Giáo trình Photoshop CS - Chương 7: Chấm sửa ảnh

Photoshop bao gồm một bộcông cụClone mạnh mẽgiúp cho việc chấm sửa ảnh trởnên thật dễdàng

và trực quan. Nhờvào những đặc trưng trợgiúp kỹthuật cơbản này mà ngay cảnhững đường nét

của gương mặt người cũng được tô sửa trông thật và tựnhiên đến nỗi khó mà phát hiện ra rằng bức

ảnh đã được chỉnh sửa.

Trong bài này, bạn sẽ được học các kỹthuật sau

• Dùng công cụClone Stamp đểloại trừnhững phần chưa vừa ý của 1 tấm ảnh.

• Dùng công cụPattern Stamp và mẫu tô thu được đểthay thếphần nào đó của 1 tấm ảnh.

• Dùng Healing Brush và Patch tool đểhiệu chỉnh sựhòa trộn.

•Thực hiện những chỉnh sửa trên 1 lớp nhân bản và hiệu chỉnh nó sao cho trông thật tựnhiên.

•Quay trởlại những giai đoạn trước đó trong phiên làm việc của bạn bằng History palette.

• Dùng history brush đểtrảlại từng phần 1 bức ảnh vềtrạng thái trước đó.

•Dùng snapshots đểbảo quản những giai đọan trước trong phiên làm việc của bạn hầu so sánh

những trình tựxửlý ảnh.

pdf23 trang | Chuyên mục: Photoshop | Chia sẻ: dkS00TYs | Lượt xem: 1804 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt nội dung Giáo trình Photoshop CS - Chương 7: Chấm sửa ảnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 
www.vietphotoshop.com - Lê Thuận 16
Chương 7 – Chấm sửa ảnh Photoshop CS 
đó mà bạn có thể thử lần nữa. 
1. Trên hộp công cụ, chọn công cụ History Brush . 
2. Cuộn lên phía đỉnh History pallete và click vào ô trống kế bên snapshot “Post-Graffiti”để xác nhận 
trạng thái nguồn mà công cụ History Brush sẽ dùng để vẽ. 
3. Rê công cụ History Brush lên vùng ảnh, nơi từng là các hốc nhỏ trước khi bạn chỉnh sửa nó, để bắt 
đầu trả phần ảnh đó về trạng thái cũ. Chúng sẽ xuất hiện trở lại khi bạn vẽ. 
4. Trên thanh công cụ chuẩn, hãy thử thiết lập những chọn lựa khác nhau cho công cụ History Brush, 
chẳng hạn Opacity và Mode. Chú ý đến những thay đổi trên vách đá trong quá trình thao tác. Nếu chưa 
thật sự hài lòng với kết quả, hãy vào menu Edit chọn lệnh Undo, hoặc click vào ô xác định tác vụ trước 
ở cuối danh sách trong History pallete để quay trở lại trạng thái trước. 
5. Tiếp tục công việc với các công cụ History Brush và Patch cho đến khi bạn cảm thấy thỏa mãn với 
kết quả cuối cùng. 
6. Lưu file, đóng cửa sổ soạn thảo và kết thúc phiên làm việc. 
Tô sửa ảnh trên một lớp riêng biệt 
Trong phương án trước, bạn đã bảo vệ việc tô sửa ảnh bằng snapshot và công cụ History Brush. Có 
một cách khác để bảo toàn nguyên bản tài liệu là thực hiện việc chấm sửa ảnh trên lớp nhân bản của 
ảnh nguyên thủy. Tiếp theo, bạn có thể tô sửa lớp nhân bản này. Khi hoàn tất công việc, bạn có thể 
trộn 2 lớp lại với nhau. Kỹ thuật này sẽ mang lại những kết quả cao cấp hơn, kết quả thu được sẽ tự 
nhiên và thật hơn. 
www.vietphotoshop.com - Lê Thuận 17
Chương 7 – Chấm sửa ảnh Photoshop CS 
Sử dụng công cụ Healing Brush cho một layer nhân đôi 
Trong phương án này, bạn sẽ thao tác trên một bức chân dung. 
1. Vào menu Window, chọn Workspace > Reset pallete Location để di chuyển, mở lại và định cỡ lại bất 
kỳ nhóm pallete mà bạn đã sắp xếp lại trong phiên làm việc trước. 
2. Chọn nút lệnh File Browser trên thanh công cụ tùy chọn để mở trình duyệt File Browser, sau đó 
nhấp đúp vào ảnh nhỏ biểu thị file 07C Start.psd để mở nó. 
Bây giờ bạn có thể đóng trình duyệt File Browser, hoặc bỏ qua tác vụ này cũng được. 
3. Trên Layer pallete, kéo lớp Background đến vị trí nút lệnh New Layer ở đáy pallete để khởi tạo một 
bản sao của nó. Nhấp đúp lên lớp mới và gõ từ “Retouch” để đổi tên lớp, bỏ chọn lớp “Retouch”. 
4. Trên hộp công cụ, chọn công cụ Healing Brush có thể nằm ẩn bên dưới công cụ Patch . 
5. Trên thanh tùy chọn công cụ, mở pop-up Brush pallete và thiết lập cỡ cọ 12 pixels. Đóng palette và 
xác nhận dấu kiểm Aligned. Giữ nguyên giá trị mặc định đối với những thiết lập khác (Mode : Normal, 
Source : Sampled). 
Chú ý 2 nếp nhăn vắt ngang trán người đàn ông. 
www.vietphotoshop.com - Lê Thuận 18
Chương 7 – Chấm sửa ảnh Photoshop CS 
6. Nhấn và giữ phím Alt (Windows) / Option (Mac OS) và click vào vùng mượt của trán phía cạnh trái 
ảnh để xác lập vị trí mẫu. Sau đó kéo công cụ Healing Brush xuống dưới phủ lên 2 nếp nhăn. 
Trong khi rê chuột, bạn sẽ thấy bức ảnh trông thật khiếp như thể bạn đã sai lầm một cách tệ hại, bởi 
những pixels được phủ trông có vẻ tối, thậm chí rất tối so với sắc độ của da người đàn ông. Tuy nhiên, 
sau khi thả chuột, màu sắc của vùng ảnh đó sẽ tự hiệu chỉnh để làm mất vết nhăn và da mặt sẽ trông 
hoàn toàn tự nhiên. 
7. Tiếp tục dùng công cụ Healing Brush để tẩy bỏ nếp nhăn trên trán và giữa cặp chân mày. 
Đắp vá và làm mềm ảnh với layer tách biệt 
Bạn sẽ tiếp tục tô điểm gương mặt bằng cách dùng công cụ Patch và lớp nhân bản (”Retouch”) mà 
được tạo ra trong phần trước. Nhớ chọn lớp “Retouch” trong Layer pallete trước khi bắt tay vào việc. 
1. Chọn công cụ Patch - có thể đang ẩn dưới công cụ Healing Brush - trên hộp công cụ. Đoạn vẽ 
một vùng chọn quanh các nếp nhăn phía dưới mắt phải (bên trái ảnh) người đàn ông. 
www.vietphotoshop.com - Lê Thuận 19
Chương 7 – Chấm sửa ảnh Photoshop CS 
2. Di chuyển công cụ Patch bên trong vùng chọn và rê nó đến vùng mượt trên trán rồi kỹ thuật tương 
tự để xóa đi các nếp nhăn dưới con mắt còn lại. 
3. Tiếp tục tô sửa gương mặt với công cụ Patch đến khi các nếp nhăn được xóa hết, hay chí ít cũng 
phải mờ đi. 
Điều đặc biệt quan trọng là phải tô điểm sao cho gương mặt trông càng tự nhiên càng tốt. Để đảm bảo 
cho sự chỉnh sửa của bạn sẽ không mang lại một gương mặt trơn nhẵn hay trông giống như nhựa dẻo, 
có một cách thật đơn giản mà bạn sẽ thực hiện ngay sau đây. 
4. Trên Layers pallete, đổi giá trị Opacity của lớp “Retouch” sang 65%. Giờ thì dấu vết mờ mờ của 
những nếp nhăn lại hiện ra, mang lại tính chân thực cho bức ảnh và làm cho nó thuyết phục hơn. 
5. Click vào biểu tượng con mắt để dấu lớp “Retouch” và so sánh sự khác nhau giữa 2 trạng thái : 
nguyên thủy và sau khi chỉnh sửa. 
www.vietphotoshop.com - Lê Thuận 20
Chương 7 – Chấm sửa ảnh Photoshop CS 
Hãy nhìn vào 2 con số trên Info Bar (Thanh thông tin), ngay bên phải tỉ lệ phóng ảnh. Con số đầu tiên 
(của chúng tôi là 1.26 MB) miêu tả kích thước file nếu 2 lớp được dán thành 1. Con số thứ hai (ở đây là 
2.52MB) chỉ ra kích thước hiện hành của file với 2 lớp. Tuy nhiên, sau khi ép phẳng ảnh, bạn sẽ không 
thể tách chúng ra thành 2 lớp được nữa. Chỉ khi bạn chắc rằng mình đã hài lòng với kết quả hẵng ép 
phẳng các lớp để tiết kiệm không gian đĩa cứng. 
6. Vào menu Layer > Flatten Image, hoặc chọn lệnh Platten Image trên Layers pallete menu. 
7. Lưu file. 
Giờ thì file ảnh chỉ còn 1 lớp, đó chính là sự kết hợp giữa lớp background nguyên thủy với lớp 
“Retouch” đã được chỉnh trong suốt một phần. 
Xin chúc mừng! bạn vừa hoàn tất bài học này. Giờ thì có thể đóng tất cả các file đang mở được rồi ! 
Câu hỏi ôn tập 
1. Mô tả sự giống nhau và khác nhau giữa các công cụ Clone Stamp, Pattern Stamp, Healing Brush, 
Patch và History Brush. 
2. Snapshot là gì ? Nó hữu dụng như thế nào ? 
3. Có ảnh hưởng gì khác nhau khi bạn chọn hoặc không chọn tùy chọn Aligned cho 1 công cụ tô sửa 
nào đó ? 
4. Bạn có thể sử dụng pattern và snapshots trong phiên làm việc sau hay cho những file khác không ? 
Trả lời 
1. Các công cụ tô sửa có những điểm khác và giống nhau như sau : 
• Công cụ Clone Stamp : Khi bạn vẽ, công cụ sẽ sao y những pixels từ 1 vùng khác của bức ảnh 
như mẫu nguồn. Bạn có thể thiết lập vùng mẫu bằng cách nhấn và giữ phím Alt (Windows) / 
Option (Mac OS) và click con trỏ công cụ Clone Stamp. 
• Công cụ Pattern Stamp (Chỉ có trong Photoshop) : Khi bạn vẽ, công cụ sẽ chuyển đổi những 
pixels từ một mẫu tô mà bạn đã chỉ định. Bạn có thể tạo một mẫu tô từ một vùng nào đó của 
ảnh hiện hành, hoặc từ 1 ảnh khác, hoặc từ bộ mẫu tô mặc định của Adobe Photoshop CS. 
www.vietphotoshop.com - Lê Thuận 21
Chương 7 – Chấm sửa ảnh Photoshop CS 
• Công cụ Healing Brush : Có tính năng tương tự như công cụ Clone Stamp. Điểm khác nhau là, 
ở công cụ này, Photoshop sẽ tính toán trước sự hòa trộn giữa các pixels mẫu và vùng tô sao 
cho sự phục chế diễn ra thật tinh tế và hiệu quả. 
• Công cụ Patch (Chỉ có trong Photoshop) : Có tính năng giống như công cụ Healing Brush 
nhưng thay vì dùng đầu cọ để tô từ 1 vùng được chỉ định, bạn sẽ phải tạo vùng chọn cho chỗ 
cần được chỉnh sửa rồi rê nó phủ lên một vùng khác thích hợp để vá chỗ hỏng. 
• Công cụ History Brush : Có tính năng giống như công cụ Clone Stamp. Điểm khác nhau là, 
thay vì sao y những pixels từ 1 vùng khác của bức ảnh để làm nguồn như công cụ Clone 
Stamp đã làm, History Brush lại tô những pixels từ 1 trạng thái được chỉ định trước trạng thái 
hiện hành hoặc một từ 1 snapshot mà bạn chọn trên History pallete. 
2. Snapshot là một bộ dữ liệu tạm thời của 1 trạng thái cụ thể nào đó trong tiến trình làm việc của bạn. 
Histoy pallete chỉ lưu giữ được một số lượng hạn chế các tác vụ. Sau giới hạn đó, mỗi tác vụ mới được 
thực hiện sẽ thế chỗ những tác vụ đầu tiên trên danh sách History pallete. Tuy nhiên, nếu chọn bất kỳ 
tác vụ nào được liệt kê trên History pallete và tạo 1 snapshot cho trạng thái đó, bạn có thể tiếp tục làm 
việc bắt đầu từ tác vụ này hay 1 tác vụ nào khác. Từ một giai đoạn sau đó nữa trong phiên làm việc 
này, bạn có thể trả về một trạng thái từng được snapshot lưu giữ bằng cách chọn nó trên History 
pallete bất chấp số lần thay đổi mà bạn đã thực hiện cho đến lúc đó. Bạn có thể lưu giữ bao nhiêu 
snapshots cũng được. 
3. Tùy chọn Aligned chi phối mối quan hệ giữa vùng ảnh mẫu và cọ vẽ. Sự khác nhau giữa 2 trạng thái 
chọn và không chọn dấu kiểm Aligned chỉ có ý nghĩa khi bạn tô sửa ảnh bằng nhiều lọai đầu cọ khác 
nhau, chẳng hạn chuyển đổi chức năng con trỏ biểu thị loại cọ vẽ. 
• Nếu Aligned được chọn, khi đó giữa con trỏ lấy mẫu và cọ vẽ, tại thời điểm bạn khởi động nét 
vẽ đầu tiên, sẽ hình thành mối tương quan về vị trí. Nghĩa là, tồn tại một đường thẳng tưởng 
tượng giữa cọ vẽ và con trỏ biểu thị sự bảo toàn về khoảng cách và hướng trong suốt quá trình 
rê chuột để tô sửa. 
www.vietphotoshop.com - Lê Thuận 22
Chương 7 – Chấm sửa ảnh Photoshop CS 
• Nếu Aligned không được chọn, khi đó con trỏ lấy mẫu sẽ trả về vùng mẫu nguyên thủy mỗi khi 
bạn khởi động nét cọ đầu tiên, bất chấp khoảng cách cũng như góc độ giữa cọ vẽ và nguồn. 
4. Mẫu tô (pattern) mà bạn tạo ra và lưu giữ lại trong hộp thoại Photoshop Pattern Maker sẽ được lưu 
cùng với ứng dụng. Ngay cả khi đóng file hiện hành, chuyển sang làm việc với 1 file khác, hoặc thoát ra 
khỏi Photoshop, thậm chí tái thiết lập các chế độ mặc định trong Photoshop Preferences, thì pattern 
vẫn cứ hiện hữu thường trực trên pattern picker. (Tuy nhiên, bạn có thể chủ động gỡ bỏ nó bằng cách 
click chuột phải lên mẫu tô, chọn lệnh Delete Pattern trên pop-up menu). Còn snapshots sẽ tự động bị 
xóa khi bạn đóng file ảnh hiện hành và sẽ không thể phục hồi trong phiên làm việc sau ngay cả đối với 
file ảnh đó. Snapshots chỉ có hiệu lực tại phiên làm việc với file ảnh mà trong đó bạn tạo ra nó. 
© www .vietphotoshop.com - Lê Thuận 
|Trang chủ| |Photoshop CS| |Chương 8| 
www.vietphotoshop.com - Lê Thuận 23

File đính kèm:

  • pdfchuong7Giao_Trinh_VietPhotoshop.pdf
Tài liệu liên quan