Hướng dẫn khảo sát hiện trạng của các hệ thống thông tin quản lý - Phần 7

Lưu ý số mục chọn nên < 9. Nếu có quá nhiều mục chọn thì phải tổ chức theo

kiểu phân cấp.

- Thanh công cụ : Các lựa chọn xuất hiện trên màn hình bằng các biểu tượng

đồ hoạ. Người ta thường chia các biểu tượng đó thành các nhóm chức năng,

mỗi nhóm được chứa trong một thanh công cụ. Trên thanh công cụ này biểu

diễn chức năng tổng quát của nhóm các biểu tượng đó.

pdf13 trang | Chuyên mục: Phân Tích Thiết Kế Hệ Thống | Chia sẻ: dkS00TYs | Lượt xem: 2101 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt nội dung Hướng dẫn khảo sát hiện trạng của các hệ thống thông tin quản lý - Phần 7, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 mất cân bằng(thường nghĩ hệ thống có gì trục trặc hay mình đã gây ra lỗi 
gì đó) 
Hình 5.4.Giao diện nhập thông tin khách hàng
82
- Giải quyết lỗi : Đó là các thông tin hệ thống đưa ra khi nó gặp phải một lỗi 
nào đó (lỗi của hệ thống, lỗi của người sử dụng). Các thông báo lỗi nên :
+ Dễ hiểu đối với người sử dụng. Có tính xây dựng để người sử dụng 
có thể tự khắc phục lỗi.
+ Nêu các hậu quả tiêu cực có thể xảy ra (biện pháp khắc phục nếu có)
+ Có kèm theo các tín hiệu nghe thấy được và nên có các dặc trưng về 
màu sắc, biểu tượng.
+ Có tính "phi đánh giá" : không nên có hàm ý trách móc người sử 
dụng
- Trợ giúp người sử dụng : Nói chung mọi người sử dụng hệ thống đều cần 
đến sự trợ giúp khi sử dụng hệ thống mà phần quan trọng nhất là khả năng trợ 
giúp của chính hệ thống. Khả năng này càng cao thì hệ thống càng thân thiện 
với người sử dụng.
Có hai loại trợ giúp :
+ Trợ giúp theo ngữ cảnh : Khả năng trợ giúp các tình huống có liên 
quan đến hành động, trạng thái hiện tại của hệ thống. Đây là loại trợ giúp 
được ưa chuộng.
+ Trợ giúp phụ thêm : Có tính chất bổ xung thêm vào phần trợ giúp 
theo ngữ cảnh. nó thường là các thông tin về cách cài đặt, sử dụng hệ thống, 
các thành phần chức năng chính,...
BÀI TẬP
1. Thiết kế tài liệu xuất của hệ thống quản lý thư viện : 
- Thẻ bạn đọc: Khổ giấy cao 80 x rộng 120
 Mặt trước thẻ và mặt sau thẻ
 83
Phiếu nhắc trả sách : Khổ giấy A5
Thư viện Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Vệt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------oOo------------
Thẻ bạn đọc
Họ và tên......................
Số thẻ........ Ngày sinh ............................. Nam/Nữ.......
Địa chỉ.....................................
Hạn dùng................................
Ngày cấp.....................
T/M giám đốc thư viện kí
Ảnh 
3x4
NỘI QUY
1. Bạn đọc mượn sách phải trả đúng hạn, nếu quá hạn sẽ bị phạt 
tiền bằng 10% giá sách x số ngày quá hạn.
2. Không được cho mượn thẻ.
3. Giữ sách cẩn thận, không làm rách sách.
4. Được phép giữ sách trong thời gian nhiều nhất là 1 tuần kể từ 
ngày mượn.
5. ...........
84
2. Thiết kế tài liệu nhập của hệ thống quản lý thư viện :
- Phiếu yêu cầu mượn : Khổ giấy = 1/2 tờ A5
Thư viện... Cộng hoà xã hội chủ Việt nam
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------oOo------------
PHIẾU NHẮC TRẢ SÁCH
Kính gửi bạn đọc :
Số thẻ :
Địa chỉ :
Chúng tôi xin trân trọng kính báo ông/bà có mượn một số cuốn sách đã 
quá hạn trả cụ thể là:
TT Mã sách Tên sách Hạn trả Đơn giá
Khi đến trả sách ông/bà nhớ mang theo số tiền phạt = 10% đơn giá x số 
ngày quá hạn.
Ngày.... Tháng .......Năm ....
Trưởng phòng ký
85
- Thiết kế mã sách : Mã phân cấp XX - XXXX - XXXX (Lĩnh vực -Nhà xuất 
bản - Mã số).
3. Thiết kế màn hình của hệ thống quản lý thư viện :
Bảng chọn chính gồm: Bạn đọc (Thêm bạn đọc, xoá bạn đọc, sửa thông tin 
bạn đọc, Tìm bạn đọc), Sách (Thêm sách, Xoá sách, Sửa thông tin sách, Tìm 
sách, Thống kê sách), Mượn sách (Nhập mượn, In phiếu nhắc trả sách),Trợ 
giúp
Thư viện...
PHIẾU MƯỢN SÁCH
 Họ và tên
 Số thẻ :
Tên sách Mã sách
Ngày.... Tháng .......Năm ....
Người mượn ký
NHẬP THÔNG TIN 
Họ tên:
Ngày sinh :
Địa chỉ : 
Bằng cấp :
Nhập Bỏ
86
BÀI TẬP:
1. Hãy thiết kế tài liệu xuất và nhập của hệ thống quản lý bến xe (Vé xe, đơn 
đặt hàng, giấy điều động xe, phiếu giao hàng).
2. Thiết kế tài liệu xuất của hệ cung ứng vật tư (Dự trù, đơn hàng, phiếu giao 
hàng, phiếu phát hàng, báo cáo đặt hàng, phát hàng, nhận hàng...)
 87
CHƯƠNG 6 THIẾT KẾ KIỂM SOÁT VÀ CHƯƠNG TRÌNH
1. THIẾT KẾ KIỂM SOÁT
1. 1.Mục đích
Thiết kế kiểm soát có một vai trò rất quan trọng trong sự tồn tại và phát 
triển của hệ thống vì hiện nay có rất nhiều hệ thống máy tính hoạt động trong 
môi trường mở. Do đó, rất có thể hệ thống đang xây dựng là một bộ phận 
trong một cấu hình hay một mạng cung cấp truy nhập rộng cho nhiều người 
khác nhau cả trong và ngoài tổ chức. Một trong những quan tâm chính trong 
thiết kế các hệ thống này là làm sao để cung cấp truy nhập thông tin yêu cầu 
và đồng thời bảo vệ được thông tin khỏi những mục đích phá hoại cũng như 
những sự cố không mong đợi. Chính vì thế, thiết kế kiểm soát nhằm tránh một 
số nguy cơ sau:
 Sai lỗi từ các thông tin thu thập
 Sai lỗi do các sự cố kỹ thuật gây ra
 Sự thâm nhập trái phép của người trong và ngoài hệ thống.
 Rủi ro về môi trường như: cháy, bão lụt,...
Thiết kế kiểm soát là đề xuất các biện pháp nhằm đảm bảo:
 Tính chính xác
 Tính an toàn
 Tính riêng tư
Tính chính xác của hệ thống thể hiện trước hết ở chỗ hệ thống làm việc 
luôn luôn đúng đắn, không đưa ra các kết quả tính toán sai lạc, không dẫn tới 
các quyết định kinh doanh sai lạc (chẳng hạn quyết định giao hàng trong khi 
khách hàng đã có yêu cầu huỷ đơn hàng, và giấy yêu cầu này lại đang tồn 
đọng đâu đó trong hệ thống). Bên cạnh đó, tính chính xác cũng còn được thể 
hiện ở chỗ dữ liệu trong hệ thống là xác thực, việc kiểm tra các thông tin thu 
thập và các thông tin xuất từ hệ thống là nhằm đảm bảo tính xác thực của dữ 
liệu sử dụng.
Tính an toàn của hệ thống thể hiện ở chỗ hệ thống không bị xâm hại (hay 
 88
bị xâm hại không nhiều) khi có sự cố kỹ thuật, hoặc những xâm hại vô tình 
hay cố ý từ phía con người.
Tính riêng tư của hệ thống thể hiện ở chỗ hệ thống bảo đảm được các 
quyền truy nhập riêng tư đối với mỗi đối tượng sử dụng khác nhau.
1.2. Kiểm soát các thông tin thu thập và các thông tin xuất
Để đảm bảo tính xác thực của các thông tin thu thập để đưa vào máy 
tính cũng như các thông tin xuất từ máy tính, nhất thiết phải thiết lập các biện 
pháp kiểm tra đối với các thông tin đó.
 Sự sai lệch thông tin có thể ở: nơi thu thập thông tin đầu vào, trung 
tâm máy tính hoặc nơi phân phối đầu ra.
 Mục đích của việc kiểm tra là phát hiện lỗi và sửa lỗi.
 Hình thức kiểm tra có thể lựa chọn giữa nhiều phương án: 
 Kiểm tra thủ công hoặc kiểm tra tự động (máy kiểm tra).
 Kiểm tra đầy đủ hoặc không đầy đủ (chỉ tập trung vào một số 
thông tin quan trọng để kiểm tra).
 Kiểm tra trực tiếp hay gián tiếp. 
Kiểm tra trực tiếp là sự kiểm tra không cần dùng thông tin phụ. Ví 
dụ: kiểm tra khuôn dạng của thông tin hay kiểm tra giá trị của thông 
tin nằm trong một khoảng cho phép.
Kiểm tra gián tiếp là sự kiểm tra qua so sánh với các thông tin khác. Ví 
dụ: thông tin tuổi thu thập được có thể kiểm tra lại khi biết năm sinh (Tuổi đã 
khai = Năm hiện tại - Năm sinh, ...).
1.3. Kiểm soát các sự cố làm gián đoạn chương trình
Các sự cố làm gián đoạn chương trình có thể do:
 Hỏng phần cứng
 Giá mang tệp có sự cố
 Môi trường
 Hệ điều hành
 89
 Nhầm lẫn thao tác
 Lập trình sai
Khi một trong các sự cố đó xảy ra thì gây ra hậu quả là mất thì giờ (vì 
phải chạy lại chương trình) nhưng quan trọng hơn là có thể làm mất hoặc sai 
lạc thông tin, ví dụ như thông tin trên tệp bị sai lạc vì đang cập nhật dở dang.
Để khắc phục hậu quả của các sự cố trên chúng ta có thể lựa chọn một số 
biện pháp sau:
 Khoá từng phần cơ sở dữ liệu: CSDL được phân hoạch thành 
các đơn vị để cập nhật. Các đơn vị có thể là trường, bản ghi, tệp 
hoặc một số phần rộng hơn của CSDL. Khi một bản sao của một 
đơn vị được cập nhật thì bản gốc phải khoá lại và ngăn mọi truy 
nhập đến nó. Khi cập nhật kết thúc, phiên bản mới của đơn vị thay 
thế phiên bản cũ và sự cập nhật được hoàn thành. Nếu trong quá 
trình cập nhật, hệ thống có sự cố thì bản gốc vần còn nguyên vẹn.
 Tạo các tệp sao lục: các tệp sao lục bao gồm các tệp nhật ký và 
các tệp lưu. Tệp nhật ký là một tệp tuần tự chứa các bản sao (hoặc 
hình ảnh) của các đơn vị CSDL trước và sau khi chúng được cập 
nhật. Các tệp lưu gồm các bản sao toàn bộ hoặc một phần của 
CSDL có thể được thực hiện theo chu kỳ. Ví dụ: một bản sao một 
phần bảy CSDL có thể được thực hiện hàng ngày nhưng một bản 
sao toàn bộ CSDL được thực hiện mỗi tuần một lần.
 Tạo thủ tục phục hồi: nhằm đưa CSDL trở về trạng thái đúng 
đắn mà nó có ngay trước khi bị hỏng vì một sự gián đoạn chương 
trình. Việc tạo thủ tục phục hồi phụ thuộc vào nguyên nhân của sự 
gián đoạn chương trình. 
Nguyên tắc của phục hồi:
+ Khi chạy chương trình bình thường thì định kỳ ghi lại một số 
biến mốc quan trọng.
+ Khi gián đoạn thì khởi động lại chương trình với biến mốc gần nhất.
1.4. Kiểm soát các xâm phạm từ phía con người
 90
Người trong và ngoài hệ thống (có thể là đối thủ cạnh tranh của cơ 
quan chủ quản hệ thống) cố ý hay vô tình làm sai lệch hoặc mất mát hay làm 
lộ thông tin mật, riêng tư đều gây ra những thiệt hại có thể là rất lớn. Chính vì 
vậy mà các xâm phạm từ phía con người là rất nguy hại cho cơ quan chủ quan 
hệ thống. Người phân tích thiết kế hệ thống phải thực hiện phân tích hết sức 
chặt chẽ để kiểm soát vấn đề này.
a. Xác định những điểm hở của hệ thống
Điểm hở của hệ thống là điểm mà tại đó thông tin của hệ thống có khả 
năng bị truy cập trái phép, bị sửa chữa, lấy cắp thậm chí phá huỷ thông tin, có 
thể gây thiệt hại lớn cho cơ quan chủ quản hệ thống.
Trong một hệ thống các điểm hở có thể là:
 Luồng dữ liệu đi và đến tác nhân ngoài của hệ thống
 Luồng dữ liệu cắt ngang giữa phần thực hiện bằng máy tính và 
phần thực hiện thủ công.
 Các kho dữ liệu hoặc các tệp.
 Các đường truyền trên mạng (đối với hệ phân tán), ...
b. Xác định mức độ đe doạ từ các điểm hở
Căn cứ vào hậu quả thiệt hại mà cơ quan chủ quản hệ thống phải chịu 
khi có sự thâm nhập trái phép hoặc khi có sự cố xảy ra và khả năng phục hồi 
người thiết kế kiểm soát phải đánh giá được mức độ thiệt hại này và phân 
định mức độ đe doạ từ đó có những biện pháp phù hợp phòng, tránh, khắc 
phục các thiệt hại này. 
Có thể phân chia thành 3 mức độ đe doạ sau:
 Mức thấp: có sự sai lệch về dữ liệu nhưng có thể khắc phục được và ít 
tốn kém.
 Mức trung bình: có sự sai lệch hoặc mất mát dữ liệu, khá ảnh hưởng 
đến cơ quan chủ quản hệ thống song vẫn có thể khắc phục được nhưng 
rất tốn kém.
 Mức cao: khó có thể khắc phục được (có thể mất hết dữ liệu, hoặc sai 
 91

File đính kèm:

  • pdfphan_tich_thiet_ke_he_thong_quan_ly_part_7.pdf
Tài liệu liên quan