Kết quả điều trị nhịp nhanh vòng vào lại nút nhĩ thất bằng năng lượng sóng radio qua Catheter - Trương Đình Cẩm
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn nhịp tim (RLNT) là một vấn đề
thường gặp trong thực hành lâm sàng tim
mạch.
Theo Ferguson và cs nhịp nhanh trên thất
gặp ở người trưởng thành là 2,5%, trong đó
nhịp nhanh do vòng vào lại nút nhĩ thất
(AVNRT) chiếm hơn 50%.
Điều trị AVNRT bằng thuốc cắt cơn và dự
phòng tái phát vẫn còn nhiều hạn chế do
không triệt để và ảnh hưởng bởi tác dụng
phụ khi dùng thuốc kéo dài.
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NHỊP NHANH VÒNG VÀO LẠI NÚT NHĨ THẤT BẰNG NĂNG LƯỢNG SÓNG RADIO QUA CATHETER TS.BS TRƯƠNG ĐÌNH CẨM BSCK1.LÊ MINH 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Rối loạn nhịp tim (RLNT) là một vấn đề thường gặp trong thực hành lâm sàng tim mạch. Theo Ferguson và cs nhịp nhanh trên thất gặp ở người trưởng thành là 2,5%, trong đó nhịp nhanh do vòng vào lại nút nhĩ thất (AVNRT) chiếm hơn 50%. Điều trị AVNRT bằng thuốc cắt cơn và dự phòng tái phát vẫn còn nhiều hạn chế do không triệt để và ảnh hưởng bởi tác dụng phụ khi dùng thuốc kéo dài.. ĐẶT VẤN ĐỀ Tại Việt Nam trong hơn 15 năm qua việc sử dụng nguồn năng lượng có tần số radio cắt đốt điều trị AVNRT đã cho kết quả khả quan và ngày càng được khuyến khích áp dụng. Bệnh Viện 175 đã thực hiện phương pháp này từ tháng 7 năm 2007 để điều trị RLNT và đạt được thành công bước đầu trên một số hình thái rối loạn nhịp như: AVRT, AVNRT, VT, VE , AFL ĐẶT VẤN ĐỀ Đề tài này nhằm mục tiêu: Nhận xét đặc điểm điện sinh lý học của nhịp nhanh vòng vào lại nút nhĩ thất Đánh giá kết quả điều trị nhịp nhanh vòng vào lại nút nhĩ thất bằng năng lượng sóng có tần số radio qua catheter điện cực nội mạc buồng tim. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Gồm 40 trường hợp nằm điều trị tại khoa Tim mạch bệnh viện 175, được chẩn đoán AVNRT dựa theo kết quả thăm dò điện sinh lý học tim. Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân có chống chỉ định thăm dò điện sinh lý học tim ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu: Cắt ngang, mô tả. Tiến cứu, theo dõi dọc ngắn hạn. Các bước tiến hành : Chuẩn bị bệnh nhân và dụng cụ: Theo quy trình kỹ thuật của Phân hội ĐSLH và tạo nhịp Việt Nam. Tiến hành kỹ thuật: Thăm dò ĐSLH tim, lập bản đồ điện học nội mạc, xác định hình thái RLNT và vị trí đích. Sử dụng năng lượng sóng có tần số radio qua catheter điện cực triệt đốt RLNT theo chế độ (nhiệt độ, năng lượng và thời gian) cài đặt trước trên máy. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Các tiêu chuẩn dùng trong nghiên cứu AVNRT điển hình (chậm - nhanh ): Điện tâm đồ bề mặt : QRS hẹp, đều, tần số 150-250 ck/phút, sóng P dẫn truyền ngược lẫn vào QRS hoặc giả sóng s ở chuyển đạo DII, DIII, aVF và r’ ở chuyển đạo V1, ST chênh xuống, T đảo chiều. Điện đồ trong buồng tim: Sinh lý nút nhĩ thất kép (bước nhảy AH ). Khởi phát cơn nhịp nhanh phụ thuộc khoảng AH tới hạn. Khử cực nhĩ ngược sớm nhất trong cơn nhịp nhanh tại điện đồ His (đồng tâm): PPI – TCL > 115 ms (PPI: post pacing interval; TCL: tachycardia cycle length) ΔVA = St-A(entrainment) – VA (SVT) > 85ms. ΔHA =HA (entrainment) – HA (SVT) > 0 ms. Loại trừ nhịp nhanh nhĩ và nhịp nhanh vòng vào lại nhĩ thất. Hình 1: đường dẫn truyền kép trong nút A-V ( bước nhảy AH= 110ms) Hình 2 : Sau khoảng AH tới hạn (AH=421ms) xuất hiện cơn AVRNT, chú ý hình ảnh giả sóng s (aVF) và r’ (V1) trong cơn nhịp nhanh. Hình 3: khoảng sau tạo nhịp (PPI) – chiều dài chu kỳ nhịp nhanh (TCL)= 517 – 348 = 169ms. Δ HA = 74 – 35 = 39 ms ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vị trí cắt đốt đường chậm nút nhĩ thất theo giải phẫu dựa trên tư thế X-quang và ECG buồng tim: Mô cơ tim giữa lỗ xoang vành và vòng van 3 lá hoặc vị trí cách miệng lỗ xoang vành 1 cm. Tỉ lệ A/V = 0.7/1 - 0.25/1. Khoảng từ điện đồ nhĩ ghi tại His đến điện đồ nhĩ ghi tại điện cực đốt ≥ 20ms. Điện thế đường chậm theo Jackman hoặc Haissaguerre. Không có điện thế His. Nơi đốt tạo ra nhịp bộ nối với dẫn truyền ngược 1:1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU H4 - Tam giác Kock trên X- quang RAO và LAO. Hình 5: AEGM ( his) – AEGM ( ABL) = 32ms. Hình 6: điện thế đường chậm kiểu Jackman và Haissaguerre. TRANG THIẾT BỊ ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tiêu chuẩn thành công thủ thuật: Khi xác định được vị trí đích và tiến hành cắt đốt bằng năng lượng RF tạo ra nhịp bộ nối với dẫn truyền ngược 1:1 Kiểm tra sau đốt bằng kích thích tim có chương trình có hoặc không có thuốc không gây được cơn nhịp nhanh và không còn bằng chứng sinh lý nút nhĩ thất kép. Xử lý số liệu: Bằng các thuật toán thống kê y học 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu: Giới tính Số lượng (n = 40) % Nam 22 55 Nữ 18 45 Tuổi trung bình (Χ±SD) 55,67 12,30 Bảng 3.1. Tuổi và giới Tuổi trung bình: Từ 25 - 80, cao hơn so với một số tác giả khác: T T Minh, Lee M., Modary F. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.2. Đặc điểm lâm sàng và điện sinh lý tim: Triệu chứng Số bệnh nhân (n = 40) Hồi hộp, mệt 40 100,0 Ngất 1 2.5 Tức ngực 15 37,5 Huyết áp thấp, tụt 8 20,0 Cắt cơn bằng ATP 13 32,0 Bảng 3.2. Triệu chứng cơ năng KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN Bảng 3.3. Đặc điểm điện tâm đồ bề mặt Đặc điểm Số bệnh nhân (n = 40) % Tần số cơn nhịp nhanh > 150 - < 200 ck/ph 36 90,0 Tần số cơn nhịp nhanh > 200 ck/ph 4 10,0 QRS hẹp 40 100,0 Giả sóng s trên DII, DIII, aVF và r’ trên V1 26 65,0 Cơn nhịp nhanh có QRS hẹp: Cao hơn T T Minh, Bendit D, Otomo K KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN Bảng 3.4. Đặc điểm điện sinh lý tim của nhịp nhanh vòng vào lại nút nhĩ thất Đặc điểm SL, % (n= 40 ) Xuất hiện cơn tự nhiên hoặc do thao tác catheter 10 ( 25%) Kích thích tim theo chương trình ± thuốc 30 (75 %) AVNRT điển hình (chậm-nhanh) 38 ( 95%) Rối loạn nhịp phối hợp (rung nhĩ, cuồng nhĩ ) 3 ( 7.5%) Sinh lý nút nhĩ thất kép 7 ( 17,5%) Suy nút xoang (sau đốt AVNRT có cấy MTNVV) 1 ( 2,5%) Hình thái QRS hẹp (điện đồ buồng tim) 40 (100%) AVNRT thể điển hình dạng chậm-nhanh, QRS hẹp, có rối loạn nhịp khác kết hợp (rung- cuồng nhĩ) KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.3. Kết quả điều trị: Chỉ tiêu X ± SD Thời gian thủ thuật (phút) 70,6 15,4 Thời gian chiếu tia (phút ) 20,1 7,4 Số lần đốt trung bình 5,1 1,2 Nhiệt độ đốt trung bình (0C) 48,7 4,3 Bảng 3.5. Các chỉ tiêu kỹ thuật Các thông số kỹ thuật: Tương tự như một số tác giả khác KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN Bảng 3.6. Đặc điểm vị trí đích Đặc điểm Số lượng BN (n = 40) % Vị trí đốt ở giữa lỗ xoang vành và vòng van 3 lá 40 100,0 Điện thế đường chậm theo Jackman 2 5,0 Điện thế đường chậm theo Haissaguerre 5 12,5 Tỉ lệ A/V = 0,25/1 – 0,5/1 33 82,5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN Kích thích nhĩ gây cơn AVNRT với chiều chu kỳ 376 msec KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN Cắt đốt tại vị trí đích xuất hiện nhịp bộ nối sau 4880 msec KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN Bảng 3.7. Kết quả điều trị Kết quả Số lượng BN (n = 40) % Thành công 40 100,0 Biến chứng - BAV 3 có hồi phục 1 2.5 - BAV 3 không hồi phục 1 2.5 Tái phát 0 0 T T Minh (2004), P Q Khánh (2002): TL thành công trong RFA/AVNRT từ 98-100%, biến chứng thấp (< 2,5 %), không ghi nhận trường hợp nào tái phát. 4. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 40 trường hợp AVNRT được điều trị bằng RFA chúng tôi nhận thấy: 100% số bệnh nhân AVNRT dạng điển hình theo kiểu chậm - nhanh, hình thái QRS hẹp, sinh lý nút nhĩ thất kép gặp trong 17,5% số trường hợp, 7,5% có phối hợp rung cuồng nhĩ, 1 trường hợp (2,5%) kèm theo SNX. Tỷ lệ điều trị cắt đốt thành công là 100% tại vị trí đích giữa lỗ xoang vành và vòng 3 lá. Biến chứng gồm 1 trường hợp (2,5%) BAV 3 có hồi phục sau dùng thuốc và đặt máy tạo nhịp tim tạm thời theo dõi,1 trường hợp (2,5%) BAV 3 không hồi phục cần cấy MTNVV và không ghi nhận trường hợp nào tái phát. THANKS FOR YOUR ATTENTION!
File đính kèm:
- ket_qua_dieu_tri_nhip_nhanh_vong_vao_lai_nut_nhi_that_bang_n.pdf