Giáo trình Tâm lý học - Một số vấn đề tâm lý học xã hội

Trong tâm lý học xã hội cũng như nhiều ngành khoa học khác có rất nhiều quan điểm khác nhau. Có xu hướng đi sâu nghiên cứu đặc điểm tâm lý của các phong trào quần chúng và của các dân tộc, có xu hướng nghiên cứu tâm lý cá nhân, một số nhà Tâm lý học xã hội khác lại nghiên cứu tâm lý nhóm nhỏ.ở đây phải kể đến có sự lẫn lộn giữa đối tượng của tâm lý học xã hội với tâm lý học cá nhân hay tâm lý học đại cương cuối cùng sẽ dẫn đến sự phủ nhận sự có mặt của tâm lý học xã hội trong hệ thống các khoa học. Song với tư cách là một khoa học, tâm lý học xã hội đã khẳng định sự tồn tại và tính độc lập tương đối. Điều này đã thấy rõ trong đối tượng nghiên cứu của nó.

 

doc14 trang | Chuyên mục: Tâm Lý Học | Chia sẻ: tuando | Lượt xem: 606 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt nội dung Giáo trình Tâm lý học - Một số vấn đề tâm lý học xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ng khi nghiên cứu tính a dua người ta còn nhận thấy một vị trí nữa trong nhóm đó là vị trí độc lập khi nhóm dùng áp lực của mình tới cá nhân anh ta hoàn toàn chống lại áp lực đó và giữ vị trí độc lập của mình
Thí nghiệm điển hình về nghiên cứu tính a dua là thí nghiệm của Asa tiến hành năm 1951. Nhóm sinh viên từ 7-9 người có nhiệm vụ xác định độ dài của những đoạn thẳng đưa ra. Mỗi người nhận được hai phiếu phiếu số 1 kẻ một đoạn thẳng, phiếu số 2 kẻ 3 đoạn thẳng đoạn thứ nhất trong phiếu số 2 bằng đoạn thẳng trong phiếu số 1 hai đoạn còn lại một ngắn hơn một dài hơn
Giai đoạn I Sinh viên phải xác định đoạn thẳng nào trong 3 đoạn thẳng ở phiếu số 2 bằng đoạn thẳng ở phiếu số 1. Bài tập này tiến hành riêng rẽ và tất cả sinh viên đều giải đúng.
Giai đoạn II: Ông sử dụng phương pháp "nhóm giả tạo". Người tiến hành thí nghiệm thoả thuận trước với các nghiệm thể trừ một người. Nội dung của thoả thuận này là các nghiệm thể sẽ đưa câu trả lời không đúng với thực tế đoạn thẳng thứ nhất ở phiếu số 2 ngắn hơn đoạn thẳng ở phiếu số một (trong thực tế là bằng nhau). Người không được thoả thuận trước gọi là "chủ thể ngây thơ" 
Kết quả: ở giai đoạn I: Tất cả đều giải đúng. Giai đoạn II: Trong số 123 "chủ thể ngây thơ" thì 37% (hơn 1/3) đã đưa câu trả lời sai tức là có hành vi a dua. Sau khi thí nghiệm ông đã tiến hành phỏng vấn từng người có câu trả lời sai, họ đều trả lời là ý kiến của nhóm đã áp đảo rất mạnh.
Bằng nhiều thí nghiệm khác nhau Ông kết luận rằng: Tính khuôn phép có tồn tại ở trong nhóm. Khi cá nhân ở trạng thái bị cô lập, dễ theo khuôn phép, theo sức ép của nhóm. Nếu phá bỏ sự cô lập tính khuôn phép sẽ giảm đi
- Các yếu tố quy định tính a dua (tính khuôn phép)
+Yếu tố cá nhân: Tính a dua thường biểu hiện ở những người trong hoạt động có ít tính sáng tạo, tính tình bảo thủ, ít chịu trách nhiệm về bản thân. Một người càng ít tự tin thì càng dễ có xu hướng chịu sức ép của nhóm, do sợ bị nhóm cô lập, từ bỏ.
+ Yếu tố nhóm: Nhìn chung, ý kiến của số đông người thường chính xác và có lý hơn từng người. Vì vậy, cá nhân thường sử dụng ý kiến của nhóm để biểu thị thái độ và ứng xử của mình. Xét về khía cạnh tâm lý, cá nhân sẽ cảm thấy yên tâm hơn, vững tin hơn và ít chịu trách nhiệm cá nhân hơn khi họ hoà nhập vào đám đông, làm theo đám đông. Mặt khác mỗi nhóm đều có mục đích hoạt động của mình. Để đạt được mục đích đó, nhóm yêu cầu (buộc) các thành viên phải tuân thủ theo các quy định chuẩn mực mà nhóm đề ra. Ngoài ra, các mối quan hệ xã hội, địa vị xã hội của cá nhân cũng như các quyền lợi và trách nhiệm của cá nhân đều được quy định từ nhóm, nên nhóm có một loại quyền lực buộc cá nhân phải làm theo ý nhóm
Ngoài ra quy mô của nhóm cũng ảnh hưởng đến tính a dua asch cho rằng cá nhân có 4 -5 thành viên cá nhân có tính a dua cao nhất nếu nhóm có trên 5 người cá nhân sẽ ít chịu áp lực của nhóm hơn và tính a dua sẽ giảm đi. Đặc biệt khi trong nhóm, một thành viên có thái độ ứng xử khác với quy định của nhóm lập tức cá nhân đó sẽ bị chống đối, tẩy chay. Nếu trong nhóm chỉ cần một người khác công khai ủng hộ thì nỗi lo sợ bị cô lập giảm xuống và khả năng đi ngược với ý kiến của nhóm sẽ được duy trì, thậm chí củng cố thêm
+ Yếu tố hoàn cảnh: Hoàn cảnh là một yếu tố ảnh hưởng đến tính a dua. Trong các hoàn cảnh khác nhau, mức độ thể hiện tính a dua ở cá nhân là khác nhau. Các nghiên cứu của Blanke, Helson và Monton (1957) đã chỉ ra rằng khi cá nhân thực hiện công việc khó khăn, khi công việc đòi hỏi cấp bách về mặt thời gian hoặc khi công việc quy định phương thức thực hiện một cách cụ thể, rõ ràng... thì tính a dua thể hiện cao. Còn khi công việc dễ thực hiện và không o ép về mặt thời gian thì cá nhân ít bị a dua
4. Những thay đổi và xung đột nhóm
a. Thay đổi cấu trúc nhóm
Cấu trúc nhóm là một sự cân bằng tương đối. Do ảnh hưởng của những nguyên nhân chủ quan và khách quan đã dẫn tới sự phá vỡ trạng thái cân bằng của nhóm và làm thay đổi cấu trúc của nó.
 Nguyên nhân chủ quan hay khách quan này như là động lực làm xuất hiện sự căng thẳng hoặc một chuỗi căng thẳng dẫn đến việc tìm kiếm sự cân bằng mới, tức là thay đổi tổ chức của nhóm.
Cuộc sống của nhóm biểu hiện qua quá trình lần lượt thay đổi các trạng thái cân bằng và phá huỷ sự cân bằng đó. Đặc biệt là nhóm không chính thức ít có tính bền vững, không có tính cân bằng tương đối và ổn định trong cuộc sống.
b. Xung đột nhóm
Trong quá trình vận động và phát triển của các nhóm xã hội khó có thể tránh được các xung đột. Quá trình vận động và phát triển của nhóm bản thân nó đã chứa đựng các xung đột.
Xung đột nhóm: Là sự thay đổi trạng thái cơ bản gây rối loạn về tổ chức đối với sự cân bằng trước đó của nhóm
Nhóm thay đổi cấu trúc của mình khi trải qua các trạng thái xung đột. Xung đột là động lực là nguyên nhân dẫn đến thay đổi cấu trúc nhóm
Bản chất của các xung đột là mâu thuẫn về quan điểm, cá tính, lợi íchcủa các thành viên trong nhóm hoặc giữa nhóm này với nhóm khác. Nhưng không phải mâu thuẫn nào cũng biến thành xung đột. Khi mâu thuẫn bùng nổ thì xung đột mới xảy ra
Như vậy mâu thuẫn thì lúc nào cũng tồn tại, nhưng xung đột có hoặc không xảy ra. Chỉ khi nào mâu thuẫn bùng nổ, người ta không thể hoà giải nó thì xung đột xảy ra. Những xung đột nhỏ thường ít được các thành viên của nhóm quan tâm. Nhưng khi các xung đột nhỏ này cứ tích tụ dần và đến mức độ nào đó nó sẽ dẫn tới bất hoà nghiêm trọng giữa các thành viên. 
Nguyên nhân của xung đột nhóm:
Nguyên nhân khách quan: Là nguyên nhân tác động từ bên ngoài đẩy các thành viên vào tình huống mâu thuẫn phức tạp. Đó là các nguyên nhân từ kinh tế, chính trịhoặc các nguyên nhân khách quan do quy chế, điều lệnh ban hành chưa đầy đủ và rõ ràng làm tổn hại đến quyền lợi của các thành viên
Nguyên nhân chủ quan: Đó là nguyên nhân nằm trong mỗi cá nhân và nhóm. Về phía lãnh đạo, va chạm, xung đột có thể xảy ra do thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm, khả năng điều hành công việc chung kém, phong cách lãnh đạo không phù hợp với nhóm hoặc các phẩm chất cá nhân không phù hợp với cương vị lãnh đạo 
Về phía các cá nhân có thể do mâu thuẫn về lợi ích, quan điểm, quan hệ. Xung đột nhóm cũng có thể do cơ cấu tổ chức lỏng lẻo, chuẩn mực không rõ ràng, lỗi thời điều kiện hoạt động thiếu thốn, an toàn lao động kém
Trong các nguyên nhân dẫn đến va chạm xung đột, các nguyên nhân khách quan chỉ tạo ra khả năng tiềm tàng, còn xung đột dẫn đến cải tổ nhóm hay thay đổi nhóm sẽ xảy ra khi nguyên nhân khách quan kết hợp với các yếu tố chủ quan và thông qua yếu tố chủ quan
 - Hậu quả của xung đột nhóm: 
+ Hình thành các nhóm nhỏ hơn: Đặc điểm này có thể quan sát thấy trong các nhóm khi xung đột xảy ra giữa hai thành viên chủ chốt của nhóm
+ Loại trừ thành viên có chính kiến: Loại trừ cần thiết hay ngẫu nhiên một hay một số thành viên để cho phái đối lập trở thành thiểu số hay giảm đi sự căng thẳng trong nhóm
+ Lựa chọn vật hy sinh: Xung đột nhóm có thể sinh ra căng thẳng theo chiều hướng tiêu cực, giải quyết tình trạng này có thể dẫn đến loại trừ một hoặc một vài thành viên mà nhóm cho là nguyên nhân gây ra những trở ngại trong nhóm
+ Thay đổi tổ chức nhóm: Thay đổi mục đích hoạt động, thay đổi kế hoạch hành động, cải tổ cấu trúc nhóm
+ Xuất hiện hay thay đổi người lãnh đạo: Thay đổi người lãnh đạo là trường hợp đặc biệt của thiết lập hay thay đổi vai trò cá nhân với mục đích giảm bớt sự căng thẳng trong nhóm. Khi người lãnh đạo cũ là nguồn gốc của xung đột, quản lý kém hiệu quả thì cần thiết phải xuất hiện người lãnh đạo mới
+ Sự tan rã hay giải tán nhóm: Sự phân tán các thành viên và giải thể nhóm là cách giải quyết triệt để nhất căng thẳng bên trong nhóm
Giải quyết xung đột nhóm
Cần phải hiểu quan điểm: xung đột không tự mất đi, xung đột có thể tạo ra xung đột lớn hơn, xung đột có thể đem lại lợi ích, xung đột là một hiện tượng tự nhiên
Các nguyên tắc giải quyết xung đột
+ Đương đầu với vấn đề cần giải quyết
+ Không chụp mũ người khác
+ Cùng chịu trách nhiệm về xung đột xảy ra
+ Giữ hài hước đúng mức
+ Bày tỏ cảm xúc một cách cởi mở
+ Chịu trách nhiệm với lời nói của mình
+ Sử dụng những dẫn chứng cụ thể
* Quy trình quản lý xung đột
1. Tách hai bên, 2 ngồi xuống, 3Uống nước4. Lắng nghe5 Hỏi để tìm giải pháp
Trong quá trình giải quyết xung đột luôn nhớ giải pháp là yếu tố hàng đầu
Phong cách quản lý xung đột: phong cách cạnh tranh, hợp tác và thỏa hiệp:
Nguyên tắc chung: nên bắt đầu từ phong cách hợp tác; sử dụng phong cách cho phù hợp với hoàn cảnh, mục đích của cá nhân
5. Sự nhất trí của nhóm
Đó là sự cần thiết của việc xuất hiện những định hướng giống nhau của các thành viên trong nhóm tới các giá trị có ý nghĩa nào đó với họ.
Sự nhất trí của nhóm thường:
+ Gắn liền với mức độ phát triển của các mối quan hệ liên nhân cách khi trong các quan hệ đó có tỷ lệ lựa chọn cao dựa trên cơ sở cảm tình với nhau. 
+ Dựa trên cơ sở tần số và độ bền vững của các quan hệ giao tiếp trong nhóm. Theo L.Phectigerô "tình đoàn kết là tổng số các sức mạnh tác động tới các thành viên của nhóm nhằm giữ họ lại trong nhóm"
Các nhà tâm lý học Xô viết đưa ra khái niệm về tập thể và chỉ ra ba lớp cơ bản trong cấu trúc của tập thể. Lúc này, quá trình phát triển các mối quan hệ trong nhóm đồng thời cũng là quá trình hình thành và phát triển sự nhất trí của nhóm. Ba lớp cơ cấu của nhóm có thể xem như ba mức độ phát triển của nhóm
Các nhà tâm lý học Xô viết cho rằng hoạt động chung là cái quyết định chủ yếu của sự hình thành nhóm từ khía cạnh tâm lý. Hoạt động chung không chỉ là điều kiện chế định khách quan của sự tồn tại nhóm mà con là cơ sở bên trong của sự tồn tại đó. Trên cơ sở phát triển của hoạt động này bản thân nhóm sẽ thay đổi, trải qua các giai đoạn phát triển và trở thành tập thể
Tài liệu tham khảo
1.Tâm lý học xã hội mấy vấn đề lý luận- Trần Hiệp chủ biên - NXB Khoa học xã hội 1991
2. Tâm lý học xã hội những lĩnh vực ứng dụng- Đỗ Long chủ biên- NXB Khoa học xã hội 1991
3. Tâm lý học xã hội - Trần Thị Minh Đức chủ biên NXB Giáo dục Hà Nội - 1995
4. Tâm lý học xã hội - Nguyễn Đình Chỉnh - NXB giáo dục - 1998

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_tam_ly_hoc_mot_so_van_de_tam_ly_hoc_xa_hoi.doc
Tài liệu liên quan