Hướng dẫn thực hành Hệ điều hành nâng cao - Socket

Socket là một giao diện lập trình ứng dụng (API-Application Programming

Interface). Nó được giới thiệu lần đầu tiên trong ấn bản UNIX - BSD 4.2. dưới

dạng các hàm hệthốngtheocú pháp ngôn ngữC (socket(), bind(), connect(),

send(), receive(), read(), write(), close() ,.). Ngày nay, Socket được hỗtrợtrong

hầu hết các hệ điều hành nhưMS Windows (WinSock), Linux và được sửdụng

trong nhiều ngôn ngữlập trình khác nhau: nhưC, C++, Java, Visual Basic, Visual

C++, . . .

pdf11 trang | Chuyên mục: Vi Xử Lý – Vi Điều Khiển | Chia sẻ: dkS00TYs | Lượt xem: 2487 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt nội dung Hướng dẫn thực hành Hệ điều hành nâng cao - Socket, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
Hướng dẫn thực hành Hệ Điều Hành Nâng Cao 
SOCKET 
I. Giới thiệu 
Socket là một giao diện lập trình ứng dụng (API-Application Programming 
Interface). Nó được giới thiệu lần đầu tiên trong ấn bản UNIX - BSD 4.2. dưới 
dạng các hàm hệ thống theo cú pháp ngôn ngữ C (socket(), bind(), connect(), 
send(), receive(), read(), write(), close() ,..). Ngày nay, Socket được hỗ trợ trong 
hầu hết các hệ điều hành như MS Windows (WinSock), Linux và được sử dụng 
trong nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau: như C, C++, Java, Visual Basic, Visual 
C++, . . . 
II. Chức năng 
Socket cho phép thiết lập các kênh giao tiếp mà hai đầu kênh được xác định 
bởi hai cổng (port). Thông qua các cổng này một tiến trình có thể nhận và gởi dữ 
liệu với các tiến trình khác. 
Khoa CNTT – Trường ĐH KHTN -1- 
Hướng dẫn thực hành Hệ Điều Hành Nâng Cao 
III. Phân loại 
Có hai kiểu socket: 
1. Socket kiểu AF_UNIX chỉ cho phép giao tiếp giữa các tiến trình trong cùng 
một máy tính. 
2. Socket kiểu AF_INET cho phép giao tiếp giữa các tiến trình trên những 
máy tính khác nhau trên mạng. 
IV. Thành phần 
¾ Số hiệu cổng (Port Number) của socket 
Để có thể thực hiện các cuộc giao tiếp, một trong hai tiến trình phải công bố 
số hiệu cổng của socket mà mình sử dụng. Mỗi cổng giao tiếp thể hiện một địa chỉ 
xác định trong một hệ thống. Khi tiến trình được gán một số hiệu cổng, nó có thể 
nhận dữ liệu gởi đến cổng này từ các tiến trình khác. Tiến trình còn lại cũng yêu 
cầu tạo ra một socket. 
¾ Địa chỉ IP 
Ngoài số hiệu cổng, hai bên giao tiếp còn phải biết địa chỉ IP của nhau. Địa 
chỉ IP giúp phân biệt máy tính này với máy tính kia trên mạng TCP/IP. Trong khi 
số hiệu cổng dùng để phân biệt các quá trình khác nhau trên cùng một máy tính. 
Khoa CNTT – Trường ĐH KHTN -2- 
Hướng dẫn thực hành Hệ Điều Hành Nâng Cao 
Trong hình trên, địa chỉ của tiến trình B1 được xác định bằng 2 thông tin: 
(Host B, Port B1): 
• Địa chỉ máy tính có thể là địa chỉ IP dạng 203.162.36.149 hay là địa chỉ 
theodạng tên miền như www.cit.ctu.edu.vn 
• Số hiệu cổng gán cho Socket phải duy nhất trên phạm vi máy tính đó, có 
giá trị trong khỏang từ 0 đến 65535 (16 bits). Trong đó, các cổng từ 1 đến 
1023 được gọi là cổng hệ thống được dành riêng cho các quá trình của hệ 
thống. 
Số hiệu cổng Quá trình hệ thống 
7 Dịch Echo 
21 Dịch vụ FTP 
23 Dịch vụ telnet 
25 Dịch vụ mail (SMTP) 
Khoa CNTT – Trường ĐH KHTN -3- 
Hướng dẫn thực hành Hệ Điều Hành Nâng Cao 
81 Dịch vụ Web 
110 Dịch vụ mail (POP) 
V. Các chế độ giao tiếp 
Xét kiến trúc của hệ thống mạng TCP/IP 
Tầng vận chuyển (transport layer) giúp chuyển tiếp các thông điệp giữa các 
chương trình ứng dụng với nhau. Nó có thể hoạt động theo hai chế độ: 
• Giao tiếp có nối kết, nếu sử dụng giao thức TCP 
• Hoặc giao tiếp không nối kết, nếu sử dụng giao thức UDP 
Socket là giao diện giữa chương trình ứng dụng với tầng vận chuyển. Nó 
cho phép ta chọn giao thức sử dụng ở tầng vận chuyển là TCP hay UDP cho 
chương trình ứng dụng của mình. 
Khoa CNTT – Trường ĐH KHTN -4- 
Hướng dẫn thực hành Hệ Điều Hành Nâng Cao 
Bảng sau so sánh sự khác biệt giữa hai chế độ giao tiếp có nối kết và không 
nối kết 
Chế độ có nối kết Chế độ không nối kết 
• Tồn tại kênh giao tiếp ảo giữa hai bên 
giao tiếp 
• Dữ liệu được gởi đi theo chế độ bảo 
đảm: có kiểm tra lỗi. truyền lại gói tin 
lỗi hay mất, bảo đảm thứ tự đến của 
các gói tin . . . 
• Dữ liệu chính xác, Tốc độ truyền 
chậm. 
• Không tồn tại kênh giao tiếp ảo giữa 
hai bên giao tiếp 
• Dữ liệu được gởi đi theo chế độ
không bảo đảm: Không kiểm tra lỗi, 
không phát hiện không truyền lại gói 
tin bị lỗi hay mất, không bảo đảm thứ
tự đến của các gói tin . . . 
• Dữ liệu không chính xác, tốc độ
truyền nhanh. 
• Thích hợp cho các ứng dụng cần tốc 
độ, không cần chính xác cao: truyền 
âm thanh, hình ảnh . . . 
VI. Xây dựng ứng dụng Client-Server với Socket 
Socket là phương tiện hiệu quả để xây dựng các ứng dụng theo kiến trúc 
Client-Server. Các ứng dụng trên mạng Internet như Web, mail, FTP là các ví dụ 
điển hình. 
Phần này trình bày các bước cơ bản trong việc xây dựng các ứng dụng 
Client-Server sử dụng Socket làm phương tiện giao tiếp theo cả hai chế độ: hướng 
Khoa CNTT – Trường ĐH KHTN -5- 
Hướng dẫn thực hành Hệ Điều Hành Nâng Cao 
kết nối và hướng không kết nối. 
™ Mô hình Client-Server sử dụng Socket ở chế độ có kết nối (TCP) 
Giai đọan 1: Server tạo Socket, gán số hiệu cổng và lắng nghe yêu cầu kết 
nối 
• socket(): Server yêu cầu tạo một socket để có thể sử dụng các dịch vụ 
của tầng vận chuyển. 
• bind(): Server yêu cầu gán số hiệu port cho socket. 
• listen(): Server lắng nghe các yêu cầu kết nối từ các client trên cổng đã 
được gán. 
Æ Server sẵn sàng phục vụ Client. 
Giai đọan 2: Client tạo Socket, yêu cầu thiết lập một nối kết với Server 
Khoa CNTT – Trường ĐH KHTN -6- 
Hướng dẫn thực hành Hệ Điều Hành Nâng Cao 
• socket(): Client yêu cầu tạo một socket để có thể sử dụng các dịch vụ 
của tầng vận chuyển, thông thường hệ thống tự động gán một số hiệu 
cổng còn trống cho socket của Client. 
• connect(): Client gởi yêu cầu nối kết đến server có địa chỉ IP và Port xác 
định. 
• accept(): Server chấp nhận nối kết của client, khi đó một kênh giao tiếp 
ảo được hình thành,Client và server có thể trao đổi thông tin với nhau. 
Giai đọan 3: Trao đổi thông tin giữa Client và Server 
• Sau khi chấp nhận yêu cầu nối kết, thông thường server thực hiện lệnh 
Khoa CNTT – Trường ĐH KHTN -7- 
Hướng dẫn thực hành Hệ Điều Hành Nâng Cao 
read() để đợi cho đến khi có thông điệp yêu cầu (Request Message) từ 
client gởi đến. 
• Server phân tích và thực thi yêu cầu. Kết quả sẽ được gởi về client bằng 
lệnh write(). 
• Sau khi gởi yêu cầu bằng lệnh write(), client chờ nhận thông điệp kết 
quả (ReplyMessage) từ server bằng lệnh read(). 
Trong giai đoạn này, việc trao đổi thông tin giữa Client và Server phải tuân 
thủ giao thức của ứng dụng (dạng thức và ý nghĩa của các thông điệp, qui tắc bắt 
tay, đồng bộ hóa, ... ). Thông thường Client sẽ là người gởi yêu cầu đến Server 
trước. 
Nếu chúng ta phát triển ứng dụng theo các Protocol đã định nghĩa sẳn, 
chúng ta phải tham khảo và tuân thủ đúng những qui định của giao thức. Bạn có 
thể tìm đọc mô tả chi tiết của các Protocol đã được chuẩn hóa trong các tài liệu 
RFC (Request For Comments). 
Ngược lại, nếu chúng ta phát triển một ứng dụng Client-Server riêng của 
mình, thì công việc đầu tiên chúng ta phải thực hiện là đi xây dựng Protocol cho 
ứng dụng. 
Giai đoạn 4: Kết thúc phiên làm việc 
Khoa CNTT – Trường ĐH KHTN -8- 
Hướng dẫn thực hành Hệ Điều Hành Nâng Cao 
• Các câu lệnh read(), write() có thể được thưc hiện nhiều lần (ký hiệu 
bằng hình elipse). 
• Kênh ảo sẽ bị xóa khi Server hoặc Client đóng socket bằng lệnh close(). 
Như vậy toàn bộ tiến trình diễn ra như sau: 
Khoa CNTT – Trường ĐH KHTN -9- 
Hướng dẫn thực hành Hệ Điều Hành Nâng Cao 
™ Mô hình Client-Server sử dụng Socket ở chế độ không nối kết (UDP) 
Giai đoạn 1: Server tạo Socket - gán số hiệu cổng 
• socket(): Server yêu cầu tạo một socket để có thể sử dụng các dịch vụ 
của tầng vận chuyển. 
Khoa CNTT – Trường ĐH KHTN -10- 
Hướng dẫn thực hành Hệ Điều Hành Nâng Cao 
• bind(): Server yêu cầu gán số hiệu cổng cho socket.. 
Giai đoạn 2: Client tạo Socket 
Giai đoạn 3: Trao đổi thông tin giữa Client và Server 
Sau khi tạo Socket xong, Client và Server có thể trao đổi thông tin qua lại 
với nhau thông qua hai hàm sendto() và recvfrom(). Đơn vị dữ liệu trao đổi giữa 
Client và Server là các Datagram Package (Gói tin thư tín). Protocol của ứng 
dụng phải định nghĩa khuôn dạng và ý nghĩa của các Datagrame Package. Mỗi 
Datagrame Package có chứa thông tin về địa chỉ người gởi và người nhận (IP, 
Port). 
— Hết — 
Khoa CNTT – Trường ĐH KHTN -11- 

File đính kèm:

  • pdfHướng dẫn thực hành Hệ điều hành nâng cao - Socket.pdf