Hợp xướng Việt Nam từ năm 2000 đến nay
Tóm tắt
Bài viết tổng quan về tình hình hợp xướng tại Việt Nam, trong đó có sự tổng hợp và đúc kết một số
chương trình biểu diễn hợp xướng gần đây; đồng thời khẳng định giá trị, ý nghĩa của hợp xướng đối với
việc giáo dục phẩm chất của con người, đáp ứng nhu cầu xã hội ngày nay thích hợp với xu thế phát triển
thế giới và tạo được sự hứng thú cho người nghe, góp phần nâng cao dân trí, hướng thị hiếu tốt cho
thanh thiếu niên, tạo nguồn tài năng âm nhạc trẻ.
ản, Vu lan Hợp xướng học đường (ở các trường đại học không có đào tạo Âm nhạc, các trường trung học phổ thông) thường được tập luyện và tổ chức biểu diễn vào dịp có các hội thi, liên hoan hợp xướng, kỷ niệm thành lập trường Hợp xướng quận, huyện thường tập luyện và biểu diễn vào các dịp có lễ lớn như mừng Đảng mừng xuân nhằm phục vụ công tác và tuyên truyền. Hợp xướng của các câu lạc bộ, hội thường tổ chức sinh hoạt, hát ca khúc ôn lại kỷ niệm, chủ yếu là hát một bè hoặc 2 bè. Hợp xướng xướng của thiếu nhi thường không sinh hoạt đều, chủ yếu tập những bài hát đơn giản, không quá khó, mục đích phục vụ cho các cuộc thi về hợp xướng. Hợp xướng xướng có sự tham gia của người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam (Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh). NGUYỄN XUÂN CHIẾN 115 2.2. Thực trạng biểu diễn hợp xướng ở Việt Nam Thế kỷ XXI là thế kỷ giao lưu với các nền âm nhạc trên thế giới ngày càng được mở rộng và quá trình tiếp biến văn hóa vẫn không ngừng diễn ra, trong đó việc tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến của thế giới và sự giao lưu với các nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương (đặc biệt là với các nước Đông Nam Á) được đẩy mạnh. Các chương trình chuyên nghiệp: Liên hoan hợp xướng và hội thi hợp xướng Quốc tế tại Việt Nam đã được tổ chức 4 năm liên tiếp từ năm 2011 đến 2015 và lần thứ 5 vào năm 2017. Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ Kịch Thành phố Hồ Chí Minh đã biểu diễn tổ khúc dân ca tại Festival nghệ thuật Giai điệu mùa Thu, trong đó nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng đã chọn lọc 21 bài dân ca thuộc 3 miền Bắc, Trung, Nam và của một số dân tộc thiểu số như Xá, Nhắng.., và kết nối thành nội dung như một vở kịch mang tên “Dòng chảy”. Trần Mạnh Hùng cho rằng: “Dòng đời của mỗi con người được ví như một dòng chảy của thời gian... Dòng chảy tự nhiên ấy là một hành trình của Suối - Sông - Biển mà ở đó tuổi thơ sẽ trong như suối, ngày trưởng thành cuộn đỏ như dòng sông và lúc về già hãy rộng rãi bao dung như biển”. Tổ khúc này sẽ được trình diễn với các hình thức đơn ca, song ca, tứ ca, hợp xướng.., cùng dàn nhạc giao hưởng. Các chương trình bán chuyên nghiệp: Thành phố Vinh tổ chức Chương trình giao lưu nghệ thuật với dàn hợp xướng thanh, thiếu nhi Thành phố Namyangju - Hàn Quốc. Đây là lần thứ 2, Chương trình được tổ chức với sự tham gia của gần 80 thanh, thiếu niên đến từ Thành phố Namjangju (Hàn Quốc) và Thành phố Vinh (Nghệ An). Trong thời gian khoảng 120 phút, các đơn vị đã đem đến 11 tiết mục văn nghệ được dàn dựng công phu, mang màu sắc văn hóa của hai dân tộc. Trong đó, gây ấn tượng nhất là phần thể hiện ca khúc “Bèo dạt mây trôi”, một bài hát trên làn điệu dân ca nổi tiếng của Việt Nam. Ngoài ra, đoàn hợp xướng cũng biểu diễn nhiều bài hát bằng các nhạc cụ truyền thống đặc sắc của đất nước Hàn Quốc như “Dân ca cung Kyong Buk”, “Chu cheon ga”, “Dân ca sông Hàn”. Liên hoan hợp xướng “Những bài ca dâng Đảng” chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã diễn ra vào ngày 10/01/2011. Liên hoan hợp xướng “Việt Nam đất nước anh hùng” do Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Nhà Văn hóa Thanh niên và Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức nhằm chào mừng 57 năm ngày truyền thống của Hội. Cuộc thi Liên hoan hợp xướng do Trung tâm Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hai năm một lần. Liên hoan hợp xướng “Những bài ca dâng Đảng” lần 2. Chương trình hợp xướng kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước vào ngày 30/4/2015. Chương trình trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2015) và hướng đến chào mừng Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (02/09/1945 - 02/09/2015). Dàn hợp xướng “Hanoi Harmony” trong chương trình biểu diễn kỷ niệm Ngày Âm nhạc Việt Nam lần 2 năm 2011. Các chương trình không chuyên nghiệp: Liên hoan hợp xướng dành cho đội viên, thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016, chủ đề “75 mùa hoa, Đội ta lớn lên cùng đất nước”. HỢP XƯỚNG VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY 116 Liên hoan hợp xướng lần 2 – năm 2015, chủ đề “Tôi yêu tổ quốc tôi” đã diễn ra tại Nhà hát Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một trong những hoạt động thiết thực do Nhà Văn hóa Thanh niên phối hợp cùng Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức nhằm chào mừng kỷ niệm 70 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và 59 năm ngày truyền thống Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, chào mừng Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 10, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. 2.3. Đào tạo hợp xướng ở Việt Nam Xét về mặt lịch sử, hợp xướng đã xuất hiện ở nước ta cách đây khá lâu, theo tác giả Nguyễn Đức Lữ đó là vào “Năm Nguyên hoà đời Vua Lê Trang Tôn (1533)” [5, tr.181] do các tu sỹ nước ngoài đưa vào Việt Nam. Cho đến nay, hợp xướng Việt Nam đã trải qua các thời kỳ với những thăng trầm khác nhau. Sự nghiệp phát triển hợp xướng Việt Nam từ năm 1960 đến nay đã trải qua gần 60 năm và đạt được những thành tựu đáng kể; trong đó quan trọng nhất là đã góp phần tạo ra các thế hệ nguồn nhân lực âm nhạc có ảnh hưởng. Tuy nhiên, trong giai đoạn đổi mới và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, nền âm nhạc hợp xướng của nước ta còn bộc lộ những bất cập và hạn chế. Trong đào tạo, mặc dù những năm qua đã có nhiều cố gắng đổi mới, cải tiến nội dung, song nhìn chung so với một số nước trong khu vực và trên thế giới, nền giáo dục âm nhạc của nước ta vẫn còn hạn chế. Phần lớn nội dung và chương trình giáo dục âm nhạc hiện nay ở nước ta đều được biên soạn hoặc chịu ảnh hưởng bởi nội dung, chương trình giáo dục của các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, đặc biệt nền giáo dục Xô viết. Trong một thời gian dài, những nội dung và chương trình giáo dục này khá phù hợp với nước ta và đã mang lại một số thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay, nội dung chương trình giáo dục âm nhạc nước ta cần được thay đổi, bổ sung cho phù hợp với xu thế phát triển nhanh của xã hội. Điều này cần được coi trọng ở các trường có đào tạo về hợp xướng như Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Âm nhạc Huế, Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương và cả ở Trường Đại học Sài Gòn, Đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội Tại các cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp này, những kiến thức về hợp xướng cần được phổ cập một cách đầy đủ cho sinh viên về sáng tác, chỉ huy và âm nhạc học. Họ cần được trang bị toàn diện để hiểu rõ hơn về nghệ thuật hợp xướng, ví dụ như tính năng giọng hát, khái niệm cơ bản về hợp xướng, phương pháp phối hợp xướng Riêng sinh viên chỉ huy hợp xướng và thanh nhạc cần phải tham gia hát hợp xướng trong suốt quá trình đào tạo, để lĩnh hội đúng đắn về âm hưởng hợp xướng, củng cố thẩm mỹ âm nhạc hợp xướng, biết cách hát hợp xướng chuẩn mực. 3. Kết luận và kiến nghị Để phát huy vai trò của âm nhạc hợp xướng cũng như tạo nguồn cho tương lai có được những đội hợp xướng chuyên nghiệp, phục vụ công chúng và giao lưu quốc tế, chúng tôi kiến nghị một số giải pháp sau: - Các cơ sở đào tạo âm nhạc cần có các môn học về phối hợp xướng, tính năng giọng hát, chỉ huy phổ thông, kỹ thuật hát hợp xướng. - Đưa hợp xướng vào thực hiện ở mọi NGUYỄN XUÂN CHIẾN 117 bậc học, đặc biệt ở bậc trung học phổ thông, nhằm tăng cường khả năng biểu diễn âm nhạc mang tính học thuật và đại chúng cho học sinh. Nhà trường cần tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, lập kế hoạch đào tạo các chương trình dài hạn ở nước ngoài; tận dụng hỗ trợ quốc tế trong trao đổi kinh nghiệm, đào tạo chuyên gia, cung cấp phương tiện và dụng cụ âm nhạc. Tăng cường đào tạo các lớp ngắn hạn. Các cơ sở đào tạo cần bổ sung thêm nội dung về chỉ huy hợp xướng, kĩ thuật hát hợp xướng, phối hợp xướng, tính năng giọng hát cho giáo viên phổ thông. - Xây dựng chương trình âm nhạc hợp xướng cho các cấp học phổ thông, tăng cường cơ sở vật chất và các hoạt động ngoại khóa về hợp xướng cho học sinh. - Tổ chức sinh hoạt hợp xướng cho học sinh lồng ghép vào các buổi sinh hoạt. - Giáo dục thẩm mỹ cho học sinh qua các buổi sinh hoạt hợp xướng với các bài hát từ đơn giản đến phức tạp. - Tổ chức thường xuyên hơn các liên hoan hợp xướng cho các quận, huyện, thành phố. - Mời các công ty, báo, đài, cơ quan truyền hình trung ương và địa phương tham gia và đưa tin từ đó tạo sân chơi rộng rãi và lành mạnh cho học sinh. Thời công nghệ thông tin và truyền thông phát triển mạnh mẽ, ngày càng hiện đại làm cho sự giao lưu văn hóa, âm nhạc mở rộng hơn bao giờ hết và điều đó đã làm cho hợp xướng trở nên có vai trò quan trọng. Hy vọng trong tương lai không xa, chúng ta sẽ có nhiều đội hợp xướng chuyên nghiệp mang tầm cỡ quốc tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Minh Cầm (1982), Chỉ huy và biểu diễn hợp xướng, Vụ Đào tạo – Bộ Văn hóa và Thông tin, Hà Nội. 2. Trần Trọng Đăng Đàn (2011), Ca nhạc Việt Nam thưởng thức – Bình luận, Nxb Văn hóa – Văn nghệ. 3. Tuấn Giang (2007), Thành tựu ca nhạc Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nxb Thanh Niên. 4. Lê Vinh Hưng (2016), Nghệ thuật hợp xướng trong sự phát triển nền âm nhạc Việt Nam, Luận án tiến sĩ Âm nhạc học, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. 5. Thụy Loan (1993), Lược sử âm nhạc Việt Nam, Nxb Âm nhạc, Hà Nội. 6. Nguyễn Đức Lữ (2008), Lý luận về tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt nam Nxb Tôn giáo. 7. Đoàn Phi (2007), Chỉ huy dàn dựng Hợp xướng, Nxb Đại học Sư phạm. 8. Viện âm nhạc (2003), Hợp tuyển tài liệu Nghiên cứu – lý luận – phê bình Âm nhạc Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Âm nhạc Hà Nội. Ngày nhận bài: 08/10/2017 Biên tập xong: 15/7/2018 Duyệt đăng: 20/7/2018
File đính kèm:
- hop_xuong_viet_nam_tu_nam_2000_den_nay.pdf