Giáo trình Tuyên truyền vận động và chuyển đổi hành vi về dân số sức khỏe sinh sản kế hoạch hóa gia đình (Phần 1)

MỤC LỤC

Trang

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . 1

Bài 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ TÂM LÝ VÀ TÂM LÝ HỌC Y HỌC . 5

1. Khái niệm: . 5

2. Bản chất tâm lý và phương pháp nghiên cứu tâm lý người bệnh . 7

3. Một số yếu tố chính tác động đến tâm lý người bệnh . 11

4. Biện pháp cơ bản để giao tiếp tốt với người bệnh . 13

Bài 2. GIAO TIẾP VÀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP . 16

1. Khái niệm giao tiếp . 16

2. Tầm quan trọng của giao tiếp đối với điều dưỡng . 16

3. Các yếu tố của giao tiếp . 17

4. Một số kỹ năng giao tiếp cơ bản . 21

5. Giao tiếp của điều dưỡng trong một số tình huống đặc biệt . 22

6. Giao tiếp bằng văn bản . 22

Bài 3. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỂ TRUYỀN THÔNG . 24

CHUYỂN ĐỔI HÀNH VI . 24

1. Khái niệm về hành vi, hành vi sức khoẻ. 24

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sức khoẻ. 25

3. Quá trình thay đổi hành vi sức khoẻ . 25

Bài 4. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ VẬN ĐỘNG . 30

1. Tư vấn là gì? . 30

2. Nguyên tắc tư vấn . 31

3. Các bước tư vấn . 32

Bài 5. LẬP KẾ HOẠCH MỘT BUỔI . 36

TRUYỀN THÔNG – GIÁO DỤC SỨC KHOẺ. 36

1. Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch truyền thông - GDSK . 36

2. Các bước lập kế hoạch TT – GDSK . 37

Bài 6. THEO DÕI, GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG, VẬN ĐỘNG, . 44

TRUYỀN THÔNG CHUYỂN ĐỔI HÀNH VI. . 44

1. Khái niệm truyền thông – giáo dục sức khoẻ. 44

2. Các phương pháp truyền thông – giáo dục sức khoẻ. 45

3. Soạn thảo nội dung GDSK . 50

4. Các kỹ năng giáo dục sức khoẻ. 52

pdf30 trang | Chuyên mục: Xã Hội Học | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 390 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Giáo trình Tuyên truyền vận động và chuyển đổi hành vi về dân số sức khỏe sinh sản kế hoạch hóa gia đình (Phần 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
c khoẻ là gì? 
 Là hành vi của con người có liên quan đến việc tạo ra, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ, 
hoặc liên quan đến một vấn đề sức khoẻ nhất định. 
 Hành vi sức khoẻ bao gồm: 
 - Hành vi tăng cường (có lợi) cho sức khoẻ. Ví dụ: tập thể dục buổi sáng đều đặn 
giúp cho cơ thể khoẻ khoắn, tinh thần minh mẫn. 
 - Hành vi duy trì sức khỏe: Ví dụ: Chế độ ăn uống điều độ có hàm lượng chất béo 
thấp  
 - Hành vi có hại cho sức khoẻ. Ví dụ: hút thuốc lá, đọc sách trong phòng trong điều 
kiện ánh sáng không đủ tiêu chuẩn, phụ nữ có thai lao động nặng nhọc. 
 25
 Hành vi ảnh hưởng đến sức khoẻ khá đa dạng. Vậy chìa khoá nào giúp người dân và 
cộng đồng nâng cao sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống. điểm mấu chốt ở dây chính 
là trách nhiệm của cá nhân đối với hành vi của bản thân (cả tích cực, cả tiêu cực). 
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sức khoẻ 
2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ 
 Có những yếu tố tác động tích cực làm cho con người trở lên khoẻ mạnh và duy trì 
được sức khỏe của họ, những cũng có những yếu tố tác động tiêu cực (ảnh hưởng không 
tốt) tới sức khoẻ gia đình, cá nhân, cộng đồng. 
 - Các yếu tố như vi rút, nấm, giun sán  có thể xâm nhập vào cơ thể qua tiếp xúc, 
qua thức ăn, do hít phải, côn trùng hay vật khác đốt, cắn, cào từ đó gây bệnh. 
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sức khoẻ 
 Hành vi của con người hình thành trong mối quan hệ giữa con người và xã hội. Khi 
có sự thay đổi của các yếu tố xã hội sẽ dẫn đến sự thay đổi các hành vi sức khoẻ của từng 
cá nhân. Nó đề cập đến 5 cấp độ ảnh hưởng có thể quyết định các hành vi sức khoẻ, mỗi 
cấp độ là một đối tượng cho can thiệp của chương trình nâng cao sức khoẻ. 
2.2.1. Yếu tố cá nhân 
 Yếu tố cá nhân bao gồm kiến thức, thái độ và kỹ năng của từng cá nhân có liên quan 
đến sức khoẻ. 
2.2.2. Các mối quan hệ cá nhân 
 Các mối quan hệ cá nhân bao gồm gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Chúng có ảnh 
hưởng rất lớn đến các hành vi sức khoẻ. Gia đình là nơi bắt nguồn của rất nhiều hành vi 
sức khoẻ, đặc biệt là thói quen học được khi còn là một đứa trẻ. Trong lứa tuổi vị thành 
niên, ảnh hưởng của bạn bè, đồng đẳng thường trở nên quan trọng hơn. 
Các mối quan hệ xã hội có thể là hỗ trợ cho các hành vi có lợi cho sức khoẻ nhưng 
cũng có thể tác động làm phát triển các hành vi có hại cho sức khoẻ. 
3. Quá trình thay đổi hành vi sức khoẻ 
 Đối với những hành vi có lợi cho sức khoẻ cần khuyến khích người dân duy trì, 
thực hiện, với hành vi không có lợi cho sức khoẻ (có hại) cần tác động để người dân thay 
đổi. 
 26
 Việc thay đổi hành vi sức khoẻ không giống nhau ở những cá nhân khác nhau. Có 
những người luôn sẵn sàng thay đổi hành vi của mình khi họ cảm nhận sự không phù hợp 
trong cách làm của mình, trong khi đó có những người không muốn hoặc không có khả 
năng thay đổi hành vi của mình hoặc thay đổi một cách chậm chạp. Sự thay đổi hành vi 
thường sảy ra theo 2 hướng: 
 - Thay đổi tự nhiên: Hành vi thay đổi theo những sự kiện tự nhiên như khi chúng ta 
thay đổi cách ứng xử của mình theo cộng đồng xung quanh mà không có suy nghĩ nhiều về 
điều đó. 
 - Thay đổi có kế hoạch: Chủ động vạch ra kế hoạch thay đổi hành vi của mình như 
kế hoạch giảm dần số lượng hút thuốc hàng ngày rồi tiến tới bỏ hẳn. 
3.1. Quá trình thay đổi hành vi 
Để giúp người dân thay đổi hành vi sức khoẻ, người truyền thông giáo dục sức 
khoẻ (TT-GDSK) cần thực hiện một số hoạt động sau đây: 
- Xác định xem hành vi của đối tượng giáo dục có lợi hay có hại với sức khoẻ của 
họ. 
- Xác định các yếu tố tác động, ảnh hưởng tới hành vi sức khoẻ của đối tượng . 
- Phát hiện những yếu tố cản trở quá trình thay đổi hành vi và sức khoẻ của đối 
tượng. 
- Lựa chọn các can thiệp thích hợp, hiệu quả. 
Quá trình thay đổi hành vi thường sảy ra theo 5 bước: 
Bước 1: Chưa quan tâm đến sự thay đổi hành vi (từ chưa hiểu biết đến hiểu biết 
nhưng chưa chấp nhận) Trong giai đoạn này đối tượng chưa có hiểu biết về vấn đề sức 
khoẻ của họ hoặc chưa nhận thấy nguy cơ tiềm ẩn của hành vi sức khoẻ hiện có. 
Biện pháp tốt nhất lúc này là cung cấp các thông tin về nguy cơ của bệnh tật và thực 
hành lối sống cá nhân. Thông tin có thể giúp đối tượng tiến tới giai đoạn tiếp theo. Chúng 
ta có thể đưa ra thông tin để họ nhận thấy mặt có lợi nếu thay đổi hành vi. Đây là giai đoạn 
khó khăn nhất cho các nhà TT-GDSK để thuyết phục đối tượng hướng đến thay đổi hành 
vi. 
Bước 2: Đã có quan tâm đến thay đổi hành vi (từ chưa chấp nhận đến chấp nhận). 
Thông thường ở giai đoạn này đối tượng đã quan tâm và hiểu phần nào đến vấn đề sức 
 27
khoẻ của mình. Họ đã xem xét đến những việc thay đổi hành vi nhưng còn thiếu kiến thức, 
kinh nghiệm hoặc có thể gặp phải một số khó khăn làm cản trở dự định thay đổi của họ. 
Để giúp đối tượng thay đổi hành vi cần tiếp tục đưa ra thông tin về nguy cơ của 
bệnh tật với hành vi cá nhân và giúp họ nhận thấy được lợi ích của việc thay đổi. Giai đoạn 
này đối tượng cần có sự hỗ trợ về mặt tinh thần, vật chất, đặc biệt sự trợ giúp của các tổ 
chức đoàn thể, bạn bè để tạo môi trường thuận lợi giúp họ thay đổi hành vi. 
Bước 3: Chuẩn bị thay đổi hành vi (từ chưa có ý định đến có ý định thực hiện). Đối 
tượng đã nhận thấy sự bất lợi khi duy trì hành vi cũ, đã nhận thấy lợi ích của hành vi mới. 
Họ đã quyết tâm và kế hoạch để thay đổi hành vi. Giai đoạn này đối tượng cần sự giúp đỡ 
về kiến thức, kỹ năng và điều kiện cần thiết từ gia đình, bạn bè, xã hội. Giúp đối tượng lập 
kế hoạch cụ thể cho tiến trình thay đổi, hướng dẫn cho đối tượng những việc cần chuẩn bị 
để vượt qua một số khó khăn tạm thời có thể sảy ra trong những ngày đầu thay đổi thói 
quen. 
Bước 4: Hành động (thực hiện hành vi mới). Đối tượng sẵn sàng thực hiện việc thay 
đổi và thay đổi theo kế hoạch của họ, đồng thời đánh giá những lợi ích mà họ nhận được 
trong việc thực hiện hành vi mới. Họ rất cần sự quan tâm trợ giúp của bạn bè, gia đình, 
cộng đồng để khuyến khích đối tượng thực hiện hành động thay đổi hành vi sức khoẻ. 
(5) Duy trì hành vi mới
(1) Chưa quan tâm đến sự thay đổi
(2) Đã quan tâm đến sự thay đổi
(3) Chuẩn bị thay đổi
(4) Hành động
Chiều hướng thay đổi hành vi (5) Duy trì hành vi mới
Hình 2.2. Sơ đồ các bước thay đổi hành vi 
 28
3.2. Các điều kiện cần thiết để thay đổi hành vi 
 Hành vi cá nhân bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, vì vậy để làm thay đổi hành vi 
cần xem xét các vấn đề một cách toàn diện hơn về mặt tác động tâm lý xã hội và môi 
trường, cần phải có những điều kiện cần thiết để thực hiện hành vi. 
3.2.1. Việc thay đổi hành vi phải do đối tượng tự nguyện 
 Trước hết đối tượng phải có động cơ muốn thay đổi hành vi. Nếu chúng ta ép buộc 
đối tượng thay đổi hành vi khi họ chưa nhận thấy lợi ích của việc thay đổi và nguy cơ hành 
vi sức khoẻ của họ thì việc thay đổi chỉ là đối phó, tạm thời, vì vậy để giúp đối tượng thay 
đổi hành vi cần đưa ra các thông điệp hết sức rõ ràng để đối tượng nhận thấy nguy cơ 
không khoẻ mạnh của mình và tự nguyện hướng tới thay đổi hành vi. 
3.2.2. Hành vi phải nổi bật, điển hình, gây hậu quả nhiều tới sức khoẻ 
 Hầu hết các hành vi liên quan đến sức khoẻ được hình thành trong cuộc sống như 
một thói quen mà cá nhân ít suy nghĩ hoặc ít để ý đến nó; ví dụ như hành vi hút thuốc lá 
được xem như thói quen của con người. Để thay đổi hành vi, người làm TT-GDSK cần xác 
định hành vi này ảnh hưởng đến sức khoẻ như thế nào, ở mức độ nào để có các thông điệp 
đủ mạnh thuyết phục đối tượng thay đổi hành vi 
3.2.3. Các hành vi thay đổi phải được duy trì qua thời gian 
 Các hành vi mới phải trở thành thường xuyên, được duy trì hàng ngày trong cuộc 
sống, vì vậy người làm TT-GDSK cần gợi ý những hành động đơn giản để đối tượng có 
thể thực hiện được. 
3.2.4. Việc thay đổi hành vi không quá khó cho đối tượng (không phải là một 
thách thức đối với đối tượng) 
 Việc thay đổi hành vi không vượt quá sức và khả năng của mình, không ảnh hưởng 
nhiều đến cuộc sống, công việc thường lệ của đối tượng, cuộc sống của đối tượng không gặp 
nhiều khó khăn khi họ thay đổi hành vi. Tuy nhiên đôi khi cũng nên để đối tượng xác định 
cách ứng phó để thay đổi hành vi cũ theo cách thích hợp của họ nhằm có được hành vi mới. 
Tóm lại: GDSK giúp cho mọi người hiểu rõ hành vi của mình và biết được hành vi 
đó ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ của họ. GDSK động viên mọi người tự lựa chọn 
cho mình những hoạt động để nâng cao sức khoẻ và một cuộc sống lành mạnh, nhưng 
không ép buộc mọi người phải thay đổi. 
 29
TỰ LƯỢNG GIÁ: 
Phần I: Trả lời ngắn gọn các câu từ 1 đến 4 bằng cách điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào 
chỗ trống: 
 Câu 1: Hành vi là cách . . . . . (A) . . . .đối với một sự vật, một sự kiện, hiện tượng 
trong một hoàn cảnh, một tình huống cụ thể, nó được biểu hiện bằng . . . . (B) . . . . .nhất 
định 
 Câu 2: Hành vi sức khỏe là hành vi của con người có liên quan đến việc 
.............(A) ......... , bảo vệ, và ............(B).............. sức khỏe hoặc có liên quan đến vấn đề 
sức khỏe nhất định. 
 Câu 3: Liệt kê đủ 4 nhóm yếu tố quyết định sức khỏe: 
A. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . quyết định tố chất cá nhân 
B. Yếu tố môi trường 
C. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
D. Các yếu tố . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 Câu 4: Liệt kê đủ 5 bước thay đổi hành vi : 
A. Bước 1 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
B. Bước 2 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
C. Bước 3 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
D. Bước 4: Hành động (thực hiện hành vi) 
 E. Bước 5 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Phần II: Phân biệt đúng/sai cho các câu từ 5 đến 10 bằng cách đánh dấu (9) vào cột Đ 
cho câu đúng vào cột S cho câu sai: 
Câu Nội dung Đ S 
5 Việc thay đổi hành vi phải do đối tượng tự nguyện 
6 Các giai đoạn trong quá trình thay đổi hành vi lúc 
nào cũng đi qua trình tự 5 bước 
7 Các hành vi thay đổi phải được duy trì qua thời gian 
8 Việc thay đổi hành vi khi hành vi đó phải điển hình 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_tuyen_truyen_van_dong_va_chuyen_doi_hanh_vi_ve_da.pdf
Tài liệu liên quan