Khóa luận Tìm hiểu chung về công tác vận hành nhà máy thủy điện Dray H’Linh 2 - Nguyễn Trọng

Chương 1: Tổng quan nhà máy thủy điện Dray H’Linh 2.

1.1 Giới thiệu.

1.2 Số liệu thủy văn nhà máy.

1.3 Các thông số chính.

1.3.1 Phần turbine thủy lực.

1.3.2 Phần máy phát thủy lực.

1.4 Các chức danh trong quy trình vận hành.

1.5 Phương án kết nối dây của nhà máy.

Chương 2: Quy trình vận hành nhà máy.

2.1 Quy định chung.

2.2 Tổng quan về nhiệm vụ vận hành.

2.2.1 Mục đích của công tác vận hành.

2.2.2 Công việc tuần tra trong nhà máy thủy điện.

2.2.3 Phương thức vận hành và vai trò của phương thức vận hành.

2.2.4 Hiện tượng xâm thực, tác hại và các biện pháp hạn chế hiện tượng xâm thực.

2.3 Nội dung quy trình.

2.3.1 Khởi động tổ máy và xử lý sự cố trong quá trình khởi động.

2.3.2 Dừng máy và xử lý sự cố trong quá trình dừng máy.

2.3.3 Theo dõi và kiểm tra thiết bị trong vận hành bình thường.

2.3.4 Những quy định trong quá trình xử lý sự cố.

2.3.5 Xử lý sự cố tổ máy có mạch bảo vệ.

2.4 Giới thiệu phần mềm SD200 trong công tác vận hành nhà máy thủy điện. 2.4.1 Giới thiệu.

2.4.2 Quy trình vận hành nhà máy bằng phần mềm SD200.

 

doc66 trang | Chuyên mục: Hệ Thống Điện | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 481 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt nội dung Khóa luận Tìm hiểu chung về công tác vận hành nhà máy thủy điện Dray H’Linh 2 - Nguyễn Trọng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ch tổ máy (21G) tác động.
1. Hiện tượng:
 Máy cắt đầu cực máy phát, máy cắt khối tự động cắt, máy cắt Q1 cắt tự động.
ò Tại trung tâm:
- Sơ đồ điện chính ở bảng điện Trung Tâm và trong máy tính hiển thị: Máy cắt 601 (602), 331 (332) trạng thái cắt.
- Hệ thống tín hiệu âm thanh tại phòng điều khiển Trung tâm phát âm thanh báo động sự cố.
- Rơle bảo vệ xuất hiện tín hiệu bảo vệ khoảng cách máy phát tác động.
- Máy tính ghi nhận sự kiện tại phòng điều khiển trung tâm hiển thị cảnh báo:
- Sự cố phần điện máy phát:
Bảo vệ khoảng cách tổ máy tác động.
+ Tín hiệu đi cắt máy cắt 601 (602).
+ Tín hiệu đi cắt máy cắt 331 (332).
+ Tín hiệu đi cắt máy cắt dập từ.
Bảng đèn tín hiệu trong máy tính cảnh báo:
+ Sự cố phần điện tác động đến mạch bảo vệ. 
+ Bảo vệ quá áp máy phát tác động.
òTại gian máy:
+ Sáng đèn sự cố tổ máy.
+ Máy cắt dập từ báo đèn trạng thái cắt.
2. Nguyên nhân:
- Do ngắn mạch bên trong hoặc ngoài hệ thống mà các bảo vệ ở đó không làm việc.
- Dao động hệ thống kéo dài.
3. Xử lý:
- Theo dõi máy phát chạy không tải.
- Kiểm tra phần điện trên khối tổ máy.
- Báo A3, liên hệ B41 để nắm tình hình ngoài hệ thống.
- Báo sửa chữa kiểm tra lại khối tổ máy.
- Sau khi xử lý ngoài hệ thống, đóng xung kích MBA T1, T2 phát lệnh khởi động để hoà máy vào lưới và phát công suất theo yêu cầu của trung tâm điều độ A3.
Điều 66:
Bảo vệ quá tải thứ tự nghịch máy phát (46G) báo tín hiệu.
Bảo vệ thứ tự nghịch máy phát phát hiện dòng thứ tự nghịch khi tải mất đối xứng, tạo ra từ trường ngược trong máy phát gây nóng cục bộ roto cũng như cuộn giảm chấn. Đồng thời bảo vệ này cũng phát hiện được sự cố không đối xứng với dòng sự cố nhỏ hơn dòng tải cực đại.
1. Hiện tượng:
ò Tại trung tâm:
- Hệ thống tín hiệu âm thanh tại phòng điều khiển Trung tâm phát âm thanh báo động sự cố.
- Rơle bảo vệ xuất hiện tín hiệu cảnh báo bảo vệ quá tải.
- Máy tính ghi nhận sự kiện tại phòng điều khiển trung tâm hiển thị cảnh báo:
+ Quá tải thứ tự nghịch máy phát:
òTại gian máy:
 Tổ máy rung động mạnh, độ đảo trục tăng.
2. Nguyên nhân:
- Do phụ tải mất đối xứng kéo dài
- Do ngắn mạch ngoài không đối xứng.
3. Xử lý:
- Kiểm tra và xác định độ lệch dòng stato máy phát.
 - Do độ đảo trục máy phát.
 - Kiểm tra dòng 3 pha của 2 tuyến đường dây 371, 372 để phát hiện có bị mất cân bằng phụ tải hay không.
 - Kiểm tra nhiệt độ séc măng các ổ.
 - Báo A3, B41 để có biện pháp xử lý.
 - Nếu hiện tượng mất cân bằng kéo dài và độ đảo trục cao hơn mức cho phép hoặc nhiệt độ séc măng các ổ cao gần đến mức cho phép thì phải báo cáo cho A3 để xin phép giảm công suất 2 tổ máy, báo B41 xin cắt đường dây bị mất đối xứng.
Lưu ý: Trước khi cắt máy cắt đường dây 35kV phải hỏi ý kiến điều độ để xin giảm công suất của các tổ máy.
2.4 GIỚI THIỆU PHẦN MỀM SD200 TRONG CÔNG TÁC VẬN HÀNH NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN:
2.4.1 GIỚI THIỆU: 
 Phần mềm SD200 là phần mềm được sử dụng trong công tác vận hành nhà máy thủy điện Dray H’Linh 2 bao gồm chức năng điều khiển quá trình khởi động, xử lý sự cố trong quá trình khởi động, dừng máy, xử lý sự cố trong quá trình dừng và mô phỏng quá trình vận hành của hai tổ máy thông qua thanh “General” đồng thời mọi thông số kỹ thuật trong quá trình vận hành luôn được hiển thị thông qua thanh “Analog pic”. Do đó việc vận hành trong nhà máy sẽ thuận lợi và hiệu quả hơn.
Dưới đây là giao diện và một số hình ảnh trong phần mềm SD200:
2.4.2 QUY TRÌNH VẬN HÀNH NHÀ MÁY BẰNG PHẦN MỀM SD200:
2.4.2.1 Quy trình khởi động tổ máy: 
- Kiểm tra thiết bị trước khi khởi động.
+ Kiểm tra máy phát cần khởi động.
+ Kiểm tra chung toàn nhà máy.
- Khởi động các hệ thống phụ theo trình tự:
+ Mở cửa nhận nước (INTAKE GATE).
+ Mở van nước làm mát (COOLING WATER VALVE).
+ Khởi động bơm làm mát (COOLING WATER PUMP).
+ Mở chốt khóa động cơ Servo ( SERVO LOCKING DEVICE).
+ Đóng máy cắt kích từ (FIELD DISCHARGE).
+ Nhả phanh hãm (AIR BREAK).
+ Đóng máy cắt đầu cực máy phát.
+ Thực hiện phát điện (GENERATNG).
+ Tăng công suất theo yêu cầu của Điều độ.
+ Theo dõi thiết bị và theo dõi số liệu định kỳ.
2.4.2.2 Quy trình dừng tổ máy:
+ Giảm tải đến không tải.
+ Cắt máy cắt đầu cực máy phát.
+ Thực hiện dừng máy (SHUTDOWN).
+ Dừng hệ thống phụ theo trình tự ngược với quá trình khởi động.
+ Kiểm tra thiết bị sau khi dừng máy. 
CHƯƠNG 3: CHẾ ĐỘ GIAO, NHẬN CA VÀ VẬN HÀNH HOÀN THIỆN MỘT CA TRỰC.
1. Nhân viên vận hành cần có mặt trước lúc nhận ca ít nhất 15 phút để tìm hiểu những sự việc xảy ra từ ca gần nhất của mình đến ca hiện tại để nắm được rõ ràng tình trạng vận hành của các thiết bị thuộc quyền điều khiển và kiểm tra .
2. Trước khi nhận ca, nhân viên vận hành phải tìm hiểu:
 - Phương thức vận hành trong ngày.
 - Sơ đồ nối dây của nhà máy điện, lưu ý những thay đổi so với kết dây cơ bản và tình trạng thiết bị.
 - Những ghi chép trong sổ nhật ký vận hành và các sổ giao ca.
 - Nghe người giao ca truyền đạt trực tiếp những điều cụ thể về chế độ vận hành, những lệnh của lãnh đạo cấp trên mà ca vận hành phải thực hiện và những điều đặc biệt chú ý hoặc giải đáp những vấn đề chưa rõ.
 - Kiểm tra hoạt động của hệ thống SCADA và thông tin liên lạc.
 - Kiểm tra trật tự vệ sinh nơi làm việc, thiết bị và dụng cụ dùng trong ca.
 - Ký tên vào sổ nhận ca.
3. Trước khi giao ca nhân viên cần phải:
- Hoàn thành các công việc vụ sự trong ca gồm: ghi sổ giao ca, tính toán thông số, các tài liệu vận hành khác theo quy định của từng đơn vị, vệ sinh công nghiệp.
- Thông báo một cách ngắn gọn, chính xác và đầy đủ cho người nhận ca những thay đổi của nhà máy điện.
 - Thông báo cho người nhận ca những hiện tượng bất thường đã xảy ra trong ca mình và những hiện tượng khách quan đang đe dọa đến chế độ làm việc bình thường của nhà máy điện, của thiết bị
 - Giải thích thắc mắc của người nhận ca về những vấn đề chưa rõ.
- Ký tên vào sổ giao ca sau khi người nhận ca đã ký.
4. Thủ tục giao ca được thực hiện xong khi nhân viên vận hành giao ca và nhận ca đều đã ký tên và sổ giao ca. Kể từ khi ký nhận ca, nhân viên vận hành nhận ca có đầy đủ quyền hạn và trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ của mình trong ca trực.
5. Sau khi nhận ca, trưởng ca vận hành nhà máy điện báo cáo cho kĩ sư điều hành hệ thống điện miền và điều độ viên lưới điện phân phối theo phân cấp quyền điều khiển:
 - Tên của trưởng ca và trưởng kíp.
 - Tình trạng máy đang vận hành.
 - Dự kiến khả năng phát cao nhất, những khó khăn thuận lợi trong việc chấp hành biểu đồ công suất.
 - Sơ đồ nối dây chính của nhà máy điện.
 - Các số liệu thủy văn (mức nước thượng lưu, hạ lưu, lưu lượng nước về hồ, lưu lượng nước dùng để phát điện).
 - Tình hình thông tin liên lạc giữa nhà máy điện với cấp điều độ có quyền điều khiển.
 - Những kiến nghị về vận hành thiết bị của nhà máy.
6. Nhân viên vận hành không được giao ca khi chưa hoàn thành các công việc sự vụ hoặc chưa thông báo đầy đủ tình hình vận hành trong ca cho người nhận ca.
 7. Nhân viên vận hành không được làm việc 2 ca liên tục, trong khi trực ca không được uống rượu, bia, sử dụng chất kích thích khác bị nghiêm cấm.
8. Nhân viên vận hành không được giao ca khi có đủ lý do xác định người nhận ca không đủ tỉnh táo do đã uống rượu, bia, sử dụng các chất kích thích khác bị nghiêm cấm. Trường hợp này nhân viên vận hành phải báo cáo lãnh đạo đơn vị để cử người khác thay thế.
 - Nhân viên vận hành không được bỏ vị trí lúc trực ca hoặc hết giờ trực ca nhưng chưa có người đến nhận ca.
 9. Nhân viên vận hành không giao ca, nhận ca khi đang có sự cố hoặc đang tiến hành những thao tác phức tạp. Nếu được sự đồng ý của nhân viên vận hành trực ban cấp trên hoặc lãnh đạo đơn vị trực tiếp thì có quyền giao nhận ca.
10. Nhân viên vận hành không được làm việc riêng trong giờ trực ca và tuyệt đối không cho người không có nhiệm vụ vào phòng trực ca nếu không được phép của lãnh đạo đơn vị, trưởng phòng hoặc quản đốc phân xưởng trực tiếp.
 11. Trong thời gian trực ca, nhân viên vận hành phải:
 - Thực hiện so và chỉnh giờ thống nhất với các cấp Điều độ.
 - Nêu rõ họ tên và các chức danh trong mọi liên hệ (A3 và B41).
 - Nội dung liên hệ phải ghi chép đầy đủ vào sổ nhật ký vận hành.
 - Khi xảy ra sự cố, hiện tượng bất thường trong ca trực của mình. Nhân viên vận hành phải thực hiện đúng các điều quy định trong quy trình xử lý sự cố và báo cáo những thông tin cần thiết cho Lãnh đạo đơn vị và Điều độ cấp trên biết.
- Đối với sự cố nghiêm trọng thì ngay sau khi xử lý xong sự cố, nhân viên vận hành phải có bản báo nhanh gửi về Điều độ cấp trên trực tiếp.
- Nhân viên vận hành có nhiệm vụ thi hành chính xác, không chậm trễ và không bàn cãi lại lệnh chỉ huy Điều độ, trừ những lệnh mà nhân viên vận hành xét thấy có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của mình hay thiết bị thì được phép chưa thực hiện mà phải trình bày ý kiến của mình cho cấp trên biết để chỉnh sửa kịp thời. 
 MỤC LỤC
NỘI DUNG	TRANG
Chương 1: Tổng quan nhà máy thủy điện Dray H’Linh 2.	3
1.1 Giới thiệu.	3
1.2 Số liệu thủy văn nhà máy.	3
1.3 Các thông số chính.	4
1.3.1 Phần turbine thủy lực.	4
1.3.2 Phần máy phát thủy lực.	7
1.4 Các chức danh trong quy trình vận hành.	10
1.5 Phương án kết nối dây của nhà máy. 	11
Chương 2: Quy trình vận hành nhà máy.	12
2.1 Quy định chung.	12
2.2 Tổng quan về nhiệm vụ vận hành.	12
2.2.1 Mục đích của công tác vận hành.	13
2.2.2 Công việc tuần tra trong nhà máy thủy điện.	15
2.2.3 Phương thức vận hành và vai trò của phương thức vận hành. 16
2.2.4 Hiện tượng xâm thực,tác hại và biện pháp hạn chế hiện tượng xâm thực.17
2.3 Nội dung quy trình.	19
2.3.1 Khởi động tổ máy và xử lý sự cố trong quá trình khởi động.	25
2.3.2 Dừng máy và xử lý sự cố trong quá trình dừng máy.	31
2.3.3 Theo dõi và kiểm tra thiết bị trong vận hành bình thường.	38
2.3.4 Những quy định trong quá trình xử lý sự cố.	40
2.3.5 Xử lý sự cố tổ máy có mạch bảo vệ. 	45
2.4 Giới thiệu phần mềm SD200 trong công tác vận hành NMTĐ.	53
2.4.1 Giới thiệu.	53
2.4.2 Quy trình vận hành nhà máy bằng phần mềm SD200.	57
 Chương 3: Chế độ giao, nhận ca và hoàn thiện một ca trực. 	58

File đính kèm:

  • dockhoa_luan_tim_hieu_chung_ve_cong_tac_van_hanh_nha_may_thuy_d.doc