Giáo trình UNIX
Mục l ục:
PHẦN 1: UNIX CƠ SỞ
Bà i 1. Kh ởi đo ng UNIX
1.1 Bắ t đầu p hiên là m vi ệc
1.2 Ke t th úc p hie n là m v iệc
1.3 Cá ch dùng lện h của UNIX
Bà i 2. Là m vi ệc v ới f ile.
2.1 To chư c fi le
2.2 Di chu yển giư a cá c th ưmục
2.3 Cá c th ao tá c cơ sở vơ i cá c th ưmục
2.4 Cá c th ao tá c cơ sở vơ i fil e th ườn g
Bà i 3. Bả o ve cá c file cu a ng ười sử d ụng
3.1 Mô tả ngư ời sử du ng
3.2 Mô tả nho m n gươ i sư dụn g
3.3 Bảo v ệ cá c fil e và cá c th ưmục
Bà i 4. Sao , ch uye n, li ên k ết v à tìm k iếm file
4.1 Sao ch ép file
4.2 Ch uye n v à đo i tên fil e
4.3 Tạo li ên k ết v ới f ile
4.4 Tìm k iếm file
Bà i 5. Tho ng tin g iữa như ng n gươ i sư du ng
5.1 Th ông tin bằ n g le nh mail
5.2 Th ông tin bằ n g le nh write
Bà i 6. Sử dụn g ch ươn g trì nh soạ n thảo vi
6.1 Kh ởi đ ộng vi
6.2 So ạn t hả o vă n bản
Bà i 7. She ll scrip t
7.1 Qu ản lý ti ến t rình
7.2 Lập cá ch thức cho sh ell scrip t
7.3 Cá c sh ell UNIX
Bà i 8. Đo i hươ ng (red irection )
8.1 Vào /ra ch uan
8.2 Ch uye n đ ổi dư lie u gi ữa cá c tiến trìn h
Hai lệnh thường dùng trong vòng lặp while: true hoặc : cho giá trị true(0) sleep[n] đợi n giây Thí dụ: - shell_script param hiển thị tất cả các đối của lệnh. $cat param while test $# -ne 0 do echo $1 shift done - shell_script disp_time hiển thị số liệu ngày tháng theo khoảng thời gian 30 giây. $cat disp_time while true hoặc while : do date sleep 30 done b) until do done Vòng lặp until hoạt động ngược lại với vòng lặp while until command1 do command2 command3 command4 ………………… Copyright(c) by Galaxy CD – 57 done Khi giá trị trả về của việc thực hiện command1 vẫn không thoả mãn điều kiện (false), shell thực hiện chuỗi lệnh giữa do…done Lệnh false thường hay được dùng trong vòng lặp này để cho giá trị false. Thí dụ: vòng lặp until: - ta viết lại shell_script param ở trên: $cat param until test $# -eq 0 do echo $1 shift done c) các phép tính số học Lệnh let được dùng đẻ thực hiện các phép tính số học: Các toán tử có thể dùng gồm: + - * / % Thí dụ: $integer i=10 j=2 k l let “k=i+j” $echo $k 12 Chú ý: cú pháp let “k=i+j” tương đương với ((k=i+j)) hoặc k=i+j $((l=k*j)); echo $l 24 Lệnh let có thể dùng với các toán tử so sánh, kết quả được chứa trong biến $?. Các toán tử so sánh có thể dùng là: = == != Thí dụ: $((i<j));echo $? 1 Ta cũng có thể dùng các toán tử logic sau đây với let: ! && | | d) Lập trình một số đếm Lệnh expr cho phép ta thực hiện một thao tác có cú pháp như sau: $expr term1 operator term2 Các toán tử có thể dùng: cộng trừ nhân chia lấy số dư + - * / % Thí dụ: shell_script create_file tạo các file file1, …… file10 $cat create_file count=1 while test “$count” -le 10 Copyright(c) by Galaxy CD – 58 do >file$count count=expr $count+1 done $cat create_file2 integer count=1 while let “count <””10” do >file$count count=count+1 done 11.3.3 Ra khỏi một vòng lặp: Lệnh break cho phép ra khỏi các vòng lặp for, while, until. Thí dụ: shell_script stock ghi các dòng ký tự vào từ bàn phím lên file lines cho tới khi ta gõ từ “END”: $cat stock while true do echo “Enter your line:” read answer if test “$answer” = “END” then break else echo $answer >> lines fi done Chú ý: break[n] cho phép ra khỏi n mức của các vòng lặp lồng. 11.3.4 Bỏ qua phần tiếp theo trong một vòng lặp: Lệnh continue cho phép bỏ qua các lệnh còn lại, quay về đầu vòng lặp. Thí dụ: shell_script supprim xoá tất cả các file có trong danh sách đối, trừ file save và source: $cat supprim set -x for i do if test “$i” = “save” -o “$i” = “source” then continue fi echo $i rm $i done $cd appli $lc titi save source toto Copyright(c) by Galaxy CD – 59 $supprim * + test titi = save -o titi = source + echo titi titi + rm titi + test save = save -o save = source + continue + test source = save -o source = source + continue + test toto = save -o toto = source + echo toto toto + rm toto $lc save source Bài tập: 1. Dùng các cấu trúc và rẽ nhánh viết các shell_script sau: a) writemail message userX Chức năng: - gởi thông báo trực tiếp cho userX - nếu người đó không đang trong phiên làm việc, gởi vào hộp thư. Gợi ý: dùng lệnh write, mail, | | b) fileread filename Chức năng: - kiểm tra đối có phải là file hay không - nếu đúng, kiểm tra có phải là file chỉ đọc (readonly) không - hiện các thông báo tương ứng kết quả c) filesort file1 file2 Chức năng: - đọc một dòng từ bàn phím và ghi lên file theo cách sau: + vào cuối file1 nếu dòng chứa ít nhất một chữ (letter) + vào cuối file2 nếu dòng chứa ít nhất một số (number) và không chứa bất kỳ một chữ. + vào file không (null) nếu khác hai loại trên - kiểm tra số các đối, nếu khác 2, hiển thị thông báo: “command: filesort file1 file2” Gợi ý: dùng các lệnh case, read và các metacharacter 2. Sử dụng các vòng lặp đã học, viết các shell_script sau: a) testdir Chức năng: hiển thị danh sách các thư mục con trong thư mục làm việc. Copyright(c) by Galaxy CD – 60 Gợi ý: dùng các lệnh pwd, for, test b) mkfiles prefix n Chức năng: -tạo n file rỗng (ngầm định là 5) với tên prefix.n (thí dụ: file.1, file.2, file.3 với prefix=file và n=3) - hiện dòng khẳng định tạo file “prefix.n” hay không trong vòng lặp. Gợi ý: dùng if, while, test, read, expr Copyright(c) by Galaxy CD – 61 Bài 12 Tín hiệu và đồng bộ Nội dung: Các tín hiệu của hệ thống, cách dùng tín hiệu để điều khiển và đồng bộ các tiến trình. 12.1 Quản lý các tín hiệu: 12.1.1 Các tín hiệu: Trong khi thực hiện một shell_script, các tín hiệu sau có thể phát sinh: signal 0 ra khỏi shell (exit of the shell) signal 1 cắt liên lạc với terminal (disconnection) signal 2 Ngắt (thí dụ phím DEL) signal 3 Quit (Ctrl |) signal 9 Diệt tiến trình (Kill process) signal 10 Kết thúc logic một tiến trình Trong một chương trình ứng dụng, bằng cách dùng lệnh trap, ta có thể định nghĩa việc cần xử lý khi một tín hiệu phát sinh. Lệnh này cho phép gán một công việc xử lý cho bất cứ một tín hiệu nào. 12.1.2 Lập trình phím DEL Lệnh trap không đối liệt kê danh sách các tính hiệu và các việc xử lý tương ứng. $trap Cú pháp gán một công việc xử lý cho phím DEL: $trap ‘các lệnh’ 2 Xóa bỏ tác dụng phím DEL: $trap ‘’ 2 Gán chức năng ngầm định (default) cho phím DEL: $trap 2 Thí dụ: shell_script uncount hiển thị 5 4 3 2 1 trong các khoảng thời gian 5 giây, nếu ta gõ phím DEL, hiển thị chữ số tiếp. $/Icat/ i uncount trap ‘continue’ 2 for i in 5 4 3 2 1 do echo $i sleep 5 done 12.2 Quản lý các tiến trình 12.2.1 Chạy ngầm (background) một tiến trình Một tiến trình sẽ chạy ngầmnếu ta thêm ký tự & vào sau tên nó khi gọi. Số của tiến trình (PID) sẽ được hiển thị trên màn hình. Thí dụ: chạy shell_script uncount ngầm: Copyright(c) by Galaxy CD – 62 $uncount& [1] 467 Chú ý: - sau khi cho một tiến trình chạy ngầm, ta lại có thể dùng terminal làm việc khác. - không có thông báo khi tiến trình ngầm kết thúc, do đó khi chạy shell_script ta có thể cho thêm thông báo kết thúc: $(command; echo “END”)& - số PID của tiến trình ngầm trong biến $! - Có thể đổi hướng vào/ra (i/o) của tiến trình ngầm, tránh nhiễu màn hình khi ta làm việc khác. 12.2.2 Quản lý các tiến trình ngầm (job control) Lệnh: $set -m cho phép quản lý các tiến trình đang chạy ngầm. Thí dụ: $proc1 >> file1 & [1] 478 $proc2 & [2] 481 $proc3 & [3] 490 Hiển thị trạng thái của các tiến trình ngầm: $jobs -l [3] +490 running proc3 & [2] -481 done proc2 [1] 478 running proc1 >> file1 & trong đó: [n] số thứ tự tiến trình + tiến trình chạy cuối cùng - tiến trình trước tiến trình cuối 490 số PID của tiến trình running tiến trình đang thực hiện done tiến trình đã kết thúc proc3 & tên lệnh gọi 12.2.3 Tiếp tục tiến trình sau khi kết thúc phiên làm việc: Ta có thể cho tiếp tục thực hiện các tiến trình ngầm sau khi cắt liên lạc với terminal bằng cách dùng lệnh nohup. Các số liệu của tiến trình đưa ra stdout và stderr sẽ được ghi lên file nohup.out Thí dụ: $nohup uncount& Copyright(c) by Galaxy CD – 63 [1] 478 sending output to nohup.out $exit 12.2.4 Đợi kết thúc tiến trình Bằng cách dùng lệnh wait với đối số là PID của tiến trình: $wait 467 12.2.5 Diệt một tiến trình Dùng lệnh kill với đối số là PID của tiến trình: $kill 467 phát sinh tín hiệu 15 (ngầm định) $kill -9 467 phát sinh tín hiệu diệt tiến trình Ta cũng có thể diệt một tiến trình theo số thứ tự của nó trong danh sách các tiến trình đang chạy ngầm: kill %n Thí dụ: $kill %1 $jobs [1] + done(143) proc >> file1 & [3] + running uncount & $kill -9 %+ [3] + killed uncount & 12.3 Đệ quy Tất cả các shell_script đều có tính đệ quy (recursivity). Thí dụ: shell_script dir_tree hiển thị cây thư mục bắt đầu từ thư mục là đối của nó. $cat dir_tree if test -d $1 then echo $1 is a directory for j in $1/* do $0 $j #$0 tên shell_script done fi $dir_tree /usr /usr is a directory /usr/adm is a directory /usr/adm/acct is a directory /usr/adm/acct/fiscal is a directory /usr/adm/acct/nite is a directory /usr/adm/sa is a directory Copyright(c) by Galaxy CD – 64 /usr/bin is a directory ………… Bài tập: 1. Hãy viết shell_script: LisFileDel file1 file2 Chức năng: - hiển thị nội dung các file có tên trong danh sách đối - tiếp tục gõ phím DEL, bỏ qua file đang hiển thị, bắt đầu file tiếp - khôi phục chức năng ngầm định của phím DEL khi kết thúc. Gợi ý: Dùng trap, continue, signal 2 2. Hãy viết shell_script: trap2 Chức năng: - thực hiện một vòng lặp hiển thị thông báo: “Shutdown in n minutes” n có giá trị từ 5 đến 1 - mỗi khi gõ phím DEL, lập tức hiển thị thông báo tiếp theo - xoá bỏ tác dụng của phím DEL trong phút cuối cùng - khôi phục chức năng ngầm định của phím DEL khi kết thúc Gợi ý: dùng trap, continue, for
File đính kèm:
- Unlock-Giao_trinh_UNIX.pdf