN, các văn bản, quy trình cấp phép, phê duyệt, các phương tiện kỹ thuật cần thiết phục vụ cho công tác thanh kiểm tra, giám sát, thời gian triển khai các hoạt động quản lý, trong khi các yếu tố đầu vào này tương đối khó xác định. 4.2. Đối với hoạt động thu gom và xử lý nước thải KCN Mục tiêu cơ bản của hoạt động thu gom và xử lý nước thải KCN là số lượng nước thải phát sinh từ các hoạt động công nghiệp được thu gom và chất lượng nước thải sau khi xử lý thải ra môi trường. Trong đó, chất lượng nước thải sau khi xử lý xả thải vào nguồn tiếp nhận có thể tác động vào môi trường sống, gây ô nhiễm nước mặt và nước ngầm. Do đó, khi tiến hành kiểm toán, ngoài việc xem xét mức độ tuân thủ các cam kết và các quy phạm pháp luật BVMT, KTV cũng cần xem xét đến những tác động môi trường của nước thải sau xử lý đối với nguồn nước mặt, nước ngầm và hệ sinh thái. Đánh giá tính hiệu lực: Đánh giá tính hiệu lực là việc so sánh giữa kết quả đầu ra thực tế và kết quả đầu ra kỳ vọng đối với quá trình hoạt động của một tổ chức, một chương trình hay một dự án. Trong hoạt động thu gom và xử lý nước thải KCN, mục tiêu cơ bản là giảm thiểu tối đa những tác động mà nước thải công nghiệp gây ra đối với môi trường và hệ sinh thái bao gồm: những tác động đến nguồn nước mặt, nước ngầm, hệ sinh thái, sức khỏe con người... Trên thực tế, hầu hết những cam kết BVMT của các KCN không lượng hóa mức độ tác động ngay từ khâu xây dựng và lập ĐTM, kế hoạch BVMT hay đề án BVMT chi tiết. Mặc dù khó khăn khi đánh giá tính hiệu lực thông qua tác động môi trường của hoạt động thu gom và xử lý nước thải KCN, KTV vẫn có thể đánh giá tính hiệu lực thông qua số lượng nước thải được thu gom và chất lượng nước thải sau khi đã xử lý. Điều này là do số lượng nước thải được thu gom và chất lượng nước thải đầu ra được xác định ngay từ khâu xây dựng và lập kế hoạch BVMT và chúng được xác định như mục tiêu ban đầu của hoạt động thu gom và xử lý nước thải. Đánh giá tính hiệu quả: Đánh giá tính hiệu quả là việc so sánh giữa đầu ra thực tế và đầu ra tối đa quá trình hoạt động của một tổ chức, một chương trình hay một dự án với cùng lượng yếu tố đầu vào. Thông thường việc đánh giá tính hiệu quả là xem xét lượng sản phẩm đầu ra của quá trình hoạt động. Đối với hoạt động thu gom và xử lý nước thải, thì lượng đầu ra thông thường là số lượng nước thải được thu gom và xử lý trên các yếu tố đầu vào như lượng hóa chất để xử lý nước thải, điện, nhân công, thiết bị máy móc, vv... Do đó, khi đánh giá tính hiệu quả của hoạt động thu gom và xử lý nước thải, KTV nên xem xét giữa công suất thiết kế hoạt động tối đa trên yếu tố đầu vào dự kiến khi lập kế hoạch so với khối lượng nước thải thực tế được xử lý trên yếu tố đầu vào thực tế. Tuy nhiên, KTV cũng cần lưu ý bản thân các yếu tố đầu vào là không đồng nhất. Do đó, KTV nên đồng nhất các yếu tố đầu vào bằng cách xác định các khoản chi phí bỏ ra đối với các yếu tố đầu vào hay nói cách khác, KTV nên xem xét tính hiệu quả của các hoạt động thu gom và xử lý nước thải trong khái niệm hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó, mục tiêu của hoạt động thu gom nước thải và mục tiêu của các hoạt động xử lý là khác nhau, đôi khi được quản lý và vận hành bởi các tổ chức khác nhau. Trong đó, mục tiêu của các hoạt động thu gom nước thải là số lượng nước thải được thu gom hết, không rò rỉ, còn mục tiêu của hoạt động xử lý nước thải là toàn bộ lượng nước thải đã được thu gom sau khi xử lý. Do đó, trong trường hợp hoạt động thu gom và xử lý nước thải được vận hành và quản lý bởi hai tổ chức khác nhau, KTV nên đánh giá tính hiệu quả riêng biệt đối với hai hoạt động này để xác định trách nhiệm của các bên tham gia một cách minh bạch. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 33Số 117 - tháng 7/2017 Đánh giá tính kinh tế: Đánh giá tính kinh tế là việc so sánh giữa chi phí đầu vào tối thiểu và chi phí đầu vào thực tế để vận hành hệ thống thu gom và xử lý nước thải hoạt động. Trong đó, chi phí đầu vào cho hoạt động thu gom và xử lý nước thải bao gồm các khoản chi phí: nhân công, điện, các loại hóa chất đầu vào và khấu hao tài sản cố định, thuế, v.v... Do đó, ngoài việc xác định các khoản mục chi phí đầu vào để vận hành hệ thống thì KTV cũng cần phải xác định các khoản chi phí đầu vào tối thiểu. Trong quá trình xác định chi phí đầu vào tối thiểu, KTV nên xem xét hai khía cạnh là số lượng đầu vào tối thiểu để vận hành hệ thống là bao nhiêu và giá của các khoản mục các yếu tố đầu vào hiện tại đã ở mức thấp nhất chưa. Sau khi xác định được tổng chi phí đầu vào tối thiểu, KTV so sánh với chi phí đầu vào thực tế mà hệ thống đang hoạt động. 5. kết luận và kiến nghị Cho đến nay, kiểm toán môi trường là một trong những công cụ quản lý hữu hiệu trong công tác bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay, nhận thức về KTMT và triển khai, áp dụng các cuộc KTMT theo loại hình kiểm toán hoạt động vẫn gặp nhiều khó khăn. Do đó, nghiên cứu này với mục đích là làm rõ cơ sở lý luận về kiểm toán hoạt động và phân tích hệ thống quản lý và xử lý nước thải KCN ở nước ta, từ đó chỉ ra cách thức áp dụng loại hình kiểm toán hoạt động trong các cuộc kiểm toán nước thải KCN, nhằm góp phần phát triển loại hình kiểm toán hoạt động trong các cuộc kiểm toán nước thải KCN tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong công tác quản lý là tương đối khó khăn, do khó xác định các yếu tố đầu vào một cách riêng biệt đối với một KCN khi tiến hành kiểm toán. Do đó, đối với hoạt động quản lý, KTV nên tập trung vào tính tuân thủ những quy phạm pháp luật về BVMT và xác định trách nhiệm của các tổ chức có liên quan trong quá trình thực thi nhiệm vụ nhà nước về quản lý môi trường. Mặt khác, đối với các hoạt động thu gom và xử lý nước thải, KTV nên xem xét chất lượng nước mặt, nước ngầm, số lượng nước thải được thu gom hết và chất lượng nước thải sau khi xử lý đã được cam kết trong ĐTM, đề án BVMT hay kế hoạch BVMT như là chỉ số cơ bản để đánh giá tính hiệu lực của hoạt động động thu gom và xử lý nước thải. Bên cạnh đó, thì khả năng thu gom nước thải tối đa và công suất xử lý nước thải tối đa có thể được xem xét như là chỉ số so sánh để đánh giá tính hiệu quả của hoạt động thu gom và xử lý nước thải. Các hạng mục như chi phí nhân công, chi phí hóa chất, chi phí điện vận hành hệ thống, chi phí khấu hao, v.v..., có thể được sử dụng như là chỉ số để đánh giá tính kinh tế của hệ thống thu gom và xử lý nước thải. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. GS.TS Đoàn Xuân Tiên, (2016), Hệ thống Chuẩn mực Kiểm toán nhà nước, Nhà Xuất bản Thống kê. 2. GAO, (2011), Government Auditing Standards, United States Government Accountability Office, GAO-12-331G. 3. CCAF, (2008), The Role of Supreme Audit Institutions in International Development, Canadian Comprehensive Audit Foundation, Number 7051912. 4. INTOSAI, (2016), Guidance on Conducting Performance Audit with an Environmental Perspective, INTOSAI, ISSAI 5110. 5. Jan Østergaard, (2016), Bài giảng giới thiệu về quyền hạn, chức năng và nhiệm vụ của Kiểm toán nhà nước Đan Mạch, Chương trình đào tạo kiểm toán môi trường Đan Mạch 25 – 26/10/2016. 6. Thông tư số: 35/2015/TT-BTNMT về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ TNMT. 7. Luật Tài nguyên nước số: 17/2012/QH13, Quốc hội nước CHXHCNVN khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012. 8. Phan Trường Giang, (2016), Phát triển kiểm toán môi trường ở KTNN - hướng đi phù hợp với xu hướng và thông lệ quốc tế, Tạp chí nghiên cứu khoa học kiểm toán, số 103-5/2016. 9. Lê Doãn Hoài và Nguyễn Viết Hãnh, (2016), Kiểm toán môi trường tại Việt Nam: Thời cơ và thách thức, Tạp chí Nghiên cứu Khoa học Kiểm toán, số 103-5/2016.
File đính kèm:
- kiem_toan_hoat_dong_trong_linh_vuc_quan_ly_va_xu_ly_nuoc_tha.pdf