HTML và yếu tố thành công trên kết quả tìm kiếm

HTML là ngôn ngữ lập trình cơ bản để thiết kế các trang web. Công cụ

tìm kiếm có thể đọc và hiểu rỏ các mã HTML ở trong website và dựa

vào đó để đánh giá website của bạn. Dưới đây là một số yếu tố HTML

quan trọng nhất và nó có thể giúp bạn đạt được kết quả cao trên kết quả

tìm kiếm nếu áp dụng tốt.

pdf12 trang | Chuyên mục: HTML | Chia sẻ: dkS00TYs | Lượt xem: 1897 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung HTML và yếu tố thành công trên kết quả tìm kiếm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
HTML và yếu tố thành 
công trên kết quả tìm 
 kiếm 
HTML là ngôn ngữ lập trình cơ bản để thiết kế các trang web. Công cụ 
tìm kiếm có thể đọc và hiểu rỏ các mã HTML ở trong website và dựa 
vào đó để đánh giá website của bạn. Dưới đây là một số yếu tố HTML 
quan trọng nhất và nó có thể giúp bạn đạt được kết quả cao trên kết quả 
tìm kiếm nếu áp dụng tốt. 
Ht: Thẻ tiêu đề - H là HTML và t là titles - Mức quan trọng +3. 
 Hãy đặt một tiêu đề thật tốt và hấp dẫn, dài khoảng 65 ký 
 tự! 
 Ví dụ: 
 Hãy tưởng tượng rằng bạn đã viết 100 cuốn sách khác nhau, 
 nhưng không có một ngôn từ chính xác nào để mô tả đầy đủ 
 nội dung 100 cuốn sách đó. Vậy làm thế nào để mọi người có 
 thể có cách nhìn tổng quan và hiểu sơ lược được nội dung 
 của 100 cuốn sách bạn đang nói gì? 
 Ví dụ: 
Có thể bạn đã viết rất nhiều bài rồi, và mỗi bài đều được bạn 
mô tả bằng một tiêu đề, có thể nó một, hai hoặc ba ký tự, có 
thể nó ngắn hoặc nó dài, nhưng làm sao thẻ tiêu đề của bạn 
có thể mô tả hết, giúp người đọc có thể hiểu tổng quan nội 
dung bài viết của bạn? 
Tiêu đề HTML luôn luôn quan trọng và nó giúp công cu tìm 
kiếm hiểu được nội dung website bạn nói gì. Tiêu đề xấu, thì 
giống như một cuốn sách có một cái tên xấu, không hợp lý 
hay bìa nó bị nhàu nát, cũ kỹ. Trong thực tế, có một vấn đề 
mà nhiều bạn thắc mắc, đó là tại sao tiêu đề của bạn là khác, 
nhưng khi hiển thị trên kết quả tìm kiếm là khác? Vấn đề ở 
đây là tiêu đề sẽ thay đổi nếu nó phù hợp với tìm kiếm của 
người dùng, và nó sẽ biến hóa liên tục trên kết quả tìm kiếm. 
Thường thì các tiêu đề dài hơn quy định thì Google sẽ rút 
ngắn nó lại. Cho nên, đừng quá thắc mắc gì nhiều về vấn đề 
này! 
Vì vậy, hy vọng bạn suy nghĩ và nghiên cứu sâu hơn về vấn 
đề này. Sau đó hãy tạo ra những tiêu đề sáng tạo, thu hút 
người dùng, nhớ chèn những từ khóa hay, được người dùng 
tìm kiếm nhiều và đừng SPAM từ khóa trên tiêu đề bạn nhé! 
Hd: Các mô tả Meta Tag - H là HTML và d là 
Description - Mức quan trọng +2. 
Hãy làm một mô tả hấp dẫn cho từng trang web bạn nhé, 
sẽ hấp dẫn hơn website bạn! 
Với các thẻ mô tả, một trong những phần tử HTML được hỗ 
trợ lâu đời nhất, nó hỗ trợ và giúp website bạn được người 
dùng hiểu hơn trên kết quả tim kiếm, ký tự trung bình của bó 
được Google cho phép từ 125 ký tự trở xuống. Nếu thẻ tiêu 
đề như tên của cuốn sách thì thẻ mô tả website như lời giới 
thiệu của cuốn sách. 
Một số SEOer có kinh nghiệm và lâu năm làm SEO lập luận 
rằng các thẻ meta mô tả không phải là một "yếu tố xếp hạng" 
và cho rằng nó không thực sự giúp website bạn đạt được kết 
quả cao trên kết quả tìm kiếm. Thay vào đó, nó là một "yếu 
tố giúp bạn hiển thị" tốt hơn trên kết quả tìm kiếm. Giúp 
người tìm kiếm có được lựa chọn tốt nhất, bởi vì họ rằng, họ 
hiểu được website bạn đang nói đến điều gì? 
Về mặt kỹ thuật, lập luận trên là chính xác. Và nó là một 
trong những lý do chúng tôi quyết định gọi đó là "thành 
công" của bạn trên kết quả tìm kiếm, thay vì gọi nó là một 
yếu tố xếp hạng. 
Vì sao chúng tôi nói như vậy? Một mô tả meta có chứa các từ 
khóa tìm kiếm (in đậm) có thể bắt mắt của người dùng và 
kích thích người dùng click vào. Một mô tả meta hấp dẫn 
cũng đủ giúp bạn thu hút quan tâm từ người dùng. Như vậy, 
thẻ mô tả meta giúp bạn thành công, chứ không phải giúp bạn 
đạt thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm. 
Có điều này cần chia sẻ, có thể bạn có thẻ mô tả meta cho 
trang web của bạn, nhưng chúng tôi không dám chắc rằng nó 
sẽ hiển thị đầy đủ các mô tả đó trên công cụ tìm kiếm. Có thể 
công cụ tìm kiếm sẽ thay đổi và tạo ra những mô tả hợp lý 
hơn gửi đến người dùng. Mô tả này xuất hiện như thế nào? 
Nó có như việc title bị thay đổi trên kết quả tìm kiếm? Vâng, 
đúng là như vậy, google cũng sẽ làm như vậy đối với mô tả 
meta của website bạn, nó sẽ gom góp nội dung bên trong 
website bạn, gom góp các từ khóa và thuật toán của nó sẽ cho 
ra các mô tả mới, đừng quá thắc mắc nếu như nó khác hơn 
bình thường nhé. Nhưng có một điều không thể bàn cải rằng, 
những mô tả được google làm mới đó luôn làm website bạn 
hấp dẫn hơn trong mắt người dùng. 
Hh: Thẻ Headers - H là HTML và h là Headers - Mức 
quan trọng +1. 
Hãy phân bố các thẻ H1 - H2 - H3 hợp lý trên website 
bạn! 
Bạn có thấy tiêu đề của bài viết này không? Nó ở trong một 
thẻ HTML nhằm nhấn mạnh nội dung "mức độ quan trọng 1" 
của website, và trong trường hợp này, chúng tôi sử dụng thẻ 
H1 để làm điều đó. 
Xem trong trang web của bạn có những thẻ tiêu đề nhỏ 
không? Hãy sử dụng nhấn mạnh "mức độ quan trọng 2" bằng 
thẻ H2. 
Thẻ tiêu đề là một cách được xem như chính thức để xác định 
các phần quan trọng của một trang web. Công cụ tìm kiếm từ 
lâu đã sử dụng chúng là những đầu mối để xem webiste của 
bạn nói về điều gì. Nếu từ khóa của bạn xuất hiện trong thẻ 
tiêu đề H1, bạn có cơ hội tăng hạng "nhè nhẹ" trong xếp hạng 
của kết quả tìm kiếm. 
Tuy nhiên, một số người đã lạm dụng thẻ H1 này và đẩy toàn 
bộ công sức của họ xuống "vực sâu" của kết quả tìm kiếm. 
Họ sẽ đặt toàn bộ đoạn văn trong thẻ tiêu đề. Điều đó không 
giúp được gì cho website của bạn mà còn hại bạn nữa. Thẻ 
tiêu đề giúp nội dung bạn được nhấn mạnh cho người đọc và 
công cụ tìm kiếm biết, và google không khuyên khích tất cả 
nội dung trong website bạn đều nhấn mạnh, chổ nào cũng 
nhấn mạnh thì chẳng chổ nào nhấn mạnh cả. Giống như câu 
ngạn ngữ:"Mèo lại hoàn mèo" đó, bạn biết không? 
Thẻ tiêu đề rất hữu ích khi chúng phản ánh cấu trúc hợp lý 
của một trang web. Nếu bạn có một tiêu đề chính, sử dụng 
thẻ H1. Đầu đề liên quan cần sử dụng một thẻ H2. Sử dụng 
tiêu đề thực sự có ý nghĩa và có thể củng cố yếu tố xếp hạng 
của website bạn trên kết quả tìm kiếm. Nhớ rằng, đặt 1 đến 2 
từ khóa bên trong các thẻ họ H nhé, sẽ có ích cho website bạn 
rất nhiều! 
Hs: Dữ liệu có cấu trúc - H là HTML và s là Structure - 
Mức quan trọng +1. 
Dữ liệu có cấu trúc giúp website bạn hút hồn hơn trên kết 
quả xếp hạng tìm kiếm! 
Bạn có thể cho công cụ tìm kiếm những gì về nội dung trang 
web của bạn? Dựa trên những ngôn ngữ, từ ngữ, câu cú mà 
bạn thể hiện...? Nhưng bạn có biết rằng, đằng sau, đằng sau 
những từ ngữ, nội dung của bạn thể hiện trên một trang web 
như vậy, chỉ là cách nhìn bề nổi của người đọc không? Công 
cụ tìm kiếm không đọc những thứ đó, vì những ngôn từ, ngôn 
ngữ của bạn được cấu tạo từ cấu trúc HTML, nên công cụ 
tìm kiếm đọc cấu trúc đó, nó khác với cách đọc của con mắt 
chúng ta! Vậy nên, hãy trình bày website của bạn thế nào cho 
công cụ tìm kiếm dễ đọc, đọc nhanh, chính xác và hiệu quả 
bạn nhé! 
Như đã nói ở trên, hãy sử dụng các công cụ đánh dấu dữ liệu 
có cấu trúc, thường được gọi là "Rich Snippet", một cách 
hỗ trợ tìm kiếm, giúp website bạn, kết quả hiển thị của trang 
web bạn trên kết quả tìm kiếm trở nên hấp dẫn hơn. Dữ liệu 
có cấu trúc phổ biến nhất hiện nay là Breadcrums, quyền tác 
giả và đánh giá người dùng dựa trên các sao. Các bạn có thể 
download:"Hướng dẫn cách sử dụng các mẫu Rich Snippet 
của SEO Moz". 
Việc sử dụng các cấu trúc dữ liệu có thể không phải là một 
yếu tố xếp hạng trực tiếp, nó mang yếu tố hấp dẫn người 
dùng hơn, có thể gọi nó là một yếu tố giúp bạn thành công. 
Có thể tất cả 10 kết quả tìm kiếm giống nhau, nhưng nếu 
trang web của bạn bổng dưng có hình gì đó, hình người, hình 
sao...chữ dài hơn chẳng hạn, thì chắc chắn rằng, người dùng 
sẽ ấn tượng với những điều đó và họ sẽ click vào, dẫn đến 
thành công của bạn. Công cụ tìm kiếm, đặc biệt Google 
không giới hạn bất cứ website nào, các quản trị viên website 
hoàn toàn có thể thao tác những cách làm đó trên website của 
mình. 
Dữ liệu có cấu trúc đã xuất hiện được một khoảng một thời 
gian khá dài trong việc hỗ trợ tương tác giữa các kết quả tìm 
kiếm. Nhưng gần đây công cụ tìm kiếm Google đã bắt đầu đi 
sâu và quan tâm vào nó hơn, với sự ra đời của công cụ đánh 
dấu dữ liệu có cấu trúc tại Google Webmaster. Các bạn có 
thể kiểm tra việc đánh dấu của mình có thành công hơn chưa 
tại Công cụ kiểm tra dữ liệu có cấu trúc của Google. 
Yếu tố này đã được thêm vào bảng tuần hoàn SEO và chúng 
tôi nghĩ rằng nó có thể trở nên quan trọng hơn theo thời gian. 
Cảm ơn bạn đã đọc đến đây, mong rằng nhận được những 
chia sẻ và đóng góp của bạn cho bài viết này. Nếu các bạn 
thích, hãy chia sẽ nội dung này đến bạn bè, và thường xuyên 
truy cập Dịch Vụ SEO Tốt để nhận được những bài viết mới 
hơn, hữu ích hơn hàng ngày bạn nhé! Và bạn nhớ.. 

File đính kèm:

  • pdfHTML và yếu tố thành công .pdf
Tài liệu liên quan