Giáo trình Tin học đại cương - Lê Đức Long

Chương 1 : Đại cương vềTin học (6t)

1. Tổng quan vềhệthống tin học (Information systems hay Computer systems)

1. Sơlược vềhệthống tin học

2. Các thành phần của một hệthống tin học

3. Các dạng máy tính điện tử

2. Máy tính PC và nguyên lý hoạt động

1. Cấu trúc của một máy tính

2. Các bộphận chính của máy tính

3. Các thiết bịnhập - xuất trong hệthống máy tính

4. Nguyên lý Von Neumann - Hoạt động của máy tính

3. Biểu diễn thông tin trong máy tính

1. Hệthống số- Cách chuyển đổi giữa các hệthống số

2. Dữliệu và lưu trữdữliệu

3. Mã hoá và biểu diễn dữliệu trong máy tính

4. Các loại bộnhớ

4. Giới thiệu vềmạng máy tính

1. Khái niệm vềmạng máy tính

2. Mạng thông tin toàn cầu Internet

3. Một sốdịch vụcơbản của Internet

Chương 2 : Giới thiệu một sốhệ điều hành thông dụng (6t)

1. Tổng quan vềhệ điều hành (Operating Systems)

1. Hệ điều hành - chức năng của hệ điều hành

2. Giao tiếp với hệ điều hành

3. Một sốhệ điều hành thông dụng

Edited by Duc Long – Feb, 2005 2

2. Giới thiệu vềhệ điều hành MS-DOS

1. Một sốthuật ngữcơbản: tập tin, thưmục, đường dẫn

2. Dạng lệnh tổng quát – Thao tác với hệ điều hành MS-Dos

3. Hệ điều hành MS-Dos 6.x - Một sốlệnh thông dụng

3. Giới thiệu vềhệ điều hành Windows

1. Một sốkhái niệm

2. Các thao tác cơbản trên Windows

3. Trình ứng dụng Windows Explorer

4. Trình ứng dụng Control Panel

5. Một số ứng dụng của Windows: Paint, WordPad, Calculator, Calendar

Chương 3: Soạn thảo văn bản bằng LATEX (15t)

1. Tổng quan vềLATEX - Một sốkhái niệm cơbản

2. Soạn thảo văn bản đơn giản

3. Định dạng văn bản

Chương 4: Giải quyết vấn đề- bài toán bằng máy tính (3t)

1. Vấn đề- bài toán

1. Thếnào là vấn đề- bài toán

2. Một sốphương pháp giải quyết vấn đề- bài toán bằng máy tính

2. Thuật toán - thuật giải

3. Các phương pháp biểu diễn thuật toán

1. Ngôn ngữtựnhiên

2. Lưu đồ- sơ đồkhối

3. Mã giả

4. Các bước đểgiải một bài toán trên máy tính

1. Xác định bài toán

2. Lựa chọn và xây dựng thuật toán

3. Viết chương trình

4. Hiệu chỉnh

5. Viết tài liệu

Chương 5: Ngôn ngữlập trình Pascal (60t)

Giới thiệu ngôn ngữlập trình Pascal

Cấu trúc tổng quát của một chương trình Pascal

Các kiểu dữliệu đơn giản

Cấu trúc tuần tự

Cấu trúc điều kiện

Cấu trúc lặp

Chương trình con: thủtục và hàm

Kiểu dữliệu mảng (Array)

Kiểu bản ghi (Record)

Kiểu tập tin (File)

Đồhoạtrong Pascal (Graphic)

Khái niệm vềchương trình đệqui (Recursion)

Giới thiệu vềcon trỏ(Pointer) - cấp phát bộnhớ động (Dynamic Memory Allocation)

pdf85 trang | Chuyên mục: Tin Học Đại Cương | Chia sẻ: dkS00TYs | Lượt xem: 2612 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt nội dung Giáo trình Tin học đại cương - Lê Đức Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
b Server như Apache. 
Các dịch vụ truyền thư điện tử như: sendmail, exim và smail; các dịch vụ telnet, rlogin, 
ssh, và rsh cho phép có thể truy nhập và làm việc trên một máy tính khác trên mạng. 
2.6./ GIAO TIẾP VỚI WINDOWS VÀ MS DOS 
Linux có nhiều tiện ích cho phép có thể giao tiếp với Windows và MS DOS. Trong đó phải 
kể đến Wine – trình giả lập MS Windows trên X Window của Linux. Chương trình này cho 
phép các ứng dụng trên Windows có thể chạy được trên Linux. 
Linux cũng cung cấp một giao diện để chuyển đổi giữa các tập tin của Linux và Windows. 
Edited by Duc Long – Feb, 2005 82 
3/. CẤU TRÚC Ổ ĐĨA – THƯ MỤC 
3.1./ CẤU TRÚC Ổ ĐĨA 
Linux lưu trữ các tập tin không dạng có các ổ đĩa A:, C: giống như trong MS DOS hay MS 
Windows. 
-Đối với MS DOS, trước tiên phải phân hoạch ổ đĩa bằng một chương trình như FDISK, 
để báo cho ổ đĩa biết sẽ được tách nhỏ như thế nào. Sau đó, dùng lệnh Format để xác 
lập phân hoạch đó sẽ dùng trong DOS, được gọi là một ổ đĩa (như ổ đĩa C:, E:) 
-Đối với Linux, vẫn phải phân hoạch ổ đĩa vật lý để chia nhỏ. Sau đó, dùng một chương 
trình như mke2fs để định dạng phân hoạch, mà trong Linux gọi là hệ thống tập tin (File 
System). 
Người dùng chỉ làm việc với 1 ổ đĩa, và mọi thứ đều được diễn tả theo dạng các thư mục 
con của ổ đĩa. Do đó phải có một thư mục gốc để ráp nối mọi thứ, kí hiệu là /. 
3.2./ CẤU TRÚC THƯ MỤC 
Phân loại thư mục 
Có 2 cách để phân loại các kiểu thư mục: 
 + Loại thư mục dùng chung (chia sẻ được) và không dùng chung (không chia sẻ được). 
 + Loại thư mục tĩnh (static) và loại thư mục thay đổi (variable). 
Các thư mục dùng chung là các thư mục được dùng chung trên nhiều máy tính. Chúng có 
thể được kết gán (mount) thông qua mạng và sử dụng như một thư mục cục bộ trên các 
máy tính. Ngược lại, thư mục không dùng chung là loại thư mục chỉ sử dụng trên một máy 
tính cục bộ, không chia sẻ. 
Thư mục tĩnh (static) là loại thư mục chứa các file nhị phân, các file khả thi, các thư viện, 
thậm chí là các tài liệu... nhưng chỉ có người quản trị hệ thống mới thay đổi nội dung của 
chúng. Ngược lại các thư mục thay đổi (variable) là các thư mục mà nội dung của chúng 
được thay đổi bởi bất cứ ai, bất cứ chương trình nào (miễn là có quyền) mà không nhất 
thiết là người quản trị. 
Ví dụ : 
 Dùng chung Không dùng chung 
Tĩnh /usr 
/opt 
/boot 
/etc 
Thay đổi /var/mail /var/run 
/var/spool/news 
/var/run 
/var/lock 
Cấu trúc cây thư mục 
Mục đích 
Hệ thống file gốc là hệ thống file đầu tiên mà hệ điều hành kết gán và làm việc. Nó phải 
thực hiện được việc khởi động hệ thống, lưu trữ, phục hồi hệ thống khi có sự cố, chứa 
các điểm kết gán tới các hệ thống file khác. Theo nghĩa đó, hệ thống file gốc cần phải 
chứa các chương trình, các tiện ích khởi động hệ thống (hoặc các điểm kết gán tới các hệ 
thống file khác chứa các dữ liệu đó), ngoài ra là các tiện ích thao tác cơ bản với file, thư 
Edited by Duc Long – Feb, 2005 83 
mục, các chương trình back up và phục hồi dữ liệu... Tuy nhiên, do hệ thống file gốc là 
cực kỳ quan trọng nên người ta có xu hướng là giữ nó càng nhỏ gọn càng tốt, tại những 
thời điểm cần thiết. 
NỘI DUNG THƯ MỤC GỐC 
Gồm các thư mục sau: 
Thư mục Mô tả 
/bin Các chương trình quan trọng, cốt lõi của hệ thống 
/boot Các file khởi động hệ thống (kernel, thông tin về các module) 
/dev Các file thiết bị 
/etc Các file cấu hình của hệ thống cục bộ 
/lib Các thư viện liên kết động cốt lõi của hệ thống, và module nhân 
/mnt Các điểm kết gán đến các hệ thống file khác (mang tính tạm thời) 
/opt Các chương trình dạng ađ-on (không thực sự tối cần thiết với hệ thống) 
/sbin Các chương trình dành cho người quản trị hệ thống 
/tmp Các file lưu trữ tạm thời 
/usr Hệ thống file thứ hai 
/var Các file dữ liệu của hệ thống (thường xuyên được cập nhật khi hệ thống vận hành) 
/home Thư mục chứa các thư mục chủ của những người dùng trong hệ thống 
/root Thư mục chủ của người quản trị tối cao của hệ thống (tài khoản root) 
Thư mục /bin 
Thư mục này chứa các chương trình được sử dụng bởi cả quản trị hệ thống và người 
dùng. Nó bao gồm các hệ vỏ, các lệnh cơ bản về thao tác với file, thư mục như tạo mới, 
sao chép, thay đổi thuộc tính, xoá/di chuyển... Thông thường nó nằm ngay trong hệ thống 
file gốc, không có bất kỳ một thư mục con nào trong đó. 
Thư mục /boot 
Thư mục này chứa tất cả dữ liệu liên quan đến tiến trình khởi động hệ thống trừ các file 
cấu hình. Bao gồm nhân của hệ điều hành, các file dữ liệu của nhân hoặc được trình nạp 
hệ điều hành sử dụng, bản sao các boot sector và master boot record. 
Thư mục /dev 
Thư mục /dev chứa các file thiết bị của hệ thống, bao gồm các giao diện tới các thiết bị 
phần cứng của hệ thống. Nó có thể chứa một tiện ích là MAKEDEV để tạo các file thiết bị. 
Thư mục /etc 
Hầu như tất cả các file cấu hình hệ thống được lưu trữ ở đây, đôi khi nó còn chứa cả các 
thư mục con cho nhiều file cấu hình của một chương trình. 
Nó phải chứa một số file quan trọng của hệ thống như fstab, hosts, inittab, mtab, 
ld.so.conf... 
Thư mục /lib 
Là thư mục chứa các thư viện liên kết động tối quan trọng của hệ thống, chúng được sử 
dụng bởi hầu như tất cả các chương trình trong hệ thống có dùng thư viện chia sẻ. Ngoài 
ra là các module của nhân được nạp vào bộ nhớ khi cần thiết. 
Thư mục /opt 
Đây là thư mục không bắt buộc phải có trên hệ thống, nó là nơi các phần mềm ađ-on 
được cài đặt, có tính chất tạm thời, thử nghiệm, các file cấu hình của nó được lưu trong 
/etc/opt, dữ liệu của nó lưu trong /var/opt. 
Edited by Duc Long – Feb, 2005 84 
Thư mục /sbin 
Chứa các chương trình dành riêng cho nhà quản trị hệ thống như phân vùng đĩa cứng, 
kiểm tra các hệ thống file, các chương trình đăng nhập hệ thống, cấu hình mạng, tắt hệ 
thống.. 
Thư mục /home 
Toàn bộ dữ liệu của người dùng trên hệ thống được lưu trữ ở đây, thông thường mỗi 
người có một thư mục con riêng và họ chỉ được toàn quyền truy xuất trong thư mục của 
mình. 
Thư mục /root 
Cũng như những người dùng khác trên hệ thống, tài khoản root dành cho người quản trị 
tối cao cũng có một thư mục làm việc riêng, không nằm trong thư mục /home. 
Thư mục /tmp 
Xu hướng gần đây, rất nhiều chương trình sử dụng các file tạm thời trong quá trình làm 
việc, do vậy trên hệ thống cần phải có một thư mục mà tất cả các chương trình của hệ 
thống có quyền đọc ghi. Thuộc tính của thư mục /tmp luôn luôn nên là đọc/ghi/thực thi 
cho tất cả người dùng. 
Thư mục /usr 
Được coi là hệ thống cây thư mục thứ hai, thông thường nó chứa các chương trình, dữ 
liệu tính và có thể dùng chung trên toàn hệ thống. 
Với các hệ thống lớn, thư mục này thường là điểm kết gán tới các hệ thống file khác. 
Chứa một cấu trúc thư mục con như sau: 
/usr 
bin Chứa hầu hết các lệnh mà mọi người dùng có thể sử dụng. 
include Các file tiêu đề (header file *.h) được các chương trình biên dịch C sử dụng. 
lib Các thư viện dùng chung hoặc của các chương trình được lưu trữ trên /usr/bin 
sbin Các chương trình được người quản trị sử dụng nhưng không quá quan trọng với hệ 
thống. 
share Các dữ liệu không phụ thuộc vào nền tảng hệ thống như các tài liệu, các trang trợ 
giúp trực tuyến, các dữ liệu tĩnh của các chương trình. 
local Là một nhánh cây con, trong đó chứa cả một cấu trúc thư mục giống như /usr. Các 
chương trình mà nhà quản trị hệ thống thấy không cần thiết đưa vào trong cây thư 
mục /usr vì những lý do an toàn hoặc thử nghiệm thì có thể đặt ở đây. Đây là thư 
mục không được dùng chung trên các máy tính khác, chỉ có ý nghĩa với người dùng 
trên hệ thống cục bộ. 
Edited by Duc Long – Feb, 2005 85 
Thư mục /var 
Đây là thư mục được thay đổi nhiều nhất trên toàn bộ hệ thống trong thời gian vận hành. 
Với các hệ thống lớn, nó thường được lưu trữ trên một hệ thống file riêng. 
/var 
cache Thông tin của một số chương trình được lưu trữ vào thư mục này, nó có tác dụng như 
một bộ đệm dữ liệu và có thể được dùng chung cho nhiều máy tính hoặc các chương 
trình khác nhau (chẳng hạn như các proxy server hay web server). 
lib Nơi lưu trữ các dữ liệu ít được cập nhật hơn, chẳng hạn các cơ sở dữ liệu của hệ 
thống DNS, NIS hay của một số hệ quản trị cơ sở dữ liệu như MySQL, PostgreSQL. 
local Dữ liệu của các chương trình trên cây thư mục /usr/local được lưu trữ ở đây. 
lock Các file mà một chương trình nào đó trên hệ thống muốn khoá lại thường được copy 
ra một bản và lưu trữ ở đây 
log Thông tin về toàn bộ quá trình hoạt động của hệ thống từ lúc khởi động cho đến khi tắt 
máy tính thường được các chương trình deamon lưu lại trong các file ở đây. 
run Một số chương trình, nhất là các tiến trình nền (deamon) của hệ thống thường lưu trữ 
dữ liệu hoạt động liên quan đến quản lý tiến trình của mình ở đây (số hiệu tiến trình, số 
hiệu nhóm tiến trình..). 
spool Dữ liệu chuẩn bị được chuyển sang các máy tính khác hoặc các thiết bị ngoại vi như 
thư điện tử, các bản in... được đưa vào các hàng đợi nằm trong thư mục này 
tmp Thông thường là một liên kết trỏ đến /tmp, nó lưu trữ dữ liệu tạm thời trong quá trình 
khởi động lại hệ thống 
4/. LÀM QUEN VỚI LINUX 
4.1./ BẮT ĐẦU PHIÊN LÀM VIỆC: 
Khi bắt đầu bật máy tính (terminal), trên màn hình sẽ xuất hiện thông báo: 
Linux login: 
Trên Linux, mỗi người sử dụng đều phải có một tài khoảng (account) của riêng mình và 
chỉ có quyền làm những gì mà tài khoản đó được phép. Khi đã có tài khoản, nhập vào tài 
khoản, màn hình sẽ xuất hiện tiếp: 
Password: 
Nhập mật khẩu tương ứng với tài khoản đăng nhập và nhấn phím Enter để xác nhận. 
Nếu tài khoản và mật khẩu đăng nhập đúng thì màn hình sẽ hiện thông báo như: 
[long@may10 longld] $ 
Đây là dấu nhắc của trình điều khiển các dòng lệnh. 
4.2./ KẾT THÚC PHIÊN LÀM VIỆC: 
Gõ lệnh: $ exit 
4.3./ CÚ PHÁP CƠ BẢN CỦA MỘT DÒNG LỆNH TRÊN LINUX: 
$ [ tùy chọn] [đối số 1] [đối số 2] … [đối số n] 
Ví dụ: 
$ cd /usr/bin chuyển vào thư mục usr/bin 
$ ls /home xem thư mục home 
$ rm bt* xóa các tập tin có tên bắt đầu bằng bt 

File đính kèm:

  • pdfGiáo trình Tin học đại cương - Lê Đức Long.pdf
Tài liệu liên quan