Giáo trình Matlab - Chương 2: Đại số tuyến tính
1. Hệ phương trình đầy đủ:Ta xét hệ phương trình Ax = B. Để tìm nghiệm của
hệ ta dùng lệnh MATLAB:
x= inv(A)*B
hay:
x = A\B
2. Hệ phương trình có ít phương trình hơn số ẩn(underdetermined): Khi giải
hệ trên ta đã dùng nghịch đảo ma trận. Như vậy ta chỉ nhận được kết quả khi
ma trận A vuông(số phương trình bằng số ẩn số và định thức của A phải khác
không). Hệ có số phương trình ít hơn số ẩn hay định thức của ma trận A của
hệ đầy đủ bằng 0 gọi là hệ underdetermined. Một hệ như vậy có thể có vô số
nghiệm với một hay nhiều biến phụ thuộc vào các biến còn lại. Với một hệ như
vậy phương pháp Cramer hay phương pháp ma trận nghịch đảo không dùng
được. Khi số phương trình nhiều hơn số ẩn phương pháp chia trái cũng cho
nghiệm với một vài ẩn số được cho bằng 0. Một ví dụ đơn giản là phương
trình x + 3y = 6. Phương trình này có rất nhiều nghiệm trong đó có một nghiệm
là x = 6 và y = 0:
.9782 ‘cubic’‐ phương pháp này coi đường cong qua 2 điểm là đường cong bậc 3 Ví dụ: yi = interp1(x,y,1.6,ʹcubicʹ) yi = 22.3840 b. Nội suy FTT: Hàm interpft thực hiện nội suy hàm một biến sử dụng phương pháp FFT(Fast Fourrier Transform). Phương pháp này tính toán biến đổi Fourrier một vec tơ chứa các giá trị của một hàm chu kì. Như vậy phương pháp này tính biến đổi Fourrier ngược sử dụng nhiều điểm. Dạng hàm là : y = interpft(x,n) Ví dụ: y = interpft(x,4) y = 1.0000 2.6236 3.0000 5.3764 33 2. Nội suy hàm hai biến : Hàm interp2 thực hiện nội suy hàm 2 biến.Dạng hàm tổng quát : ZI = interp2(X,Y,Z,XI,YI,) Z – ma trận chữ nhật chứa giá trị của hàm 2 biến X,Y – mảng có cùng kích thước,chứa giá trị x,y đã cho XI,YI‐ mảng chứa giá trị cần nội suy Các gồm : ‘nearest’,’linear’,’cubic’ 3. Nội suy và mảng nhiều chiều : interp3 nội suy hàm 3 biến interpn nội suy hàm nhiều biến §3. TÍCH PHÂN VÀ PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN 1. Tích phân: Để tính tích phân ta dùng hàm quad(tính tích phân theo phương pháp Simpson) và hàm quadl(tính tích phân bằng phương pháp Lobatto). Ví dụ (lưu trong ct2_1.m): f = inline(ʹ1./((x‐0.3).^2+0.01)+1./((x‐0.9).^2+0.04)‐6 ʹ); q = quad(f,0,1) q = 29.8583 r = quadl(f,0,1) r = 29.8583 Ví dụ (lưu trong ct2_2.m) y = sin(x) quad(‘sin’,0,pi) ans = 2.00001659104794 quadl(ʹsinʹ,0,pi) ans = 1.99999999999989 Ta cũng có thể dùng phương pháp hình thanh để tính tích phân: Ví dụ (lưu trong ct2_3.m): y = sin(x) x = [0:pi/100:pi]]; y = sin(x); 34 trapz(x,y) ans = 1.99983550388744 2. Vi phân số:Để tính vi phân ta dùng diff Ví dụ: a = [ 1 4 2 5 7 4 8]; diff(a) ans = 3 ‐2 3 2 ‐3 4 3. Phương trình vi phân: Phương trình vi phân cấp cao y(n) = f(t,y,y’, . . , y(n‐1)) có thể đưa về hệ phương trình vi phân cấp 1 bằng cách đặt y1 = y ; y2 = y’ , . . , yn = y(n‐1). Như vậy: )y.,,.y,y,t(fy .... yy yy n21n 32 21 =′ =′ =′ là hệ có n phương trình vi phân cấp 1. Ví dụ: y’’’ ‐ 3y” ‐ y’y = 0 với y(0) = 0 y’(0) = 1 y” = ‐1 được biến đổi thành 1233 32 21 yyy3y yy yy +=′ =′ =′ với điều kiện đầu : y1(0) = 0 y2(0) = 1 y3(0) = ‐1 Để nhập phương trình này vào MATLAB ta dùng M‐file f.m như sau : function dy = f(t,y); dy = [ y(2) ; y(3) ; 3*y(3)+y(3)*y(1)]; và giải phương trình bằng lệnh : [ t , f] = solver (‘file’,tspan,y0) với “file” là M‐file chứa ODE tspan là vec tơ [ t0 tfinal] xac định khoảng tìm nghiệm y0 là vec tơ giá trị điều kiện đầu. solver là cách giải, thường dùng phương pháp Runge‐Kutta bậc 2/3(ode23) hay 4/5(ode45) 35 [ t , y] = ode45(‘f’,[ 0 1],[0 ; 1 ; ‐1]) Mỗi hàng trong vec tơ nghiệm tương ứng với một thời điểm trong vec tơ cột t. Như vậy trong ví dụ trên, y(:,1) là nghiệm, y(:,1) là đạo hàm bậc nhất của nghiệm và y(:,2) là đạo hàm bậc hai của nghiệm. Ví dụ: Tìm dòng qua độ khi đóng mạch RC nối tiếp vào nguồn một chiều biết tích số RC = 0.1, điện áp nguồn là 10V và điện áp ban đầu trên tụ là 2V. Phương trình của mạch là: e(t) = RC CC udt du + Thay số vào ta có: 0.1u′ + u = 10 u′ = ‐10u + 100 Ta có các lệnh MATLAB để tạo hàm: function uc = rc(t,u) uc = ‐10*u + 100; và giải bài toán: [t,u] = ode45(ʹrcʹ,[0 4],2); plot(t,u,ʹ‐oʹ) §4. ĐẠI SỐ MA TRẬN 1. Phân tích Cholesky : Phương pháp Cholesky phân tích ma trận A xác định dương thành tích của hai ma trận A = R’*R với R là ma trận tam giác trên. Muốn nhận được ma trận R ta dùng hàm chol(A). Ví dụ: n = 5; X = pascal(n) X = 1 1 1 1 1 1 2 3 4 5 1 3 6 10 15 1 4 10 20 35 1 5 15 35 70 R = chol(X) 2. Phân tích LU : Ta phân tích ma trận A= L*U trong đó L là ma trận tam giác dưới và U là ma trận tam giác trên. Ta viết [L,U]= lu(A). Ví dụ (lưu trong ct2_4.m): 36 A = [ 1 2 3 4 5 6 7 8 0] [L,U] = lu(A) 3.Phân tích QR: Ta phân tích ma trận A =Q*R với Q là ma trận trực giao và R là ma trận tam giác trên. Ví dụ (lưu trong ct2_5.m): A = [ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12] [Q,R] = qr(A) 4. Luỹ thừa: Nếu có ma trận A vuông và số p>0 thì A^p là tích p lần của A : Y= A^2 5. Giá trị riêng và vec tơ riêng: eig(A) [d,r] = eig(A) 6. Quay ma trận: b = rot90(a) a = [2 1 0;‐2 5 ‐1;3 4 6] a = 2 1 0 ‐2 5 ‐1 3 4 6 b = rot90(a) b = 0 ‐1 6 1 5 4 2 ‐2 3 7. Đảo ma trận: fliplr(a) đảo ma trận từ trái sang phải c = fliplr(a) c = 37 0 1 2 ‐1 5 ‐2 6 4 3 flipud(a) đảo ma trận từ trên xuống dưới d = flipud(a) d = 3 4 6 ‐2 5 ‐1 2 1 0 8. Các hàm xử lí ma trận khác: reshape(a,m,n) định dạng lại ma trận a với số hàng mới m và số cột mới n a = [1 2 3 ;5 6 7;8 9 1]; reshape(a,1,9) ans = 1 5 8 2 6 9 3 7 1 diag(a) lấy các phần tử trên đường chéo chính của ma trận a và lưu vào một vec tơ diag(a,k) chọn đường chéo tuỳ theo giá trị của k k = 0 ‐ chọn đường chéo chính k > 0 ‐ chọn đường chéo thứ k trên đường chéo chính k < 0 ‐ chọn đường chéo thứ k dưới đường chéo chính a = 1 2 3 5 6 7 8 9 1 v = diag(a,1) v = 2 7 a = diag(v) nếu v là vec tơ thì a là ma trận vuông với v là đường chéo chính b = triu(a) tạo ra ma trận b cùng cỡ với ma trận a, chứa các phần tử của ma trận a nằm trên đường chéo chính và phía trên đường chéo chính. Các phần tử khác bằng 0. a = [1 2 3;4 5 6;7 8 9] 38 a = 1 2 3 4 5 6 7 8 9 b = triu(a) b = 1 2 3 0 5 6 0 0 9 b = triu(a, k) tạo ra ma trận b cùng cỡ với ma trận a, chứa các phần tử của ma trận a ngay trên đường chéo và phía trên đường chéo chính. Các phần tử khác bằng 0. b = tril(a) tạo ra ma trận b cùng cỡ với ma trận a, chứa các phần tử của ma trận a nằm dưới đường chéo chính. Các phần tử khác bằng 0. b = tril(a, k) tạo ra ma trận b cùng cỡ với ma trận a, chứa các phần tử của ma trận a ngay trên đường chéo và phía dưới đường chéo thứ k. Các phần tử khác bằng 0. b = tril(a,‐1) b = 0 0 0 4 0 0 7 8 0 §5. ĐA THỨC 1. Các hàm xử lí đa thức : conv nhân đa thức deconv chia đa thức poly tìm đa thức có nghiệm đã cho polyder đạo hàm đa thức polyfit xấp xỉ bằng đa thức polyval tính trị của đa thức polyvalm tính trị ma trận đa thức roots tìm nghiệm của đa thức 2. Biểu diễn đa thức: MATLAB biểu diễn đa thức như là một vec tơ hàng chứa các hệ số của đa thức theo thứ tự số mũ giảm dần Ví dụ: P(x) = x3 – 2x – 5 39 Để nhập đa thức này vào MATLAB ta viết : p = [ 1 0 – 2 –5 ] 3. Nghiệm của đa thức : Để tìm nghiệm của đa thức ta dùng hàm roots Ví dụ: roots(p) ans = 2.0946 ‐1.0473 + 1.1359i ‐1.0473 ‐ 1.1359i 4. Đa thức đặc tính: Cho ma trận A, hàm poly xác định đa thức đặc tính của ma trận A Ví dụ: a = [ 1 2 3 ; 3 4 5 ; 4 5 6 ] a = 1 2 3 3 4 5 4 5 6 poly(a) ans = 1.0000 ‐11.0000 ‐9.0000 ‐0.0000 5. Tính trị đa thức: Để tính trị của đa thức tại x = x0 ta dùng hàm polyval(p) Ví dụ: polyval(p,0.2) ans = ‐5.3920 Ta có thể tính trị của ma trận đa thức .Trong trường hợp đó đa thức P(x) = x3 – 2x – 5 trở thành : P(X) = X3 – 2X – 5I với X là ma trận vuông và I là ma trận đơn vị. Ví dụ: X = [2 4 5;‐1 0 3;7 1 5] X = 2 4 5 ‐1 0 3 7 1 5 Y = polyvalm(p,X) Y = 377 179 439 111 81 136 490 253 639 40 6. Nhân và chia đa thức : Cho đa thức a = x2 + 2x + 3 và đa thức b = 4x2 + 5x + 6. Để tính tích 2 đa thức ta viết : a = [ 1 2 3 ] ; b = [ 4 5 6 ] ; c = conv(a,b) c = 4 13 28 27 18 Để tính thương hai đa thức ta viết [ q , r ] = deconv(c,a) q = 4 5 6 r = 0 0 0 0 0 Trong đó q là thương nguyên còn r là phần dư. 7. Đạo hàm đa thức: Tính đạo hàm đa thức bằng hàm polyder q = polyder(p) q = 3 0 ‐2 Để tính đạo hàm của tích hai đa thức a và b ta viết c = polyder(a,b) c = 16 39 56 27 8. Xấp xỉ bằng đa thức: Giả sử ta có một loạt số liệu nhận được từ thực nghiệm và muốn xấp xỉ chúng bằng một hàm dạng đa thức theo phương pháp bình phương bé nhất thì ta dùng hàm polyfit(x,y,n) với x,y là các vec tơ chứa các giá trị đo được và n là bậc của đa thức xấp xỉ. Ví dụ: x = [ 1 2 3 4 5 ]; y = [ 5.5 43.1 128 290.7 498.4 ]; p = polyfit(x,y,3) p = ‐0.1917 31.5821 ‐60.3262 35.3400 41
File đính kèm:
- giao_trinh_matlab_chuong_2_dai_so_tuyen_tinh.pdf