Giáo trình Sử dụng phần mềm Pro/ENGINEER - Bài 1: Giao tiếp với phần mềm Pro/ENGINEER Wildfire 5.0
Chọn vào biểu tượng nằm trên
thanh công cụ ngang hoặc từ menu File
chọn Newhoặc nhấn phím tắt Ctrl+Nđể
tạo một bản vẽ mới.
Ngay lúc này xuất hiện hộp thoại như
hình 1-2, thể hiện các mô đun của phần
mềm Pro/E.
Trong đó có 6 mô đun chính như sau:
1/ Sketch: mô đun thiết kế 2D
2/ Part: mô đun thiết kế 3D
3/ Assembly: mô đun lắp ráp
4/ Drawing: mô đun tạo bản vẽ 2D
Khi chọn vào Manufacturing sẽ xuất
hiện thêm các mô đun khác, trong đó có
hai mô đun chính nữa là:
5/ Mold Cavity: mô đun thiết kế khuôn
6/ NC Assembly: mô đun lập trình gia
công và xuất chương trình NC
chọn đối tượng cần gán màu, chọn đối tượng cần gán màu (có thể chọn nhiều đối tượng bằng cách nhấn và giữ phím Ctrl sau đó chọn các đối tượng), sau đó chọn OK. 1.11 Cách chọn đối tượng Khi được yêu cầu chọn đối tượng thì hộp thoại Select xuất hiện, có thể chọn đối tượng theo những cách sau: • Chọn trực tiếp: Bài 1: Giao tiếp với phần mềm Pro/E Wildfire 5.0 Hướng dẫn sử dụng Pro/E Wildfire 5.0 Nguyễn Văn Thành 19 - Các mặt nhìn thấy được thì có thể chọn trực tiếp. - Nếu mặt bị khuất thì có thể xoay mô hình đến một góc nhìn khác có thể nhìn thấy được mặt muốn chọn và khi đó có thể chọn trực tiếp. • Chọn tuần tự: - Một cách khác có thể chọn được những mặt khuất mà không cần phải xoay mô hình đó là di chuyển vị trí chuột vào vùng giới hạn của mặt khuất cần chọn, sau đó nhấn nút phải chuột thì mặt khuất gần nhất sẽ đổi màu, nhấn tiếp nút phải chuột lần nữa thì sẽ chọn được mặt khuất gần kế sau mặt vừa chọn, cứ tuần tự như vậy cho đến khi mặt cần chọn đổi màu thì nhấn nút trái chuột để chọn mặt đó. - Cũng có thể nhấn và giữ nút phải chuột lên mặt khuất cần chọn cho đến khi xuất hiện menu thì chọn Next để chọn mặt khuất, thực hiện tương tự sẽ chọn được mặt khuất kế sau mặt vừa chọn, chức năng Previous trong menu đó sẽ chọn ngược trở lại mặt phía trước mặt vừa chọn. • Chọn từ danh sách: Có thể chọn đối tượng từ danh sách bằng cách nhấn và giữ nút phải chuột, một menu xuất hiện và chọn Pick From List, danh sách đối tượng xuất hiện, sau khi chọn được đối tượng mong muốn trong danh sách đó thì nhấn nút OK. • Muốn kết thúc lệnh chọn đối tượng thì nhấn nút OK trong hộp thoại Select hoặc nhấn nút giữa chuột. 1.12 Đổi màu hệ thống Từ menu chọn View > Display Settings > System Colors (hình 1-20) > xuất hiện hộp thoại System Color như hình 1-21. Hình1-20 Bài 1: Giao tiếp với phần mềm Pro/E Wildfire 5.0 Hướng dẫn sử dụng Pro/E Wildfire 5.0 Nguyễn Văn Thành 20 Trong hộp thoại System Color cho phép thay đổi màu của từng loại đối tượng bằng cách chọn màu tại nút phía trước của nó và thay đổi sang màu khác. Ví dụ thay đổi sang nền trắng: Thông thường để in ấn thường thay đổi màu nền thành màu trắng, cách thực hiện như sau : Từ hộp thoại System Color, chọn Scheme > Black on White > OK. Trở lại màu mặc định : Từ hộp thoại System Color, chọn Scheme > Default > OK. Hình 1-21 1.13 Lưu đối tượng thiết kế lên đĩa: a) Lưu với tên ban đầu : Từ menu lệnh chọn File > Save hoặc chọn biểu tượng từ thanh công cụ ngang. b) Lưu với tên mới : Từ menu lệnh chọn File > Save a Copy, hộp thoại Save a Copy xuất hiện, gõ tên mới vào ô New Name (tên cũ không được phép thay đổi), chọn OK để kết thúc. Lưu ý : • Thư mục làm việc chọn ở đâu thì khi Save bản vẽ sẽ lưu vào đó. • Muốn thay đổi thư mục làm việc, từ menu lệnh chọn File > Set Working Directory và chọn thư mục mong muốn nằm ở bất kỳ ổ đĩa nào. • Thư mục làm việc mặc định được xác định khi cài đặt phần mềm, muốn thay đổi thư mục này thì nhấn nút phải chuột lên biểu tượng Pro/E trên màn hình Desktop, chọn Properties, hộp thoại Pro ENGINEER Properties xuất hiện, chọn thư mục làm việc mặc định mới trong ô Start in (Thư mục này phải được tạo trước trên đĩa). Bài 1: Giao tiếp với phần mềm Pro/E Wildfire 5.0 Hướng dẫn sử dụng Pro/E Wildfire 5.0 Nguyễn Văn Thành 21 1.14 Định nghĩa và sử dụng phím tắt (MapKeys): - Pro/E cho phép chúng ta gán phím tắt cho những lệnh thường sử dụng. Ví dụ để gán phím tắt EX cho lệnh tạo khối quét hình thẳng (từ menu lệnh chọn Insert, chọn tiếp lệnh Extrude). Chúng ta thực hiện như sau: Từ menu Tools chọn Mapkeys, hộp thoại Mapkeys xuất hiện, chọn New, xuất hiện tiếp hộp thoại Record mapkeys, gõ phím tắt bất kỳ (ví dụ EX) vào ô Key Sequence, chọn Record và từ menu lệnh chọn Insert, chọn tiếp Extrude, chọn Placement và chọn Define. Trở lại hộp thoại Record mapkeys chọn tiếp Stop > OK, chọn Close trong hộp thoại Mapkeys, phím tắt EX đã được tạo ra. Chọn Cancle và chọn biểu tượng để thoát khỏi lệnh Extrude. - Bây giờ bất kỳ lúc nào, gõ phím tắt EX thì lệnh Extrude lập tức xuất hiện, đây là phương pháp chung để gán phím tắt cho bất kỳ lệnh nào. 1.15 Gán biểu tượng và đặt Mapkey lên thanh công cụ - Ở mục trên chúng ta đã định nghĩa được một phím tắt EX để chọn nhanh lệnh Extrude, bây giờ chúng ta gán biểu tượng cho phím tắt EX và đặt nó lên thanh công cụ để có thể chọn trực tiếp bằng chuột như những lệnh sẵn có. - Trình tự thực hiện như sau: Từ menu Tools chọn Customize screen…, hộp thoại Customize xuất hiện, chọn vào thẻ Command, kéo thanh trượt bên phải của ô Categories xuống dưới cùng, chọn vào lệnh Mapkeys để thấy được Mapkey vừa mới tạo (phím tắt EX). - Nhấn chuột phải lên Mapkey EX, chọn Choose Button Image, lúc này bảng các biểu tượng xuất hiện, chọn một biểu tượng tùy ý. - Nhấn giữ nút trái chuột vào biểu tượng vừa mới tạo ra, di chuyển chuột để mang biểu tượng mới lên đặt bên cạnh một trong những biểu tượng có sẵn trên thanh công cụ (ngang hay dọc đều được). - Chọn OK để kết thúc. Bây giờ để chọn lệnh Extrude chúng ta có thể chọn từ biểu tượng mới tạo trên thanh công cụ hay nhấn phím tắt EX đều được. - Để ý phía dưới của cửa sổ Customize, dấu check đã mặc định được gán cho thông số Automatically save to và kèm theo sau là đường dẫn đến thư mục làm việc mặc định (ví dụ C:\WorkPro50\config.win), có nghĩa là phím tắt vừa định nghĩa đã chứa trong file Config.win trong thư mục làm việc mặc định. Bài 1: Giao tiếp với phần mềm Pro/E Wildfire 5.0 Hướng dẫn sử dụng Pro/E Wildfire 5.0 Nguyễn Văn Thành 22 Nhận xét : Đến đây đã hoàn thành bài tập đầu tiên. Lúc đầu chưa quen, chúng ta có cảm giác như có quá nhiều thông số để nhớ. Tuy nhiên, không cần phải lo lắng, bởi vì trong bài này chỉ có 3 thông số cần nhớ, đó là mặt phẳng vẽ, mặt phẳng tham khảo và đối tượng tham khảo. Thông số thứ nhất - mặt phẳng vẽ : • Khi vẽ bắt buộc chúng ta phải chọn mặt phẳng vẽ, đây là điểm khác biệt với phần mềm AutoCAD, khi dùng phần mềm AutoCAD chúng ta không cần chọn mặt phẳng vẽ bởi vì mặt phẳng vẽ mặc định là mặt phẳng X-Y, khi vẽ khối 3D, muốn chuyển sang mặt phẳng khác để vẽ thì phải di chuyển và xoay hệ tọa độ sao cho mặt phẳng X-Y trùng với mặt phẳng mà chúng ta muốn vẽ. • Còn đối với Pro/E không chọn mặc định mặt phẳng vẽ, do đó khi vẽ bắt buộc phải chọn, và điều này thuận lợi ở chỗ là khi vẽ khối 3D chúng ta xác định mặt phẳng để vẽ rất nhanh, chỉ bằng một thao tác click chuột vào mặt mình muốn mà không cần phải di chuyển và xoay hệ tọa độ. Thông số thứ hai - mặt phẳng tham khảo : • Khi đã có mặt phẳng vẽ, thì đó chỉ mới là mặt phẳng trong không gian 3D, chưa xác định được hướng nhìn cụ thể của mặt phẳng đó, mà để vẽ được tiết diện 2D thì phải vẽ trên một mặt phẳng cụ thể với hướng nhìn được xác định rõ ràng, do đó, phải xác định thông số thứ hai này. • Mặt phẳng tham khảo chính là mặt phẳng dùng để định hướng nhìn cho mặt phẳng vẽ, nó giúp định hướng mặt phẳng vẽ mà chúng ta đã chọn sẽ xuất hiện ở tư thế như thế nào, ban đầu chưa có đối tượng nào cả thì chúng ta cảm thấy việc này không quan trọng lắm, tuy nhiên sau này khi sử dụng lệnh uốn cong hoặc phải vẽ chữ thì sẽ thấy được sự cần thiết thực sự của nó. Thông số thứ ba – đối tượng tham khảo : • Đây là thông số bắt buộc phải có, vì tất cả các đối tượng trong phần mềm Pro/E đều quan hệ với nhau theo tham số, tức là bản thân đối tượng vẽ là đương nhiên phải có kích thước, nhưng như thế chưa đủ, nó còn phải có kích thước tương đối so với các đối tượng khác nữa, chính vì vậy mà phải xác định đối tượng tham khảo. • Ở đây theo quan điểm của Pro/E đó là đối tượng cha (parent) và đối tượng ghi kích thước vào nó là đối tượng con (child), quan hệ cha con trong Pro/E là một quan hệ rất chặt chẽ và rõ ràng, nếu đối tượng cha bị xóa đi thì đối tượng con cũng sẽ không còn nữa, bởi vì khi ấy nó sẽ không còn xác định được vị trí tương đối của nó trong bản vẽ. • Một điểm đáng lưu ý khác là chế độ bắt điểm, trong Pro/E không có khái niệm bắt điểm, nếu đã làm việc quen trên môi trường CAD khác có sử dụng chế độ bắt điểm thì chúng ta sẽ lúng túng khi vẽ trên Pro/E, vì không biết là mình vẽ như vậy có chính xác chưa ? Với phần mềm Pro/E chúng ta hiểu theo quan điểm là các điều kiện ràng buộc, tức là đối tượng này có ràng buộc như thế nào so với các đối tượng khác. Đây là điểm rất ưu việt của Pro/E, chính vì điều này sẽ giúp cho các đối tượng vẽ bằng Pro/E rất linh hoạt và uyển chuyển. Trong các ví dụ ở những bài tiếp theo chúng ta sẽ hiểu kỹ hơn về vấn đề này. ---------oOo---------
File đính kèm:
- Giáo trình Sử dụng phần mềm ProENGINEER - Bài 1 Giao tiếp với phần mềm ProENGINEER Wildfire 5.0.pdf